CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ DANAMECO
2.2. NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Danameco có nguồn nhân lực dồi dào, với trình độ chuyên môn cao, có khả năng tiếp cận và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, luôn sẵn sàng cống hiến vì sự phát triển của Danameco. Ở Danameco, mọi ý kiến cá nhân đều được tôn trọng, các quyết định lớn trong công ty đều được sự nhất trí cao của tập thể
Tổng số lao động hiện có khoảng : 624 người.
- Trong lĩnh vực sản xuất : 562 người.
- Lĩnh vực kinh doanh : 62 người.
47
2.2.2. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Bảng 2.1: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012
(ĐVT: đồng)
STT CHỈ TIÊU MÃ NĂM 2012 NĂM 2011
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01 220.970.418.118 215.732.843.950
2 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 219.576.239.055 215.136.971.780 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20=10-11) 20 71.354.054.890 50.275.885.420 4 Doanh thu hoạt động tài chính 21 910.070.520 1.671.313.259 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+21-22-24-25) 30 16.804.161.765 4.018.621.678
6 Thu nhập khác 31 437.432.233 659.698.519
7 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 341.506.096 602.190.399 8 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40) 50 17.145.667.861 4.620.812.077
9 Lợi nhuận sau thuế TNDN
(60=50-51) 60 12.857.100.144 3.614.465.716
10 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 4.265 1.499
(Nguồn: Tổng công ty cổ phần y tế Danameco) Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, cụ thể doanh thu năm 2012 tăng 5,237,574,168 đồng, so với năm 2011 nhưng lợi nhuận sau thuế tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2012 (từ 3.614.465.716 năm 2011 lên 12.857.100.144 năm 2012). Phần lợi nhuận sau thuế TNDN tăng hơn gấp 3 lần, kết quả này cho thấy, hoạt động của công ty về thị trường phát triển mạnh, hàng hoá và dịch vụ tăng. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất như xây dựng thêm nhà máy găng tay cao su y tế chưa đi vào hoạt động
48
nên chưa thể khai thác được và tốn thêm nhiều chi phí quản lý doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, doanh thu từ hoạt động tài chính lại thu được kết quả vượt trội so với năm 2011 nhiều lần, lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng gần gấp 3 lần.
Bảng 2.2. Tình hình vốn và sử dụng vốn năm 2011, 2012 (Phụ lục).
Bảng 2.3: Đánh giá các chỉ số tài chính năm 2011, 2012 (Phụ lục).
Năm 2012 là một năm đầy biến động đối với thế giới nói chung và cả Danameco nói riêng. Nhất là những tháng cuối năm, giá cả các mặt hàng kinh doanh và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tăng liên tục. Thêm vào đó việc mở rộng thị trường bán hàng đòi hỏi hàng hoá phải luôn đáp ứng đủ.
Việc duy trì hàng tồn kho cao hơn nhiều so với năm trước dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của công ty sẽ chậm hơn.
Nếu như năm 2012, 1 đồng vốn chủ phải đảm bảo cho 1,22 đồng vốn vay thì năm 2011, con số đó là 1,81. Cộng với, năm 2011 chỉ có 65% tài sản được tài trợ bằng vốn vay thì năm 2012 đã là 55% tài sản. Tỷ lệ này cho các nhà đầu tư sẽ cân nỗ kỹ hơn quyết định đầu tư vào công ty.
Ta nhận thấy, thông số lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận ròng biên giảm hơn so với năm 2011. Điều này được lý giải bởi công ty vay khá nhiều tiền để đầu tư vào trang thiết bị sản xuất, khiến cho tiền lãi vay tăng lên.
Thông qua thông số ROE, ROA chúng ta có thể thấy, nhà máy găng tay và 2 xí nghiệp mà công ty đã đầu tư chưa mang lại hiệu quả theo như mong đợi, chưa phát huy hết hiệu suất, khiến cho lợi nhuận trên một đồng doanh số giảm.
Qua bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy công ty hoạt động hiệu quả hơn so với năm 2011. Tuy nhiên con số này chênh lệch không đáng kể. Các nhà đầu tư vẫn yên tâm khi đầu tư vào công ty.
49
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
+ Tăng đầu tư vào các lĩnh vực là điểm mạnh của công ty cùng với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường tạo thêm được nhiều khách hàng lớn tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề cao, tâm huyết và nhiệt tình..., có sự lãnh đạo sâu sát, định hướng phát triển đúng đắn, đầu tư hợp lý.
+ Hệ thống dây chuyền sản xuất đang tập trung đầu tư xây dựng mới, chưa đưa vào hoạt động hết công suất, chất lượng sản phẩm chưa ổn định.
+ Hệ thống phân phối chưa rộng khắp, chưa quảng cáo đều đặn, chưa có được tên tuổi lớn trên thị trường do sức sản xuất còn nhỏ.
+ Hơn thế nữa ngành hàng của công ty là trang thiết bị y tế, khách hàng tiêu thụ chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp y tế, do đó sức mua hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách được cấp hằng năm.
+ Tính cạnh tranh tại khu vực này lại càng gay gắt hơn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất và kinh doanh.