Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với đặc điểm dịch tễ mẫu khảo sát và độ nặng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 66 - 81)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với đặc điểm dịch tễ mẫu khảo sát và độ nặng lâm sàng

3.3.1. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với giới tính

Bảng 3.15. Đặc điểm giới tính của các phân nhóm bệnh

Các nhóm Số trường hợp Nam (%) Nữ (%)

Ưu thế BCAT 46 24 (52,2) 22 (47,8)

Ưu thế BCTT 49 28 (57,1) 21 (42,9)

Tăng hỗn hợp 17 9 (52,9) 8 (47,1)

Khi đánh giá mối tương quan giữa giới tính với các phân nhóm bệnh, chúng tôi ghi nhận kết quả phép kiểm Chi bình phương cho thấy không có sự tương quan thống kê với p = 0,880. Điều này có nghĩa là đặc điểm giới tính không có khác nhau giữa các phân nhóm bệnh.

3.3.2. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với tuổi

Bảng 3.16. Đặc điểm tuổi của các phân nhóm bệnh

Các nhóm Số trường hợp Trung bình Độ lệch chuẩn

Ưu thế BCAT 46 40,76 11,99

Ưu thế BCTT 49 39,63 13,89

Tăng hỗn hợp 17 47,82 12,75

Khi đánh giá tuổi trung bình giữa các nhóm, chúng tôi ghi nhận nhóm

“Tăng hỗn hợp” có tuổi trung bình cao hơn so với các nhóm còn lại. Tuy nhiên, khi sử dụng phép kiểm ANOVA, chúng tôi ghi nhận sự khác biệt này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p=0,087.

3.3.3. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với tiền căn hen Bảng 3.17 Đặc điểm tiền căn hen của các phân nhóm bệnh

Các nhóm Số trường hợp Không tiền căn hen (%)

Có tiền căn hen (%)

Ưu thế BCAT 46 44 (95,7) 2 (4,3)

Ưu thế BCTT 49 49 (100) 0 (0)

Tăng hỗn hợp 17 15 (88,2) 2 (11,8)

Tỉ lệ bệnh nhân không có tiền căn hen trong mẫu khảo sát là 96,4%.

Chúng tôi không ghi nhận sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ tiền căn hen giữa các phân nhóm bệnh với ngưỡng ý nghĩa thống kê là p=0,057 (sử dụng phép kiểm Likelihood ratio vì có 50% số ô của bảng chéo có giá trị lý thuyết dưới 5).

3.3.4. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với tiền căn dị ứng Bảng 3.18. Đặc điểm tiền căn dị ứng của các phân nhóm bệnh

Các nhóm Số trường hợp Không tiền căn dị ứng (%)

Có tiền căn dị ứng (%)

Ưu thế BCAT 46 44 (95,7) 2 (4,3)

Ưu thế BCTT 49 47 (95,9) 2 (4,1)

Tăng hỗn hợp 17 17 (100) 0 (0)

Chúng tôi không ghi nhận tiền căn dị ứng trong 96,4% của mẫu khảo sát. Khi đánh giá mối tương quan giữa tiền căn dị ứng với các phân nhóm bệnh, chúng tôi không ghi nhận có sự tương quan thống kê với p=0,510 (sử dụng phép kiểm likelihood ratio vì có 50% số ô có giá trị lý thuyết dưới 5).

Điều này có nghĩa là tỉ lệ có tiền căn dị ứng không khác nhau giữa các phân nhóm bệnh.

3.3.5. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với tiền căn hút thuốc lá Bảng 3.19. Đặc điểm tiền căn hút thuốc lá của các phân nhóm bệnh

Các nhóm Số trường hợp

Không tiền căn hút thuốc lá (%)

Có tiền căn hút thuốc lá (%)

Ưu thế BCAT 46 34 (73,9) 12 (26,1)

Ưu thế BCTT 49 36 (73,5) 13 (26,5)

Tăng hỗn hợp 17 14 (82,3) 3 (17,7)

Có 75% mẫu khảo sát không ghi nhận tiền căn hút thuốc lá. Khi đánh giá mối tương quan giữa tiền căn hút thuốc lá với các phân nhóm bệnh, chúng tôi không ghi nhận có sự tương quan thống kê với p=0,748 (sử dụng phép kiểm Chi bình phương). Điều này có nghĩa là tỉ lệ có tiền căn hút thuốc lá không khác nhau giữa các phân nhóm bệnh.

