Đặc điểm tế bào viêm và tế bào Lympho của polyp mũi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 54 - 62)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tế bào viêm và tế bào Lympho của polyp mũi

Tổng cộng có 112 trường hợp , cho kết quả như sau:

Bảng 3.1. Số lượng trung bình của BCAT trong mô polyp Số lượng

mẫu (n)

Số lượng trung bình của BCAT (tế bào/200

tế bào đếm)

Độ lệch chuẩn

Tổng mẫu 112 32,53 29,18

Trong đó

Tăng BCAT đơn

thuần 46 54,35 12,20

Tăng BCTT đơn

thuần 49 4,01 17,45

Tăng hỗn hợp 17 55,72 11,90

Chúng tôi nhận thấy số lượng bạch cầu ái toan của phân nhóm tăng bạch cầu ái toan đơn thuần và phân nhóm tăng hỗn hợp cao hơn số lượng loại bạch cầu này của phân nhóm tăng bạch cầu trung tính đơn thuần khá nhiều,

gấp khoảng 13 lần. Do vậy, chúng tôi sẽ tiến hành phép kiểm thống kê để nghiên cứu sự khác biệt về số lượng bạch cầu ái toan giữa các phân nhóm này.

Mô bệnh của bệnh nhân Trương Ngọc S., nam, 68t, mã số V019 Nhuộm HE, x200. Nhiều BCAT trong mô đệm (phù nề, ứ dịch)

Hình 3.1. Sự thấm nhập nhiều BCAT trong mô bệnh.

Bảng 3.2. So sánh bắt cặp giá trị trung bình số lượng BCAT theo phân nhóm bệnh Nhóm A BCAT Nhóm B BCAT A-B P thống kê*

Tăng

BCAT 54,35

Tăng BCTT 4,01 50,3 <0,001 Tăng hỗn hợp 55,72 -1,4 0,701 Tăng

BCTT 4,01

Tăng BCAT 54,35 -50,3 <0,001 Tăng hỗn hợp 55,72 -51,7 <0,001 Tăng hỗn

hợp 55,72

Tăng BCAT 54,35 1,4 0,701

Tăng BCTT 4,01 51,7 <0,001

* Sử dụng phép T student cho so sánh. Do có 3 phân nhóm nên có 3 cặp so sánh, được trình bày thành 6 hàng.

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Xét theo tiêu chuẩn tăng bạch cầu ái toan (≥ 10% của 200 tế bào được đếm), thì có 46 bệnh nhân tăng bạch cầu ái toan đơn thuần và 17 bệnh nhân tăng cả 2 loại. Phân nhóm tăng bạch cầu ái toan đơn thuần có số lượng bạch cầu ái toan trung bình là 54,35 tế bào, trung vị là 53,16 tế bào, độ lệch chuẩn là 12,20 tế bào và giá trị thấp nhất là 41 tế bào, giá trị cao nhất là 99 tế bào.

Sự khác biệt về số lượng bạch cầu ái toan giữa phân nhóm này so với phân nhóm tăng bạch cầu trung tính đơn thuần có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0,001 (theo independent samples Mann-Whitney U test). Từ sự khác biệt có ý nghĩa này, chúng tôi đặt tên phân nhóm này là phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” (predominate eosinophilic) theo xếp loại mà hiện nay các tác giả thường dùng trong y văn thế giới.

Phân nhóm “Tăng hỗn hợp” có sự khác biệt số lượng bạch cầu ái toan tương tự phân nhóm tăng bạch cầu ái toan đơn thuần, có ý nghĩa thống kê (p<0,001).

3.1.2. Số lượng bạch cầu trung tính trong mô polyp Tổng cộng có 112 trường hợp , cho kết quả như sau:

Bảng 3.3. Số lượng trung bình của BCTT trong mô polyp Số lượng

mẫu (n)

Số lượng trung bình của BCTT (tế bào/200 tế bào đếm)

Độ lệch chuẩn

Tổng mẫu 112 32,77 19,33

Trong đó

Tăng BCAT đơn

thuần 46 10,78 3,82

Tăng BCTT đơn

thuần 49 49,64 4,86

Tăng hỗn hợp 17 43,64 9,71

Hình 3.2. Sự thấm nhập nhiều BCTT trong mô bệnh.

