Sự đáp ứng với điều trị steroids của các phân nhóm bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 81 - 100)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Sự đáp ứng với điều trị steroids của các phân nhóm bệnh

Bảng 3.28. Sự giảm độ polyp mũi trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các nhóm Số trường hợp Số trường hợp không đổi (%)

Số trường hợp có cải thiện (%)

Ưu thế BCAT 46 2 (4,4) 44 (95,6)

Ưu thế BCTT 49 26 (53,1) 23 (46,9)

Tăng hỗn hợp 17 2 (11,8) 15 (88,2)

Kết quả phép kiểm Chi bình phương cho thấy có sự khác biệt về tỉ lệ cải thiện tình trạng polyp mũi giữa các phân nhóm bệnh một cách có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng p<0,001. Trong đó phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”

có tỉ lệ cải thiện cao nhất và phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có tỉ lệ cải thiện thấp nhất. Tỉ lệ cải thiện chung của cả 3 phân nhóm bệnh là 73,2%.

Biểu đồ 3.11. Phân bố tỉ lệ giảm độ polyp mũi sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh.

Trước điều trị steroids

Trương Ngọc S.,Nam, 68t, mã số V019 Polyp mũi bên phải, độ 3- Florida

Sau điều trị steroids

Trương Ngọc S.,Nam, 68t, mã số V019 Không còn polyp mũi bên phải, chỉ còn

thấy bóng sàng quá phát Hình 3.4. Polyp mũi giảm độ đáng kể (giảm 3 độ) sau điều trị steroids

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Ưu thế BCAT Ưu thế BCTT Tăng hỗn hợp Cải thiện Không đổi

Trước điều trị steroids Trịnh K. 51t, mã số V038 Polyp mũi bên trái, độ 2 - Florida

Sau điều trị steroids Trịnh K. 51t, mã số V038 Không còn polyp mũi bên trái Hình 3.5. Polyp mũi giảm độ (giảm 2 độ) sau điều trị steroids

Trước điều trị steroids Phan Thành B. 57t, mã số V055 Polyp mũi bên phải, độ 4 - Florida

Sau điều trị steroids Phan Thành B.,57t, mã số V055 Polyp mũi bên phải, độ 2 - Florida Hình 3.6. Polyp mũi giảm độ (giảm 2 độ) sau điều trị steroids

Trước điều trị steroids Nguyễn Duyị K..24t, mã số V033 Polyp mũi bên trái, độ 4 - Florida

Sau điều trị steroids Nguyễn Duyị K..24t, mã số V033 Polyp mũi bên trái, độ 3 - Florida Hình 3.7. Polyp mũi giảm độ ít (giảm 1 độ) sau điều trị steroids

Trước điều trị steroids Trần Lê Ngọc H.18t, mã số V057 Polyp mũi bên phải, độ 4 - Florida

Sau điều trị steroids Trần Lê Ngọc H.18t, mã số V057 Polyp mũi bên phải, độ 4 - Florida Hình 3.8. Polyp mũi không giảm độ (dù có nhỏ hơn) sau điều trị steroids

Trước điều trị steroids Nguyễn Thị C. 40t, mã số V125 Polyp mũi bên phải, độ 2 - Florida

Sau điều trị steroids Nguyễn Thị C. 40t, mã số V125 Polyp mũi bên phải, độ 2 - Florida Hình 3.9. Polyp mũi không giảm độ (dù có nhỏ hơn) sau điều trị steroids 3.4.2. Đánh giá theo điểm số SNOT-22

Bảng 3.29 Điểm SNOT-22 trước và sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh Các nhóm Số trường hợp Trước điều trị

steroids (M)

Sau điều trị steroids (M)

Ưu thế BCAT 46 15,76 4,87

Ưu thế BCTT 49 16,06 4,86

Tăng hỗn hợp 17 16,18 5,29

Biểu đồ 3.12. Điểm SNOT-22 trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh Sau điều trị steroids, bệnh nhân của cả 3 nhóm đều có điểm trung bình SNOT-22 giảm đáng kể, có ý nghĩa thống kê p<0,001. Tuy nhiên, so sánh từng cặp điểm trung bình SNOT-22 sau điều trị steroids giữa các phân nhóm bệnh cho thấy không có sự khác nhau về mặt thống kê.

