CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN
3.2. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUY NHƠN88 1. Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng yếu tố vật chất
3.2.2. Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng lợi ích tinh thần
a. Đảm bảo đủ việc làm cho mỗi người
Bất kỳ một người lao động nào cũng đều muốn có một công ăn việc làm và thu nhập ổn định, điều gì sẽ xảy ra khi lúc nào họ cũng phải sống trong tâm trạng lúc có việc lúc không có việc, liệu họ có yên tâm làm và cống hiến cho tổ chức không? Để người lao động hoàn toàn chú tâm vào công việc của mình Công ty phải tạo cho họ có một công việc liên tục. Điều này đòi hỏi lãnh đạo Công ty phải luôn có một chiến lược để khai thác ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, thông qua việc tìm kiếm ngày càng nhiều đơn đặt hàng của tổ chức và cá nhân
b. Thường xuyên tổng kết để công nhận thành tích của nhân viên Khi những nhân viên đạt được thành tích thì Công ty phải biết cách khen thưởng kịp thời hàng tháng hoặc hàng quí đừng để đến cuối năm như việc bình bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua, lao động có nhiều sáng kiến,... Đồng thời Công ty phải chú ý công nhận và khen thưởng những nhân viên không nằm trong diện nhân viên xuất sắc nhưng luôn hoàn thành nhiệm
vụ được giao và gắn bó với Công ty.
c. Thưởng phạt công minh
Muốn công việc đánh giá được kết quả, nhà quản trị phải áp dụng chính sách thưởng phạt phân minh. Không gì làm nản lòng công nhân cho bằng người có công, người chịu khó không được thưởng trong khi người lười, người làm sai được thưởng, hoặc người có công, có thành tích cũng như người không có thành tích đều được thưởng như nhau. Muốn cho khách quan, Công ty cần phải xây dưng một hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoàn thành công việc. Đây là căn cứ để Công ty trả lương, thưởng. Để đánh giá công bằng, khách quan Công ty nên thực hiện đánh giá theo phương pháp thang điểm như sau:
- Đối với lao động trực tiếp
Bảng 3.1. Bảng đánh giá thực hiện công việc đối với lao động trực tiếp Tiêu thức Quá trình thực hiện Phân loại điểm 1. Ngày công
- Đủ theo quy định - Thiếu 1 ngày - Thiếu 2 ngày - Thiếu 3 ngày trở đi
2 điểm 1 điểm 0 điểm -1 điểm 2. Thực hiện công
việc
- Thực hiện tốt - Khá
- Trung bình - Kém
2 điểm 1 điểm 0 điểm -1 điểm 3. Thái độ làm việc
- Rất cố gắng -Cố gắng vừa phải - Không cố gắng
2 điểm 1 điểm 0 điểm 4. Thực hành tiết kiệm
- Cố gắng tiết kiệm - Có tiết kiệm
- Không tiết kiệm
2 điểm 1điểm 0 điểm 5. Đóng góp sáng kiến - Có đóng góp sáng kiến
- Không có sáng kiến nào
1 điểm 0 điểm 6. Ý thức chấp hành
nội quy
- Chấp hành tốt
- Chấp hành không tốt
1 điểm 0 điểm
Dựa vào kết quả theo dõi quá trình thực hiện công việc của các cá nhân trong từng bộ phận, sau đó bỏ phiếu kín. Mỗi tiêu chuẩn sẽ gắn với một số điểm nhất định, cộng tất cả số điểm đó lại rồi phân loại lao động theo tiêu thức sau:
Bảng 3.2. Đánh giá phân loại lao động trực tiếp
STT Tổng điểm Loại lao động
1 9-10 A
2 7-8 B
3 5-6 C
4 <5 Không xếp loại
-Đối với lao động quản lý
Bảng 3.3. Bảng đánh giá thực hiện công việc đối với lao động quản lý Tiêu chuẩn Quá trình thực hiện Phân loại điểm 1. Hiệu quả công việc
- Xuất sắc - Khá
- Trung bình - Kém
2 điểm 1 điểm 0 điểm -1 điểm 2. Thực hiện công việc
- Thực hiện tốt - Khá
- Trung bình - Kém
2 điểm 1 điểm 0 điểm -1 điểm 3. Thái độ làm việc
- Rất cố gắng -Cố gắng vừa phải - Không cố gắng
2 điểm 1 điểm 0 điểm 4. Đóng góp sáng kiến
- Có đóng góp ý kiến - Không đóng góp ý kiến
1 điểm 0 điểm 5. Ý thức chấp hành nội quy - Chấp hành tốt
- Chấp hành không tốt
1 điểm 0 điểm 6. Ngày công
- Đủ theo quy định - Thiếu 1 ngày - Thiếu 2 ngày
- Thiếu 3 ngày trở đi
2 điểm 1điểm 0 điểm -1 điểm 7. Quan hệ đồng nghiệp
- Hòa đồng - Bình thường - Không hòa đồng
2 điểm 1 điểm 0 điểm
Dựa vào quá trình làm việc của mỗi nhân viên mà ban lãnh đạo (các trưởng, phó phòng, giám đốc, các phó giám đốc...) tiến hành cho điểm theo các tiêu chuẩn phân loại trên. Cộng tổng số điểm và phân loại theo mẫu sau:
Bảng 3.4. Đánh giá phân loại lao động quản lý
STT Tổng điểm Loại lao động
1 11-12 A
2 9-10 B
3 8-9 C
4 <8 Không xếp loại
Việc đánh giá nhân viên như trên là tương đối công bằng, khuyến khích công nhân viên tích cực, cố gắng làm việc.