Mô bệnh của bệnh nhân Nguyễn Thị C., nữ, 40t, mã số V125 Nhuộm IHC, x400. Nhiều BCTT trong mô đệm và biểu mô

Bảng 3.4 So sánh bắt cặp giá trị trung bình số lượng BCTT theo phân nhóm bệnh Nhóm A BCTT Nhóm B BCTT A-B P thống kê

Tăng

BCAT 10,78

Tăng BCTT 49,64 -38,9 <0,001 Tăng hỗn hợp 43,64 -32,9 <0,001 Tăng

BCTT 49,64

Tăng BCAT 10,78 38,9 <0,001 Tăng hỗn hợp 43,64 6,0 <0,001 Tăng hỗn

hợp 43,64

Tăng BCAT 10,78 32,9 <0,001 Tăng BCTT 49,64 -6,0 <0,001

*Sử dụng phép T student cho so sánh

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Xét theo tiêu chuẩn tăng bạch cầu trung tính (>10% của 200 tế bào được đếm), thì có 49 bệnh nhân tăng bạch cầu trung tính đơn thuần và 17 bệnh nhân tăng cả 2 loại. Nhóm tăng bạch cầu trung tính đơn thuần có số lượng bạch cầu trung tính trung bình là 49,64 tế bào; trung vị là 50,00 tế bào,

độ lệch chuẩn là 4,86 tế bào, và giá trị thấp nhất là 37 tế bào, giá trị cao nhất là 60 tế bào. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu trung tính giữa phân nhóm này so với phân nhóm tăng bạch cầu ái toan đơn thuần có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0,001 (theo independent samples Mann-Whitney U test). Từ sự khác biệt có ý nghĩa này, chúng tôi đặt tên phân nhóm này là phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” (predominate neutrophilic) theo xếp loại mà hiện nay các tác giả thường dùng trong y văn thế giới.

Phân nhóm “Tăng hỗn hợp” cũng có sự khác biệt số lượng bạch cầu trung tính tương tự phân nhóm tăng bạch cầu trung tính đơn thuần, có ý nghĩa thông kê (p<0,001).

3.1.3. Tỉ lệ phân bố các phân nhóm bệnh

Biểu đồ 3.1. Phân bổ các phân nhóm bệnh theo số lượng tế bào viêm

Với sự tăng đáng kể cả bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính trong mô polyp như đã trình bày trong phần thống kê số lượng bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính, chúng tôi có phân nhóm tăng cả 2 loại bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính, chiếm 15% trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi đặt

Ưu thế BCAT 41%

Ưu thế BCTT 44%

Tăng hỗn 15% hợp

tên phân nhóm này là phân nhóm “tăng hỗn hợp” (mixed) theo xếp loại mà hiện nay các tác giả thường dùng trong y văn thế giới.

3.1.4. Số lượng tế bào TH2 trong mô polyp

Bảng 3.5. Số lượng trung bình của tế bào TH2 trong mô polyp Phân nhóm

bệnh

Số lượng mẫu (n)

Số lượng trung bình của TH2 (tế bào/200 tế bào đếm)

Độ lệch chuẩn

Ưu thế BCAT 46 14,15 3,63

Ưu thế BCTT 49 2,97 0,81

Tăng hỗn hợp 17 15,84 5,39

Bảng 3.6. So sánh bắt cặp giá trị trung bình số lượng tế bào TH2 theo phân nhóm bệnh

Nhóm A TH2 Nhóm B TH2 A-B P thống kê*

Ưu thế

BCAT 14,15

Ưu thế BCTT 2,97 11,18 <0,001

Tăng hỗn hợp 15,84 -1,69 0,155

Ưu thế

BCTT 2,97

Ưu thế BCAT 14,15 -11,18 <0,001 Tăng hỗn hợp 15,84 -12,69 <0,001 Tăng hỗn

hợp 15,84

Ưu thế BCAT 14,15 1,69 0,155

Ưu thế BCTT 2,97 12,86 <0,001

*Sử dụng phép T student cho so sánh

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Như trong bảng, chúng tôi ghi nhận được một số nhận xét về số lượng tế bào TH2 tương ứng với từng phân nhóm như sau:

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và phân nhóm “Tăng hỗn hợp”

có chỉ số cao hơn cả, khác biệt với phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có ý nghĩa thống kê.