3.3.6. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với độ polyp Polyp khe mũi giữa

Bảng 3.20. Số lượng polyp khe mũi giữa theo phân nhóm bệnh Ưu thế BCAT

(n = 46)

Ưu thế BCTT (n = 49)

Tăng hỗn hợp (n = 17)

Không polyp 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Độ 1 2 (4,3%) 4 (8,2%) 0 (0%)

Độ 2 12 (23,9%) 30 (61,2%) 4 (23,5%) Độ 3 26 (58,7%) 8 (16,3%) 8 (47,1%)

Độ 4 6 (13%) 7 (14,3%) 5 (29,4%)

Độ 5 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Biểu đồ 3.4. Phân bố độ của polyp khe mũi giữa theo phân nhóm bệnh

Biểu đồ 3.5. Đánh giá độ nặng của polyp khe mũi giữa theo phân nhóm bệnh

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Không polyp Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5

0 % 10 % 20 % 30 % 40 % 50 % 60 % 70 %

Không polyp Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5

Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Đây là dạng biểu đồ đánh giá độ nặng của các phân nhóm bệnh. Biểu đồ này tương đương với biểu đồ cột (phân bố độ polyp) nêu phía trên, nhưng giúp phân tích đối với dạng số liệu phân nhóm thứ bậc. Cụ thể:

 Đường phân bố của phân nhóm bạch cầu trung tính (màu đỏ) lệch về phía bên trái, tương đương với lệch về phía bệnh mức độ nhẹ, nằm nhiều ở độ 2.

 Đường phân bố của phân nhóm bạch cầu ái toan và phân nhóm hỗn hợp tương đối giống nhau, lệch về phía bên phải, và nằm nhiều ở polyp độ 3, 4.

 Hay nói cách khác là phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và phân nhóm “Tăng hỗn hợp” có biểu hiện polyp nặng hơn so với các phân nhóm bạch cầu trung tính.

Polyp khe mũi trên

Bảng 3.21. Số lượng polyp khe mũi trên theo phân nhóm bệnh Ưu thế BCAT

(n = 46)

Ưu thế BCTT (n = 49)

Tăng hỗn hợp (n = 17) Không polyp 36 (78,3%) 49 (100%) 10 (58,8%)

Độ 1 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Độ 2 6 (13%) 0 (0%) 6 (35,3%)

Độ 3 4 (8,7%) 0 (0%) 1 (5,9%)

Độ 4 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Độ 5 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)

Biểu đồ 3.6. Phân bố độ của polyp khe mũi trên theo phân nhóm bệnh

Biểu đồ 3.7. Đánh giá độ nặng của polyp khe mũi trên theo phân nhóm bệnh

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Không polyp Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Không polyp

Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 Độ 5

Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Đối với polyp khe mũi trên, số lượng ca bệnh không nhiều nên đường biểu diễn phân bố không rõ dạng. Tuy vậy, với biểu đồ giúp phân tích đối với dạng số liệu phân nhóm thứ bậc này, chúng ta cũng có thể ghi nhận một số kết quả sau:

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có đường phân bố là đưởng thẳng trong vùng có polyp, vì không ca nào có polyp khe mũi trên.

 Hai phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và “Tăng hỗn hợp” có đường phân bố theo độ nặng. Phân nhóm “Tăng hỗn hợp” có đường phân bố lệch trái hơn phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”, về hướng mức độ nặng hơn.

3.3.7. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với điểm số SNOT-22

Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với điểm trung bình SNOT-22 Bảng 3.22. Điểm trung bình SNOT-22 của các phân nhóm bệnh

Phân nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn

Ưu thế BCAT 46 15,75 2,29

Ưu thế BCTT 49 16,06 2,30

Tăng hỗn hợp 17 16,18 2,27

3 phân nhóm 112 15,95 2,28

Biểu đồ 3.8. Phân bố điểm SNOT-22 theo phân nhóm bệnh

Biểu đồ cho thấy điểm trung bình SNOT-22 giữa các phân nhóm bệnh không khác nhau.

So sánh từng cặp cho kết quả như sau:

Bảng 3.23. So sánh bắt cặp giá trị trung bình SNOT-22 theo phân nhóm bệnh

Nhóm A Nhóm B A-B ĐLC P

Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT -0,29 0,46 0,536

tăng hỗn hợp -0,42 0,64 0,512

Ưu thế BCTT Ưu thế BCAT 0,29 0,46 0,536

Tăng hỗn hợp -0,13 0,64 0,832

Tăng hỗn hợp Ưu thế BCAT 0,42 0,64 0,512

Ưu thế BCTT 0,13 0,64 0,832

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

So sánh từng cặp giá trị trung bình SNOT-22 giữa các phân nhóm bệnh cho thấy không có sự khác nhau giữa các phân nhóm bệnh về mặt thống kê.

Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với mức độ thường gặp của các triệu chứng SNOT-22

Bảng 3.24. Độ thường gặp các triệu chứng SNOT-22 của các phân nhóm bệnh STT Triệu chứng Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Số ca % Số ca % Số ca %

1 Chảy nước mũi 30 65,2 11 22,5 6 35,3

2 Chảy mũi đặc 11 23,9 33 67,4 9 52,9

3 Xì mũi 0,0 0,0 0,0

4 Chảy mũi sau/khịt khạc 35 76,1 48 98,0 16 94,1

5 Nghẹt mũi 43 93,5 49 100,0 17 100,0

6 Giảm/mất ngửi 36 78,3 7 14,3 12 70,6

7 Đau/nặng mặt 19 41,3 39 79,6 11 64,7

8 Hắt hơi 34 73,9 5 10,2 7 41,2

9 Ho 16 34,8 20 40,8 10 58,8

10 Đầy tai/Ù tai 1 2,2 7 14,3 3 17,7

11 Đau tai 0 0,0 1 2,0 0 0,0

12 Chóng mặt 1 2,2 3 6,1 1 5,9

13 Khó ngủ 3 6,5 4 8,2 1 5,9

14 Thức dậy ban đêm 5 10,9 6 12,2 1 5,9

15 Đêm ngủ không ngon 34 73,9 32 65,3 6 35,3

16 Mệt khi thức dậy 1 2,2 0 0,0 1 5,9

17 Mệt mỏi 31 67,4 27 55,1 9 52,9

18 Giảm năng suất 2 4,4 1 2,0 0 0,0

19 Giảm tập trung 4 8,7 6 12,2 1 5,9

20 Kích thích 0 0,0 0 0,0 1 5,9

21 Buồn 0 0,0 0 0,0 0 0,0

22 Lo lắng 6 13,0 12 24,5 3 17,7

Bảng 3.25. So sánh bắt cặp độ thường gặp của các triệu chứng SNOT-22 theo phân nhóm bệnh

STT Triệu chứng

Độ thường gặp (theo tỉ lệ %) Tương quan thống kê p Ưu thế

BCAT (A)

Ưu thế BCTT

(B)

Tăng hỗn hợp

(C)

A vs B B vs C A vs C

1 Chảy nước mũi 65,2% 22,4% 35,3% <0,001 0,297 0,033 2 Chảy mũi đặc 23,9% 67,3% 52,9% <0,001 0,287 0,028

3 Xì mũi 0% 0% 0% NA NA NA

4 Chảy mũi sau/khịt khạc 76,1% 98% 94,1% 1,000* 0,452* 0,106

5 Nghẹt mũi 93,5% 100% 100% 0,110* NA 0,557*

6 Giảm/mất ngửi 78,3% 14,3% 70,6% <0,001 <0,001 0,526 7 Đau/nặng mặt 41,3% 79,6% 64,7% <0,001 0,217 0,099

8 Hắt hơi 73,9% 10,2% 41,2% <0,001 0,004 0,016

9 Ho 34,8% 40,8% 58,8% 0,545 0,199 0,085

10 Đầy tai/Ù tai 2,2% 14,3% 17,6% 0,060* 0,739 0,057*

11 Đau tai 0% 2% 0% 1,000* 1,000* NA

12 Chóng mặt 2,2% 6,1% 5,9% 0,618* 1,000* 0,470*

13 Khó ngủ 6,5% 8,2% 5,9% 1,000* 1,000* 1,000*

14 Thức dậy ban đêm 10,9% 12,2% 5,9% 1,000* 0,463* 1,000*

15 Đêm ngủ không ngon 73,9% 65,3% 35,3% 0,363 0,031 0,005 16 Mệt khi thức dậy 2,2% 0% 5,9% 0,484* 0,258* 0,470*

17 Mệt mỏi 67,4% 55,1% 52,9% 0,220 0,877 0,29

18 Giảm năng suất 4,3% 2% 0% 0,609* 1,000* 1,000*

19 Giảm tập trung 8,7% 12,2% 5,9% 0,573 0,463 1,000*

20 Kích thích 0% 0% 5,9% NA 0,258* 0,270*

21 Buồn 0% 0% 0% NA NA NA

22 Lo lắng 13% 24,5% 17,6% 0,155 <0,001 0,643

Phép kiểm được sử dụng là Chi bình phương; (*) kết quả có được từ Fisher exact test ví có nhiều ô có giá trị lý thuyết <5.

