Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp quản lý
Tính khả thi
Điểm TB ( )
Thứ bậc Rất
khả thi
Khả thi
Không khả
thi 3 điểm 2 điểm 1 điểm
1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của QLĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng
32 8 0 2,80 3
2
Tổ chức quy trình tuyển sinh khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
34 6 0 2,85 2
3
Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình ĐT theo hướng chuẩn hóa quốc tế
36 4 0 2,90 1
4
Quản lý thực hiện đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết quả
30 6 4 2,65 5
5
Đổi mới công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo quy trình chuẩn hóa quốc tế
32 5 3 2,73 4
6
Tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo
30 4 6 2,60 6
Điểm trung bình 2,76
Qua bảng 3.2. có thể thấy các biện pháp đề xuất trong luận văn đều được các chuyên gia đánh giá có tính khả thi cao với điểm trung bình là 2,76.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, biện pháp quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình ĐT theo hướng chuẩn hóa quốc tế được đánh giá có tính khả thi cao nhất với điểm trung bình = 2,90 xếp thứ bậc 1. Được đánh giá có tính khả thi xếp ở thứ bậc 2 và 3 là các biện pháp tổ chức quy trình tuyển sinh khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của QLĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài
chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng với điểm trung bình lần lượt là
= 2,85 và = 2,80.
Xếp ở các thứ bậc cuối trong kết quả khảo nghiệm tính khả thi là biện pháp quản lý thực hiện đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết quả và biện pháp tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo với điểm trung bình = 2,90 và = 2,80 lần lượt xếp thứ bậc 5 và thứ bậc 6. Thực tế cho thấy, việc quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên cao học còn g p nhiều khó khăn, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QL kết quả học tập chưa đồng bộ, chưa xây dựng được hệ thống ngân hàng đề thi đủ lớn đáp ứng yêu cầu đ t ra, việc tổ chức thi tại phòng máy chưa được áp dụng triệt để. Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ quá trình ĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng còn chưa đầy đủ, việc đầu tư xây dựng chưa được quan tâm đúng mức và còn g p trở ngại. Nếu giải quyết được những vấn đề này sẽ góp phần nâng cao chất lượng ĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng.
3.4.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp quản lý
Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số (d = Xi
- Yi)
Xi Yi
1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của QLĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài
2,83 2 2,80 3 -1
chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng
2
Tổ chức quy trình tuyển sinh khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
2,78 4 2,85 2 2
3
Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình ĐT theo hướng chuẩn hóa quốc tế
2,90 1 2,90 1 0
4
Quản lý thực hiện đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết quả
2,70 5 2,65 5 0
5
Đổi mới công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo quy trình chuẩn hóa quốc tế
2,80 3 2,73 4 -1
6
Tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo
2,68 6 2,60 6 0
Qua bảng 3.3, áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman sẽ cho kết quả về mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi:
Trong đó: r là hệ số tương quan
d là hiệu số thứ bậc 2 đại lượng so sánh n là số biện pháp
Qua tính toán cho kết quả hệ số tương quan thứ bậc r = 0,83 thể hiện mối tương quan thống nhất và ch t chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Từ biểu đồ trên cho thấy bức tranh toàn cảnh về sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6
2.83 2.78 2.90
2.70 2.80
2.68
2.80 2.85 2.90
2.65 2.73
2.60
Tính cần thiết Tính khả thi
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và từ thực tiễn khảo sát, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngân hàng.
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của QLĐT trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng.
- Biện pháp 2: Tổ chức quy trình tuyển sinh khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
- Biện pháp 3: Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình ĐT theo hướng chuẩn hóa quốc tế.
- Biện pháp 4: Quản lý thực hiện đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá kết quả.
- Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo quy trình chuẩn hóa quốc tế.
- Biện pháp 6: Tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị giảng dạy đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo.