Bảng 3.30. So sánh bảng điểm SNOT-22 trước-sau điều trị theo phân nhóm

Các nhóm

Thang điểm SNOT-22

Trước – sau

So sánh thống kê (p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 15,75 (2,29) 4,87 (1,54) 10,88 <0,001 Ưu thế BCTT 16,06 (2,30) 4,88 (1,65) 11,18 <0,001 Tăng hỗn hợp 16,18 (2,27) 5,29 (1,05) 10,88 <0,001

3.4.3. Đánh giá theo sự thấm nhập tế bào viêm

Số lượng bạch cầu ái toan

Tổng cộng có 68 mẫu có kết quả khảo sát sau điều trị steroids. Sau điều trị steroids, số lượng trung bình là 4,06 tế bào, trung vị là 2,67 tế bào; độ lệch chuẩn là 3,66 tế bào. Giá trị thấp nhất là 0 tế bào, giá trị cao nhất là 11 tế bào.

Mô bệnh trước điều trị steroids BN Trương Ngọc S., nam, 68t, mã số V019

Nhuộm HE, x400. Nhiều BCAT trong mô đệm

Mô bệnh sau điều trị steroids

BN Trương Ngọc S., nam, 68t, mã số V019 Nhuộm HE, x400. Có 1 BCAT trong mô

đệm, 1 BCAT trong mao mạch Hình 3.10. Sự thấm nhập BCAT trong mô bệnh giảm đáng kể sau điều trị steroids

Bảng 3.31. Số lượng BCAT trước và sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các nhóm

Số trường

hợp

Số lượng trung bình của BCAT

(tế bào/200 tế bào đếm) So sánh thống kê (p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 54,35 4,35 <0,001

Ưu thế BCTT 26 4,01 2,85 0,471

Tăng hỗn hợp 17 55,73 5,47 <0,001

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Biểu đồ 3.13. Phân bố số lượng BCAT trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh Kết quả cho thấy có sự cải thiện về chỉ số trung bình số lượng tế bào bạch cầu ái toan sau điều trị steroids so với giá trị trước điều trị ở phân nhóm

“Ưu thế bạch cầu ái toan” và phân nhóm “Tăng hỗn hợp”.

Số lượng bạch cầu trung tính

Tổng cộng có 68 mẫu có kết quả khảo sát. Sau điều trị steroids,số lượng trung bình là 10,43 tế bào; trung vị là 10; độ lệch chuẩn là 7,74 tế bào.

Giá trị thấp nhất là 0 tế bào, giá trị cao nhất là 57 tế bào.

Mô bệnh trước điều trị steroids BN Nguyễn Thị C., nữ, 40t, mã số V125 Nhuộm IHC, x400. Nhiều BCTT trong mô

đệm và biểu mô

Mô bệnh sau điều trị steroids BN Nguyễn Thị C., nữ, 40t, mã số V125 Nhuộm IHC, x400. Rải rác BCTT trong mô

đệm và biểu mô

Hình 3.11. Sự thấm nhập BCTT trong mô bệnh giảm đáng kể sau điều trị steroids Bảng 3.32. Số lượng BCTT trước và sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các nhóm

Số trường

hợp

Số lượng trung bình của BCTT

(tế bào/200 tế bào đếm) So sánh thống kê

(p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 10,32 6,62 0,151

Ưu thế BCTT 26 48,95 13,13 <0,001

Tăng hỗn hợp 17 43,65 11,90 <0,001

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Biểu đồ 3.14. Phân bố số lượng BCTT trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Kết quả cho thấy có sự cải thiện về chỉ số trung bình số lượng tế bào bạch cầu trung tính sau điều trị steroids so với giá trị trước điều trị ở phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” và phân nhóm “Tăng hỗn hợp”.