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Qua so sánh từng cặp độ thường gặp của triệu chứng giữa các phân nhóm bệnh, chúng tôi nhận thấy:

 Các triệu chứng mũi xoang (triệu chứng 1- 12): một số triệu chứng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm.

 Các triệu chứng chất lượng cuộc sống (triệu chứng 13- 22): chỉ có

“đêm ngủ không ngon” và “lo lắng” có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm.

 Do vậy, các triệu chứng mũi xoang sẽ được phân tích sâu hơn.

Biểu đồ 3.9. Độ thường gặp của các triệu chứng mũi xoang

Triệu chứng mũi xoang thường gặp của phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” là: 1-nghẹt mũi (93%), 2- giảm/mất ngửi (78%), 3-chảy mũi sau (76%), 4-hắt hơi (74%), và 5-chảy nước mũi (65%).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

100 Ưu thế BCAT

Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Triệu chứng mũi xoang thường gặp của phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” là: 1-nghẹt mũi (100%), 2-chảy mũi sau (98%), 3-đau/nặng mặt (80%), 4-chảy mũi đặc (67%) và 5-ho (42%).

Triệu chứng mũi xoang thường gặp của phân nhóm “Tăng hỗn hợp” là:

1-nghẹt mũi (100%), 2-chảy mũi sau (94%), 3- giảm/mất ngửi (72%), 4- đau/nặng mặt (65%) và 5- ho (59%).

Trong các triệu chứng mũi xoang thường gặp trên đây, chúng tội nhận thấy các triệu chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa các phânphân nhóm là chảy nước mũi, chảy mũi đặc, giảm/mất ngửi, đau/nặng mặt, hắt hơi. Trong đó, phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và phân nhóm

“Tăng hỗn hợp” có triệu chứng khác biệt nổi bật là giảm/mất ngửi, lần lượt cao gấp 5,5 lần và 4,9 lần so với ở phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính”.

Tương tự, phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có triệu chứng khác biệt nổi bật là chảy mũi đặc, gấp 2,8 lần so với phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”.

Các triệu chứng thường gặp khác: nghẹt mũi, chảy mũi sau, ho không khác nhau giữa các phân nhóm về mặt thống kê, dù nghẹt mũi là triệu chứng thường được gặp nhất.

Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với độ nặng của các triệu chứng SNOT-22

Bảng 3.26. Độ nặng các triệu chứng SNOT-22 của các phân nhóm bệnh

STT Triệu chứng

Ưu thế BCAT (điểm trung

bình)

Ưu thế BCTT (điểm trung

bình)

Tăng hỗn hợp (điểm trung

bình)

1 Chảy nước mũi 1,63 0,55 0,76

2 Chảy mũi đặc 0,52 1,61 1,29

3 Xì mũi 0,00 0,00 0,00

4 Chảy mũi sau/khịt khạc 1,85 2,71 2,41

5 Nghẹt mũi 2,74 3,24 3,18

6 Giảm/mất ngửi 1,83 0,31 1,76

7 Đau/nặng mặt 0,93 1,86 1,35

8 Hắt hơi 1,46 0,20 0,76

9 Ho 0,70 0,80 1,06

10 Đầy tai/Ù tai 0,04 0,29 0,35

11 Đau tai 0,00 0,04 0,00

12 Chóng mặt 0,02 0,10 0,12

13 Khó ngủ 0,20 0,20 0,12

14 Thức dậy ban đêm 0,22 0,31 0,12

15 Đêm ngủ không ngon 1,59 1,65 0,82

16 Mệt khi thức dậy 0,02 0,00 0,18

17 Mệt mỏi 1,41 1,35 1,35

18 Giảm năng suất 0,09 0,04 0,00

19 Giảm tập trung 0,24 0,29 0,12

20 Kích thích 0,00 0,00 0,06

21 Buồn 0,00 0,00 0,00

22 Lo lắng 0,28 0,51 0,35

Bảng 3.27. So sánh bắt cặp độ nặng các triệu chứng SNOT-22 theo phân nhóm bệnh

STT Triệu chứng

Độ nặng

(theo điểm trung bình) Tương quan thống kê p Ưu thế

BCAT (A)

Ưu thế BCTT

(B)

Tăng hỗn hợp

(C)