Bên cạnh đó, mức thưởng đối với từng loại cũng tăng lên so với thực tế cụ thể như sau:
+ Đối với bộ phận gián tiếp hoặc bộ phận trực tiếp hưởng lương theo hệ số ngạch bậc.
Bảng 3.5. Mức thưởng đề nghị của Công ty trong thời gian đến của bộ phận hưởng lương theo hệ số ngạch bậc
Thưởng so với lương cơ bản (%) Xếp loại
Hiện tại Thời gian đến
C 15 20
B 20 30
A 30 40
+ Đối với bộ phận trực tiếp hưởng lương khoán.
Bảng 3.6. Mức thưởng đề nghị của Công ty trong thời gian đến của bộ phận hưởng lương khoán
Thưởng so với giá trị công việc được khoán (%) Xếp loại
Hiện tại Thời gian đến
C 15 20
B 20 30
A 30 40
Mức thưởng theo kết quả xếp loại A, B, C phải trả hàng tháng cho nhân viên kèm theo lương để thu nhập hàng tháng của họ đủ trang trải cuộc sống của gia đình, không nên để cuối quí mới thanh toán như hiện nay.
Thưởng phạt công minh, kịp thời với những hình thức thưởng phạt cụ thể, đúng mức đối với nhân viên. Điều đó khiến cho họ nhận thấy sự đóng góp của họ luôn được ghi nhận. Khen thưởng là một công cụ khuyến khích tốt năng lực làm việc của người lao động. Việc khen thưởng một cách đúng đắn và có tổ chức có thể củng cố các nỗ lực dẫn tới sự thành công của Công ty.
Việc khen thưởng không thoả đáng sẽ gây bất bình cho người lao động đang mong chờ được khen thưởng và họ cảm giác thất vọng về những gì mà họ nhận được.
Hình thức cơ bản nhất của khen thưởng là khen thưởng bằng tiền và hình thức khen thưởng này hiện nay được nhiều tổ chức áp dụng để khuyến khích người lao động làm việc. Tuy nhiên để hoàn thiện cơ chế thưởng Công ty cần phải chú ý đến các hình thức thưởng sau: thưởng hoàn thành công việc được giao trước tiến độ và hiệu quả, thưởng chấp hành đúng nội qui, qui chế của Công ty, thưởng do có sáng kiến mới, thưởng đột xuất... Các hình thức thưởng phải tức thời không nên để cuối năm mới thưởng, bởi nó làm giảm
tính khích thích, hưng phấn của phần thưởng làm cho người lao động đợi quá lâu. Trong quá trình khen thưởng phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Thưởng phải đúng người, đúng việc, đúng thời gian.
- Trong khen thưởng phải có giấy khen đi cùng coi đó là hình thức ghi lại công lao đóng góp và cống hiến của họ cho tổ chức.
- Thưởng phải đi đôi với phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định, nội quy của Công ty. Phạt có thể cắt thưởng, phạt tiền cho vào quỹ thưởng của Công ty.
d. Tổ chức tốt các phong trào thi đua để khuyến khích những nhân viên đạt thành tích cao trong công việc.
Hàng tháng hoặc hàng quý Công ty tổ chức hội thi lao động giỏi. Sau mỗi cuộc thi lãnh đạo đơn vị thông báo cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong hội thi và trao bằng khen, giấy chứng nhận cùng với phần thưởng cho người lao động đạt thành tích. Danh sách nhân viên đạt thành tích được dán ở bảng thông báo ngoài phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty để cho tất cả các nhân viên biết để học tập.
e. Tăng cường mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức và quản lý, mối quan hệ giữa các bộ phận
Xây dựng mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức, quản lý và mối quan hệ giữa các phòng ban trong Công ty là rất cần thiết. Để công việc đạt hiệu quả và tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, thuận lợi khi làm việc, đòi hỏi lãnh đạo Công ty phải xây dựng rõ chức năng nhiệm vụ và chỉ đạo sát sao mối quan hệ, sự phối hợp giữa cơ cấu tổ chức, quản lý và giữa các bộ phận trong Công ty.
- Phó giám đốc có thể thay thế giám đốc điều hành trong một số lĩnh vực nhất định và từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển và ngăn ngừa rủi ro trong công việc.
- Mối quan hệ giữa phó giám đốc và các trưởng bộ phận: các trưởng bộ phận có nhiệm vụ quản lý và chịu trách nhiệm các hoạt động của bộ phận mình.
- Mối quan hệ giữa các bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ của mình mỗi bộ phận cần có mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ kịp thời các bộ phận khác vì mục tiêu chung của Công ty…
f. Cải thiện công tác khám sức khỏe định kỳ
Hầu hết nhân viên của Công ty làm việc trong môi trường độc hại và bệnh nghề nghiệp cao nên cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công tác khám sức khỏe định kỳ bằng cách: đề ra một khoản chi phí khám bệnh cố định cho mỗi nhân viên trên một lần khám. Sau đó để cho nhân viên tự sắp xếp thời gian và nội dung khám bệnh và đem kết quả về nộp lại cho phòng hành chính tổ chức sao cho chi phí khám bệnh không được nhỏ hơn khoản chi phí cố định mà Công ty đài thọ. Với cách làm này nhân viên sẽ thuận tiện hơn trong việc khám bệnh và khám đúng bệnh mà nhân viên có nhu cầu. Qua đó, người lao động có thể an tâm hơn khi tái sản xuất sức lao động, đóng góp hết mình vì mục tiêu phát triển của Công ty.