Số lượng TH2

Bảng 3.33. Số lượng tế bào TH2 trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các nhóm

Số trường

hợp

Số lượng trung bình của TH2

(tế bào/200 tế bào đếm) So sánh thống kê

(p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 14,15 8,18 <0,001

Ưu thế BCTT 26 2,97 12,43 <0,001

Tăng hỗn hợp 17 15,84 20,69 0,007

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Bảng trên cho thấy được diễn tiến của số lượng trung bình trước và sau điều trị steroids. Ở đây có thể ghi nhận một số kết quả như sau:

 Nhóm bạch cầu ái toan có giảm có ý nghĩa thống kê số lượng tế bào TH2 sau điều trị steroids. Hay nói cách khác là việc điều trị steroids đã làm giảm lượng tế bào TH2.

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” và hỗn hợp ngược lại có sự tăng số lượng tế bào TH2 sau điều trị steroids và hiện tượng này ghi nhận có sự khác biệt thống kê.

Biểu đồ 3.15. Phân bố số lượng tế bào TH2 trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Hình này mô tả rõ kết quả trình bày trên bảng, cho thấy được tính chất thay đổi giữa trước và sau điều trị steroids. Một cách tương tự với kết quả của bảng, các biểu đồ boxplot cho thấy nhóm bạch cầu ái toan có số lượng tế bào TH2 giảm và Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” – hỗn hợp thì có số lượng tế bào TH2 tăng sau điều trị steroids.

Số lượng tế bào TH1

Bảng 3.34. Số lượng tế bào TH1 trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các nhóm

Số trường

hợp

Số lượng trung bình của TH1

(tế bào/200 tế bào đếm) So sánh thống kê

(p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 35,87 19,92 <0,001

Ưu thế BCTT 26 44,35 11,51 <0,001

Tăng hỗn hợp 17 44,59 23,65 <0,001

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Với bảng này, chúng ta lại ghi nhận có sự thay đổi theo chiều hướng giảm số lượng TH1 một cách đồng đều ở cả 3 nhóm sau khi điều trị steroids, tất cả đều có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3.16. Phân bố kết quả số lượng tế bào TH1 trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Biểu đồ này diễn đạt lại kết quả đã mô tả trong 2 bảng phía trên.

Các đường màu xanh lá diễn tả phân bổ số liệu sau khi điều trị steroids, cho thấy nó đều thấp hơn so với giá trị trước điều trị steroids trong cả 3 nhóm.

Số lượng tế bào T-reg

Bảng 3.35. Số lượng trung bình tê bào T-reg trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các nhóm

Số trường

hợp

Số lượng trung bình của T-reg

(tế bào/ 200 tế bào đếm) So sánh thống kê

(p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 7,23 5,25 <0,001

Ưu thế BCTT 26 7,38 9,40 <0,001

Tăng hỗn hợp 17 7,25 10,08 <0,001

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Biểu đồ 3.17. Phân bố kết quả số lượng tế bào T-reg trước và sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Biểu đồ này cho thấy lại kết quả của các bảng đã nêu trên

Có sự thay đổi về số lượng tế bào T-reg trước và sau điều trị steroids trong cả 3 phân nhóm bệnh, sự thay đổi này là có ý nghĩa thống kê. Trong đó, số lượng tế bào T-reg giảm sau điều trị steroids trong phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”. Ngược lại, 2 nhóm còn lại thì được ghi nhận tăng số lượng tế bào T-reg sau điều trị steroids.