A vs B B vs C A vs C

1 Chảy nước mũi 1,63 0,55 0,76 <0,001 0,480 0,018 2 Chảy mũi đặc 0,52 1,61 1,29 <0,001 0,362 0,036

3 Xì mũi 0 0 0 NA NA NA

4 Chảy mũi sau/khịt khạc 1,85 2,71 2,41 <0,001 0,229 0,088

5 Nghẹt mũi 2,74 3,24 3,18 0,004 0,702 0,105

6 Giảm/mất ngửi 1,83 0,31 1,76 <0,001 <0,001 0,859 7 Đau/nặng mặt 0,93 1,86 1,35 <0,001 0,118 0,232

8 Hắt hơi 1,46 0,20 0,76 <0,001 0,048 0,017

9 Ho 0,70 0,80 1,06 0,642 0,357 0,226

10 Đầy tai/Ù tai 0,04 0,29 0,35 0,031 0,744 0,131

11 Đau tai 0,00 0,04 0,00 0,322 0,560 NA

12 Chóng mặt 0,02 0,10 0,12 0,214 0,900 0,434

13 Khó ngủ 0,20 0,20 0,12 0,955 0,642 0,692

14 Thức dậy ban đêm 0,22 0,31 0,12 0,570 0,389 0,574 15 Đêm ngủ không ngon 1,59 1,65 0,82 0,790 0,024 0,023 16 Mệt khi thức dậy 0,02 0,00 0,18 0,323 0,332 0,397

17 Mệt mỏi 1,41 1,35 1,35 0,791 0,987 0,873

18 Giảm năng suất 0,09 0,04 0,00 0,530 0,560 0,3990

19 Giảm tập trung 0,24 0,29 0,12 0,775 0,414 0,558

20 Kích thích 0,00 0,00 0,06 NA 0,332 0,332

21 Buồn 0,00 0,00 0,00 NA NA NA

22 Lo lắng 0,28 0,51 0,35 0,200 0,546 0,745

Ghi chú: theo quy ước thống kê: “Nhóm A”: phân nhóm cần so sánh;

“Nhóm B”: 1 trong 2 phân nhóm còn lại lần lượt đem so sánh với “Nhóm A”

Tất cả các test thống kê sử dụng trong bảng trên là test T student cho 2 phân nhóm độc lập, theo từng cặp so sánh.

Qua so sánh từng cặp độ nặng của triệu chứng giữa các phân nhóm bệnh, chúng tôi nhận thấy:

 Các triệu chứng mũi xoang (triệu chứng 1- 12): một số triệu chứng có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm.

 Các triệu chứng chất lượng cuộc sống (triệu chứng 13-22): chỉ có” đêm ngủ không ngon” có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm.

Do vậy, các triệu chứng mũi xoang sẽ được phân tích sâu hơn.

Biểu đồ 3.10. Độ nặng của các triệu chứng mũi xoang

Triệu chứng nặng của phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” là: 1-nghẹt mũi (M = 2,74), 2-chảy mũi sau (M = 1,85), 3-giảm/mất ngửi (M = 1,83), 4- chảy nước mũi (M = 1,63), 5-hắt hơi (M = 1,46)

Triệu chứng nặng của phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” là: 1- nghẹt mũi (M = 3,24), 2-chảy mũi sau (M = 2,71), 3-đau/nặng mặt (M = 1,83), 4-chảy mũi đặc (M = 1,61) và 5-ho (M = 0,8)..

.000 .500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

3.500 Ưu thế BCAT

Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp

Triệu chứng nặng của phân nhóm “Tăng hỗn hợp” là: 1-nghẹt mũi (M

= 3,18), 2-chảy mũi sau (M = 2,41), 3-giảm/mất ngửi (M = 1,76), 4-đau/nặng mặt (M = 1,35) và 5-chảy mũi đặc (M = 1,29)..

Trong các triệu chứng mũi xoang nặng, chúng tội nhận thấy các triệu chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa các phân nhóm là chảy nước mũi, chảy mũi đặc, chảy mũi sau, giảm/mất ngửi, đau/nặng mặt, hắt hơi.

Trong đó, phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”và “Tăng hỗn hợp” có triệu chứng nổi bật là giảm/mất ngửi nặng hơn, lần lượt gấp 5,9 lần và 5,7 lần so với ở phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính”. Tương tự, phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có triệu chứng khác biệt nổi bật là chảy mũi đặc, nặng gấp 3,1 lần so với phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”.

Các triệu chứng nặng khác: nghẹt mũi, ho không khác nhau giữa các phân nhóm về mặt thồng kê, dù nghẹt mũi là triệu chứng nặng nhất.

Nhìn chung, qua so sánh từng cặp, chúng tôi nhận thấy mức độ thường gặp và độ nặng của triệu chứng giảm/mất ngửi nổi bật ở phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”, trong khi triệu chứng chảy mũi đặc thì nổi bật ở phân nhóm

“Ưu thế bạch cầu trung tính”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 66 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)