MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIẾN CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng tại Đà Nẵng đối với quảng cáo trên điện thoại di động (Trang 87 - 92)

Dù nghiên cứu cũng đã đem lại những kết quả ban đầu về đánh giá thái độ người thái độ tại Đà Nẵng đối với quảng cáo trên điện thoại di động và cho thấy mức ảnh hưởng của các yếu tố tìm được đối với thái độ người tiêu dùng.

Nhưng nghiên cứu này khá mới và mang tính thăm dò nên không thể tránh được nhưng hạn chế nhất định:

- Cách chọn mẫu thuận tiện không thể đại diện hoàn toàn cho người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng, do những người trẻ thường đáp ứng bảng khảo sát và cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác. Vì vậy, tính khái quát và tính đại diện của mẫu chưa cao.

- Quảng cáo di động là một hiện tượng gần đây, và một số người tham gia không có kinh nghiệm nhận được quảng cáo di động hoặc chưa hình dung được các tin nhắn họ nhận như vậy có phải là quảng cáo hay không. Điều này cũng gây trở ngại nhiều trong quá trình khảo sát và làm ảnh hưởng đế kết quả điều tra chung.

- Nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng, chưa có sự mở rộng tìm hiểu tại các vùng miền khác và chưa thể khái quát cho thái độ người tiêu dùng tại Việt Nam.

- Nghiên cứu được thực hiện chung chứ chưa đi vào cụ thể đối với quảng cáo của từng ngành khác nhau, do quảng cáo trên điện thoại di động là khá mới tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, các quảng cáo chủ yếu

-77-

từ các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động, các nhà bán lẻ - siêu thị và trong ngành ngân hàng.

- Nghiên cứu mới đi sâu tìm hiểu về hình thức quảng cáo trên điện thoại di động, hiện tại, cùng với xu thế phát triển thì các hình thức quảng cáo trực tuyến khác như quảng cáo banner trên các báo trực tuyến cũng rất phổ biến.

4.2.2 Hướng phát triển của đề tài

Từ những hạn chế được tìm thấy của đề tài, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu này có thể được thực hiện trên diện rộng hơn tại các vùng miền hay cả Việt Nam để xem xét thái độ của người tiêu dùng Việt Nam ở các vùng miền đối với quảng cáo trên điện thoại di động.

Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ được tiến hành trong bối cảnh quảng cáo nói chung, có thể áp dụng nghiên cứu này để nghiên cứu trong các ngành công nghiệp cụ thể như trong ngành bán lẻ - siêu thị, ngành ngân hàng…hay của từng doanh nghiệp cụ thể.

Nghiên cứu về thái độ đối với quảng cáo trên điện thoại di động có thể được áp dụng và mở rộng hơn trong nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng đối với các hình thức quảng cáo trực tuyến khác nữa.

-78-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Đặng Công Tuấn, Lê Văn Huy &

Nguyễn Thị Bích Thủy (2010) Nghiên cứu marketing: Lý thuyết và ứng dụng, NXB Thống kê, Đà Nẵng.

[2] Phạm Thị Lan Hương (2010) “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh”, Tài liệu giảng dạy lớp cao học Quản trị kinh doanh.

[3] Nguyễn Xuân Lãn, Phạm Thị Lan Hương & Đường Thị Liên Hà (2011) Hành vi người tiêu dùng, NXB Tài chính, Đà Nẵng.

[4] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007) Nghiên cứu thị trường, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[5] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

[6] Khuếch trương sản phẩm và quảng cáo. (2001) NXB Trẻ, Tp HCM Tiếng Anh

[7] Abdulraheem. M. Ahmad. Zabadi, Mohammad Shura and E. A. Elsayed (2010) “Consumer Attitudes toward SMS Advertising among Jordanian Users” International Journal of marketing Studies, 4, (1).

[8] Bashaer Hussain Al-Boloshi (2010)“Consumers' Attitude and Behavioural Intention Toward Mobile Advertising In Kuwait”

[9] Gavin Cheung Sze Chun & Li Lilly Kar Wan (2010) “The Perceptions and Attitudes towards SMS Advertising in Hong Kong”.

[10] Haghirian, P. and Madlberger, M. (2005) “Consumer attitude toward advertising via mobile devices - An empirical investigation

-79-

among Austrian users” In the Proceedings of the 13th European Conference on Information Systems, Regensburg, Germany, 26- 28.

[11] Hasan Kemal Suher, Nevzat Bilge Ispir (2009) “SMS Advertising In Turkey: Factors Affecting Consumer Attitudes”.

[12] Ilham H. F. Mansour (2012) “Factors affecting consumer’s intention to accept mobile advertising in Sudan”.

[13] Jamieson, Kyle (2012) “South Korean consumer’s attitude toward SMS advertising”

[14] Javid et al, (2012) “Prioritization of factors affecting consumer’s attitudes toward mobile advertising” Journal of basic and applied scientific research.

[15] Kai Wehmeyer (2007) “Mobile advertising intrusiveness – The effects of message type and situation”.

[16] Matthew S. Eastin, Terry Daugherty & Neal M. Burns (2011) Digital Media and Advertising, IGI Global Publisher, USA.

[17] Michael R. Solomon (2012) Cosumer behavior 10th edition, Pearson Education Publisher, England.

[18] Ravindra Reddy, Dr. Rajyalakshmi (2011) “A Study On Indian Consumers’ Attitude Towards SMS Advertising Through Mobile Phones” Opinion-Volume 1, No. 1.

[19] Shavitt, S., Lowrey, P. & Heafner, J. (1998) “Public attitudes toward advertising: more favorable than you might think” Journal of Advertising Research, 38 (4), 7-22.

-80-

[20] Soo Jiuan Tan, Lily Chia (2007) “Are we measuring the same attitude?

Understanding media effects on attitude towards advertising”

Marketing theory 7, 353.

[21] Terence A. Shimp (2007) Advertising, Promotion and other aspects of Intergrated Marketing communications 7th edition, Thompson South-West Publisher, USA.

[22] Tsang, M. M., Ho, S. & Liang T. (2004) “Consumer attitudes toward mobile advertising: an empirical study” International Journal of Electronic Commerce, 8 (3), 65-78.

[23] Wanmo Koo, B.S. (2010) “ Generation y attitudes toward mobile advertising:

impacts of modality and culture”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng tại Đà Nẵng đối với quảng cáo trên điện thoại di động (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)