Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty môi trường đô thị Thành phố Quy Nhơn (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUY NHƠN ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN

2.1.2. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên Công ty

a. Tình hình s dng ngun nhân lc

+ Năm 2010 tổng số CBNV- LĐ: 597 người trong đó Đại học, Cao đẳng: 55 người

Trung cấp: 24 người

Công nhân bậc nghề: 50 người Lao động phổ thông: 468 người Nghỉ việc: 05 người

+ Năm 2011 tổng số CBNV-LĐ: 610 người trong đó Đại học, Cao đẳng: 65 người

Trung cấp: 22 người

Công nhân bậc nghề: 50 người Lao động phổ thông: 473 người Nghỉ việc: 08 người

+ Năm 2012 tổng số CBNV-LĐ: 626 người trong đó Thạc sỹ: 01 người

Đại học, Cao đẳng: 67 người Trung cấp: 24 người

Công nhân bậc nghề: 52 người Lao động phổ thông: 482 người Nghỉ việc: 07 người

Con người là nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ Công ty nào trên thị trường hiện nay nói chung và đối với Công ty Môi trường đô thị Thành phố Quy nhơn nói riêng. Nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, không những thế nó còn chi phối và quyết định đến mọi hoạt động của toàn bộ quá trình kinh doanh.

Thấy được tầm quan trọng của nhân tố này, Công ty không ngừng sử dụng và nâng cao nguồn lực lao động vốn có của Công ty, nhằm giúp Công ty đứng vững trên nền móng vững chắc của mình. Công ty tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, các cử nhân, các kỹ sư có trình độ tay nghề cao và phẩm chất đạo đức tốt nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của Công ty. Sau đây là bảng thể hiện cơ cấu lao động qua các năm để thấy được sự thay đổi vượt bậc về trình độ của nhân viên.

Cơ cấu lao động theo trình độ (Bảng 2.1)

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn cho phép Công ty nghiên cứu được chất lượng lao động và chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đang ở mức độ nào. Qua đó có cơ sở để lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên vì trình độ chuyên môn là điều kiện cần thiết cho bất kỳ Công ty nào. Nếu trình độ chuyên môn được coi trọng thì sẽ làm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý được nâng cao. Tình hình sử dụng lao động của Công ty còn được thể hiện qua cơ cấu lao động theo trình độ ở biểu 2.1 dưới đây.

Nhìn chung nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ, chất lượng lao động ngày càng được hoàn thiện, chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Công ty ngày càng được chú trọng để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động cũng như kích thích được tính tích cực của nhân viên. Số lượng nhân viên có trình độ qua các năm tăng không nhiều cụ thể như sau: năm 2012 so với năm 2011

tăng 5,1%, năm 2011 so với năm 2010 tăng 6,2%.

Do công việc của Công ty cần lao động chân tay, ít sử dụng trí tuệ, chất xám nên nhân viên là những lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao. Tại Công ty nhân viên có trình độ đại học cao hơn nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp và hầu hết nhân viên có trình độ đại học là nhân viên quản lý và nhân viên văn phòng.

Cơ cấu lao động theo chức năng (Bảng 2.2)

Việc bố trí và sử dụng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp hợp lý là một trong những cách thức để nâng cao năng suất lao động. Cơ cấu lao động theo chức năng cho ta một cách nhìn bao quát hơn về tình hình sử dụng nguồn nhân lực trong Công ty.

Do tính chất công việc cần nhiều lao động trực tiếp, do đó tỷ lệ lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với lao động gián tiếp.

Điều này được thể hiện là cứ khoảng 8 lao động thì trong đó có 7 lao động trực tiếp và 1 lao động gián tiếp. Qua các năm ta thấy lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều tăng nhẹ. Do hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng nên bên cạnh số lao động hiện có trong danh sách, Công ty còn tuyển dụng thêm khoảng 15 - 20 lao động/năm. Bên cạnh việc tuyển dụng thêm lao động Công ty còn tuyển thêm lao động mang tính chất thời vụ và đã tiến hành phân bố hợp lý giữa hai loại lao động, tạo ra hoạt động nhịp nhàng giữa các phòng ban.

Tình hình sử dụng lao động của công ty còn được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau. (Bảng 2.3)

Qua bảng số liệu, có thể thấy hệ số sử dụng lao động của Công ty tương đối cao, điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụng tối đa nguồn lao động hiện có và chỉ tiêu này tăng dần qua các năm. Còn hệ số về trình độ chuyên môn thì tương đối thấp. Do đặc thù công việc sản xuất tương đối đơn giản nên hằng

năm Công ty tuyển lao động phổ thông vào làm, hầu hết họ là những người chưa có kinh nghiệm và chưa qua đào tạo. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần cho phù hợp với xu thế hiện nay nên Công ty đã dần dần có xu hướng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. Số ngày công làm việc thực tế bình quân một lao động trong tháng còn cao do có nhiều lao động còn làm thêm cả thứ bảy và chủ nhật để hoàn thành các hợp đồng đột xuất ngoài kế hoạch.

