CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI – CN SƠN TRÀ
2.1.5. Đặc điểm, thực trạng nguồn lao động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – CN Sơn Trà
Trong giai đoạn từ tháng 06/2012 đến 06/2013. Tình hình nhân sự tại chi nhánh có nhiều biến đổi. Do cơ chế xác nhập và cơ cấu lại bộ máy nhân sự theo mô hình toàn hàng. Một số lượng nhân sự từ các chi nhánh SHB cũ (SHB1) được điều chuyển sang làm việc tại các chi nhánh HBB cũ sát nhập (SHB2) tại các vị trí Trưởng/ phó phụ trách bộ phận vị trí nhân viên, chuyên viên nghiệp vụ tại các phòng ban. Do đó, số lượng nhân sự tại SHB Sơn Trà không ngừng tăng qua thời gian trong giai đoạn tác giả thực hiện nghiên cứu
Nhìn chung, Ngân hàng luôn đáp ứng đủ số lượng nhân sự cần thiết tại các bộ phận để đảm bảo duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo đối tượng lao động từ 30/06/2012 đến 30/06/2013
(Đơn vị: người) 30/06/2012 31/12/2012 30/06/2013
Chỉ tiêu Số
lượng Tỷ lệ
(%) Số
lượng Tỷ lệ
(%) Số
lượng Tỷ lệ (%) 1. Cán bộ quản lý, điều hành 2 6% 2 5% 2 4 % 2. Cán bộ quản lý cấp trung gian 7 19% 9 22 % 11 22 % 3. Nhân viên nghiệp vụ 27 75% 30 73 % 37 74%
- Giao dịch viên 7 19% 9 22 % 9 18 %
- Tín dụng 4 11% 4 10 % 8 16 %
- Hỗ trợ tín dụng 1 3 % 1 2,5 % 2 4 %
- Thẩm định 1 3 % 1 2,5 % 2 4 %
- Thanh toán quốc tế 1 3 % 1 2,5 % 1 2 %
35
- Ngân quỹ 4 11% 4 10 % 3 6 %
- Kế toán 2 6 % 2 5 % 3 6 %
- QL&XLN có vấn đề 0 0 0
- Công nghệ thông tin 1 3 % 1 2,5 % 1 3 %
- Hành chính nhân sự 3 3 % 4 7,4% 5 10 %
- Kiểm soát viên 3 3 % 3 7,5 % 3 6 %
- Nghiệp vụ khác 0 - 0 - 0
Tổng cộng 36 41 50
(Nguồn: Báo cáo số lượng và cơ cấu lao động SHB Sơn Trà) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy cán bộ quản lý điều hành chỉ chiếm 5%; cán bộ quản lý cấp trung gian chiếm 20 %; nhân viên nghiệp chiếm 76%, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động theo đối tượng, phản ánh họ là những người thực hiện công việc tác nghiệp hàng ngày, thực hiện các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ là những người thực hiện các công việc cụ thể theo kế hoạch đề ra tuân thủ mệnh lệnh của các nhà quản trị các cấp. Công việc của họ là hoàn thành các phần việc được giao theo khả năng và kiến thức sẵn có, phối kết hợp với các nhân viên khác để hoàn thành công việc. Nhìn chung, đây là lực lượng đông đảo nhất, chiếm đại bộ phận trong lực lượng lao động của SHB Sơn Trà. Họ là những người trực tiếp thực hiện và giải quyết mọi công việc cụ thể của SHB Sơn Trà; là người trực tiếp tiếp xúc với môi trường hoạt động cụ thể. Mục tiêu của SHB Sơn Trà có đạt được hay không, uy tín cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lao động này.
Do đó, đối tượng này cần được đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn và các kỹ năng để họ có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ được giao.
36
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo trình độ lao động từ 30/06/2012 đến 30/06/2013
(Đơn vị: Người) 30/06/2012 31/12/2012 30/06/2013 Chỉ tiêu Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
- Trên đại học 1 2.78% 2 4.88% 3 6.00%
- Đại học 27 75.00% 30 73.17% 38 76.00%
- Cao đẳng 5 13.89% 5 12.20% 5 10.00%
- Trung cấp 2 5.56% 2 4.88% 2 4.00%
- Trình độ khác 1 2.78% 2 4.88% 2 4.00%
Tổng cộng 36 41 50
(Nguồn: Báo cáo số lượng và cơ cấu lao động SHB Sơn Trà) Nhìn vào bảng ta thấy lao động tạo SHB Sơn Trà hầu hết đã được đào tạo. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên trình độ lao động trung cấp và lao động phổ thông cũng còn do nhu cầu tuyển dụng tại các vị trí như lái xe, lao động phổ thông.
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi từ 30/06/2012 đến 30/06/2013 (Đơn vị: Người) 30/06/2012 31/12/2012 30/06/2013 Chỉ tiêu Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
- Dưới 26 15 41.67% 17 41.46% 20 40.00%
- Từ 26 đến 30 7 19.44% 8 19.51% 10 20.00%
- Từ 31 đến 35 12 33.33% 13 31.71% 15 30.00%
- Từ 36 đến 40 2 5.56% 2 4.88% 3 6.00%
- Từ 41 đến 45 0 0.00% 1 2.44% 1 2.00%
- Từ 46 đến 50 0 0.00% 0 0.00% 1 2.00%
- Trên 50 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%
Tộng cộng 36 41 50
(Nguồn: Báo cáo số lượng và cơ cấu lao động SHB Sơn Trà)
37
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Nhìn vào bảng số liệu trong bảng cho thấy tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ dưới 26 và từ 26 đến 30 là rất lớn, tỷ lệ tăng qua các năm. Ở độ tuổi này người lao động có sức khỏe tốt và là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực quy hoạch trong tương lai của đơn vị.
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính từ 30/06/2012 đến 30/06/2013
(Đơn vị: Người)
30/06/2012 31/12/2012 30/06/2013
Chỉ tiêu Số
lượng Tỷ lệ
(%) Số
lượng Tỷ lệ
(%) Số
lượng Tỷ lệ (%)
1. Nam 14 38.89% 18 43.90% 24 48.00%
2. Nữ 22 61.11% 23 56.10% 26 52.00%
Tộng cộng 36 41 50
(Nguồn: Báo cáo số lượng và cơ cấu lao động SHB Sơn Trà) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ lao động nam và nữ tăng đều qua các năm trong đó tỷ lệ lao động nữ luôn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ lao động nam. Đây là tỷ lệ khá cân đối, thuận lợi cho công việc của một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, lực lượng cán bộ nữ khá đông cũng đặ ra nhiều vấn đề đối với công tác giải quyết tốt nhất các chế độ đối với người lao động như chế độ thai sản.
Các số liệu trên được lấy từ nguồn số liệu thực tế của ngân hàng qua các giai đoạn nghiên cứu.