 Cặp so sánh giữa phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và phân nhóm

“Tăng hỗn hợp” cho thấy không có sự khác nhau về mặt thống kê.

3.1.5. Số lượng tế bào TH1 trong mô polyp

Bảng 3.7. Số lượng trung bình của tế bào TH1 trong mô polyp Số lượng

mẫu (n)

Số lượng trung bình của TH1 (tế bào/200

tế bào đếm)

Độ lệch chuẩn

Trong nhóm bệnh

Ưu thế BCAT 46 35,87 11,45

Ưu thế BCTT 49 44,35 6,09

Tăng hỗn hợp 17 44,59 15,65

Bảng 3.8. So sánh bắt cặp giá trị trung bình số lượng tế bào TH1 theo phân nhóm bệnh Nhóm A TH1 Nhóm B TH1 A-B P thống kê*

Ưu thế

BCAT 35,87

Ưu thế BCTT 44,38 -8,48 <0,001 Tăng hỗn hợp 44,59 -8,72 <0,001 Ưu thế

BCTT 44,35

Ưu thế BCAT 35,87 8,48 <0,001 Tăng hỗn hợp 44,59 -0,24 0,840 Tăng hỗn

hợp 44,59

Ưu thế BCAT 35,87 8,72 <0,001

Ưu thế BCTT 44,38 0,24 0,840

*Sử dụng phép T student cho so sánh

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Như trong bảng, chúng ta có thể ghi nhận được số lượng tế bào TH1 tương ứng với từng phân nhóm bệnh tại thời điểm như sau:

 So sánh giữa phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” và phân nhóm

“Tăng hỗn hợp” cho thấy không có sự khác nhau về mặt thống kê, với p=0,840.

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có số lượng tế bào TH1 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” và phân nhóm “Tăng hỗn hợp”.

3.1.6. Số lượng tế bào T-reg trong mô polyp

Bảng 3.9. Số lượng trung bình tế bào T-reg trong mô polyp Số lượng

mẫu (n)

Số lượng trung bình của T-reg (tế bào/200

tế bào đếm)

Độ lệch chuẩn

Trong nhóm bệnh

Ưu thế BCAT 46 7,23 2,36

Ưu thế BCTT 49 7,38 4,68

Tăng hỗn hợp 17 7,25 2,98

Mô bệnh của bệnh nhân Phan Thành B., 57t, mã số V055 Nhuộm IHC, x200. Nhiều tế bào T-reg trong mô đệm,

một số ít thấm nhập biểu mô

Hình 3.3. Sự thấm nhập nhiều tế bào T-reg trong mô bệnh.

Bảng 3.10. So sánh bắt cặp giá trị trung bình số lượng tế bào T-reg theo phân nhóm bệnh Nhóm A T-reg Nhóm B T-reg A-B P thống kê*

Ưu thế

BCAT 7,23

Ưu thế BCTT 7,38 -0,16 0,289

Tăng hỗn hợp 7,25 -0,03 0,896 Ưu thế

BCTT 7,38

Ưu thế BCAT 7,23 0,16 0,289

Tăng hỗn hợp 7,25 0,13 0,547

Tăng hỗn

hợp 7,25

Ưu thế BCAT 7,23 0,03 0,896

Ưu thế BCTT 7,38 -0,16 0,547

*Sử dụng phép T student cho so sánh

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Như trong bảng, chúng ta có thể ghi nhận được số lượng tế bào T-reg tương ứng với từng phân nhóm bệnh tại thời điểm trước điều trị steroids. Một số nhận xét có thể được ghi nhận như sau: 3 cặp so sánh giữa các phân nhóm bệnh cho thấy không có sự khác nhau về mặt thống kê, với p lần lượt là 0,289;

0,896; 0,547.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)