Các biện pháp được đề xuất trong luận văn đã tập trung khắc phục được những tồn tại và phát huy những m t tích cực trong công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng. Qua khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có thể thấy mối quan hệ ch t chẽ giữa các biện pháp, đảm bảo được tính hiệu quả khi thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nâng cao chất lượng ĐT trong hệ thống các trường đại học nói chung và tại Học viện Ngân hàng nói riêng là nhu cầu tất yếu, khách quan trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước giai đoạn đổi mới và hội nhập với thế giới.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn, tác giả xin đưa ra một số kết luận sau:
- Luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm quản lý, đào tạo, đào tạo trình độ thạc sĩ và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ; nghiên cứu và xác định rõ nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao trong ngành Ngân hàng.
- Luận văn cũng làm sáng tỏ nội dung quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng bao gồm nhiều vấn đề như quản lý công tác tuyển sinh, quản lý nội dung và chương trình đào tạo, quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập, quản lý đội ngũ giảng viên, quản lý cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo.
Thông qua quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng, tác giả đã làm rõ được những điểm tích cực cũng như những tồn tại trong công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ. Thực tế cho thấy, công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng cho đến nay đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng tự hào. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng vẫn còn một số bất cập như chưa tạo ra một quy trình thống nhất trong việc quản lý đào tạo, chưa có sự đồng bộ trong
các biện pháp quản lý, chưa có sự nhất quán trong việc xây dựng kế hoạch, phương pháp đào tạo chưa đổi mới kịp thời để thích ứng với nhu cầu xã hội, việc biên soạn tài liệu giáo trình phục vụ quá trình đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo còn nhiều hạn chế,…
Trên cơ sở lý luận về quản lý đào tạo, từ kết quả khảo sát thực trạng quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng trong những năm gần đây, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Đồng thời tác giả cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, làm rõ mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, qua đó đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện đồng bộ 6 biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy định, quy chế liên quan đến công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ.
- Tạo điều kiện để mở rộng quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng nhằm góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao đối với các trường đại học trong công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
2.2. Đối với Học viện Ngân hàng
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng. Xác
định đây là nhiệm vụ chung trong toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên của Học viện Ngân hàng, do đó cần có sự phối hợp của tất cả các đơn vị tại Học viện Ngân hàng.
- Cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo.
- Có cơ chế chính sách hợp lý trong việc thu hút người tài, khuyến khích đội ngũ cán bộ QLGD có năng lực, tâm huyết với nghề gắn bó lâu dài với Học viện Ngân hàng. Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng phục vụ công tác đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo CBQL, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
5. Đ ng Quốc Bảo, Nguyễn Khắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý, Hà Nội.
7. Chính phủ (2012), Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.
8. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
14. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Harold Koontz, Cyril O’donnell, Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
17. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đ ng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
18. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
21. Trần Kiểm (2011), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng.
26. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (Nghị quyết số 29-NQ/TW), Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
27. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Bá Sơn (2000), Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
30. Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và Đo lường thành quả học tập (phương pháp thực hành), NXB Khoa học x ã hội, Hà Nội.
31. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
32. Nghiêm Đình Vỹ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển Giáo dục và đào tạo nhân tài, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Mẫu 1:
PHIẾU KHẢO SÁT
Thực trạng quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng
(Dành cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên cao học)
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng, kính đề nghị các đồng chí cán bộ quản lý, các thầy cô và các anh chị học viên cho ý kiến đóng góp về các vấn đề dưới đây (đánh dấu “X” vào lựa chọn tương ứng theo ý kiến cá nhân). Mọi ý kiến của các đồng chí cán bộ quản lý, các thầy cô và các anh chị học viên là cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng.
Câu 1: Đánh giá về sự cần thiết của quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng:
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Câu 2: Đánh giá về công tác tuyển sinh trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngân hàng
TT Nội dung
Kết quả Tốt Bình
thường
Chưa tốt 1 Thông tin liên quan đến kỳ thi tuyển
sinh được công bố rộng rãi, kịp thời 2 Tổ chức ôn tập kịp thời, nội dung
đầy đủ, bám sát nội dung thi