- Tình hình thu nhập của người lao động (Bảng 2.4)

Đại bộ phận lao động tại Công ty là bộ đội xuất ngũ, con gia đình chính sách, con gia đình thuộc diện giải tỏa tại địa phương được Thành phố quan tâm tạo công ăn việc làm để an cư lập nghiệp, nên hầu hết họ chưa được đào tạo, có thu nhập khiêm tốn, mức sống còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nên chất lượng lao động còn thấp. Nhận thức được vấn đề này, Công ty có trách nhiệm tạo việc làm cho họ, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, để họ an sinh lập nghiệp. Với 626 lao động trong năm 2012, trong đó lao động nam chiếm 34%, lao động phổ thông chiếm 77% và lao động trực tiếp là chủ yếu hơn 85%. Lao động đang làm việc tại Công ty có việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân năm 2012 là 3,5 tr đồng/người/tháng, với mức thu nhập này đời sống người lao động chưa được đảm bảo vì họ phải lo cho bản thân và gia đình. Vấn đề tiền lương, các chính sách và các khoản phúc lợi luôn được hầu hết lao động tại Công ty quan tâm và mong muốn nhất. Do đó, Lãnh đạo Công ty cần quan tâm đến thù lao vật chất cho người lao động để tạo động lực làm việc cho họ.

Nhìn chung thu nhập bình quân của lao động trong Công ty trong 3 năm qua có những bước chuyển biến tích cực, đều tăng lên qua các năm, tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Hiện nay với mức lương bình quân 3,5 tr

đồng/người/tháng, đây là mức lương còn thấp, điều này đã khiến người lao động không có niềm tin vào tương lai, họ chưa thật sự an tâm công tác, khó có thể gắn bó lâu dài với Công ty, qua đó họ chưa cống hiến hết mình cho Công ty.

- Tình hình sử dụng cơ sở vật chất (Bảng 2.5)

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty là một trong những nhân tố quan trọng để vận hành hoạt động sản xuất, do đó đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật là vấn đề cần thiết nhằm giảm nhẹ công việc cho người lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty liên quan đến công việc của lao động trực tiếp được thể hiện qua biểu 2.5

Do tính chất công việc nên đa số lao động trực tiếp không làm việc ở phân xưởng hay nhà máy mà họ làm việc ngoài trời, nên lao động trực tiếp làm việc với các công cụ, trang thiết bị như xe thu gom có thiết bị nâng gấp thùng rác, xe lấy rác cá nhân… Do số lượng xe nhiều và một phần Công ty có xí nghiệp chuyên về sửa chữa cơ khí nên trong trường hợp các trang thiết bị bị sự cố, thì ngay lập tức xe đó sẽ ngưng sử dụng và đem về sửa chữa tại xí nghiệp của Công ty. Nhìn chung, trang thiết bị liên quan đến hoạt động của Công ty qua các năm tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện lãnh đạo Công ty quan tâm rất nhiều đến việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hạn chế bệnh nghề nghiệp và vấn đề vệ sinh đảm bảo an toàn cho người lao động. Bên cạnh đó, hàng năm nhà nước còn cấp vốn cho Công ty mua thêm trang thiết bị giúp cho công tác vệ sinh trên địa bàn Thành phố Quy nhơn được tốt hơn.

b. Tình hình tài chính (Bng 2.6)

Tình hình tài chính của Công ty được xem là yếu tố quan trọng, thể hiện sức mạnh và vị thế của Công ty, là cơ sở để Công ty đưa ra các quyết sách quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược về nhân

sự. Tình hình tài chính của Công ty qua các năm 2010, 2011, 2012 thể hiện ở các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán tại biểu 2.6

Qua bảng số liệu ta thấy, tài sản của công ty thay đổi qua các năm, cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 14%, năm 2012 so với năm 2011 tài sản tăng 15,5%. Tài sản tăng lên hàng năm do Công ty đầu tư mua sắm thêm nhiều trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận. Nguồn vốn qua các năm cũng thay đổi, vốn chủ sở hữu qua các năm đều tăng lên, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng hơn 50% trong kết cấu nguồn vốn của Công ty. Tổng nợ phải trả năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,5% tương ứng 565.559 ngàn đồng.

Trong những năm đến, Công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao vốn chủ sở hữu để chủ động hơn về nguồn vốn, giảm nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác vì các khoản nợ này chiếm chi phí trả lãi vay lớn làm tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Công ty cần quan tâm hơn đến công tác đầu tư máy móc, trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty môi trường đô thị Thành phố Quy Nhơn (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)