3.4.4. Đánh giá theo chỉ số biểu hiện gen Chỉ số biểu hiện gen FOXP3

Bảng 3.36. Chỉ số biểu hiện gen FOXP3 trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các phân nhóm

Số trường

hợp

Chỉ số trung bình và Độ lệch chuẩn (ngoặc đơn)

Trước - sau

So sánh thống kê

(p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 5,91 (1,94) 2,24 (1,11) 3,67 <0,001 Ưu thế BCTT 26 6,17 (2,14) 7,45 (2,47) -1,28 0,003 Tăng hỗn hợp 17 6,59 (2,14) 10,53 (3,45) -3,94 <0,001

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Biểu đồ 3.18. Phân bố kết quả chỉ số biểu hiện gen FOXP3 trước và sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Biểu đồ này trình bày kết quả của bảng trước đó.

Ở đây chúng ta có thể ghi nhận kết quả như sau:

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có chỉ số biểu hiện gen FOXP3 sau điều trị steroids giảm có ý nghĩa thống kê, từ 5,91 + 1,94 xuống còn 2,24 + 1,11. Hay nói cách khác là steroids đã làm giảm hoạt động của gen FOXP3. Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” và hỗn hợp thì ngược lại, tăng chỉ số biểu hiện gen FOXP3 sau điều trị steroids và hiện tượng này cũng có sự khác biệt thống kê.

 Khi so sánh chỉ số biểu hiện gen FOXP3 sau điều trị steroids giữa 3 phân nhóm bệnh, phép kiểm ANOVA cho kết quả F=61,017, tương đương với mức ý p<0,001. Điều này có nghĩa là giữa các cặp so sánh, có tồn tại ít nhất một cặp so sánh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Cụ thể, phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có chỉ số biểu hiện gen FOXP3 sau điều trị steroids thấp hơn phân nhóm “Ưu thế bạch cầu

trung tính” là 5,21 (p<0,001); phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có chỉ số biểu hiện gen FOXP3 sau điều trị steroids thấp hơn phân nhóm

“Tăng hỗn hợp” là 8,28 (p<0,001); phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có chỉ số biểu hiện gen FOXP3 sau điều trị steroids thấp hơn phân nhóm “Tăng hỗn hợp” là 3,07 (p<0,001).

Biểu đồ 3.19. Phân bố kết quả chỉ số biểu hiện gen FOXP3 trước điều trị giữa bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với Steroids trong từng phân nhóm bệnh.

Phân tích sự khác biệt chỉ số gen FOXP3 trước điều trị giữa bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với Steroids (dựa trên sự giảm độ polyp mũi qua nội soi, CT-Scan và giảm điểm số SNOT-22 sau điều trị theo phác đồ của EPOS 2012[30]) trong từng phân nhóm bệnh, chúng ta có kết quả như sau:

 Chỉ có phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có chỉ số biểu hiện gen FOXP3 trước điều trị giữa các bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với Steroids khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,037). Nói cách khác là chỉ số gen FOXP3 có thể tiên lượng được sự đáp ứng với Steroids trong phân nhóm này: các bệnh nhân có chỉ số gen này cao hơn (chỉ số trung

bình là 7,16) thì không giảm độ sau điều trị. Trong khi các bệnh nhân có chỉ số gen này thấp (chỉ số trung bình là 5,09) thì giảm độ sau điều trị.

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và “Tăng hỗn hợp” thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số biểu hiện gen FOXP3 trước điều trị giữa các bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với Steroids trong phân nhóm.

Chỉ số biểu hiện gen hGRα

Bảng 3.37. Chỉ số biểu hiện gen hGRα trước-sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

Các phân nhóm

Số trường

hợp

Chỉ số trung bình và Độ

lệch chuẩn (ngoặc đơn) Trước - sau

So sánh thống kê (p)*

Trước điều trị steroids

Sau điều trị steroids

Ưu thế BCAT 25 1,50 (0,37) 1,09 (0,08) 0,408 <0,001 Ưu thế BCTT 26 1,60 (0,42) 1,72 (0,45) -0,111 0,353 Tăng hỗn hợp 17 1,80 (0,60) 1,77 (0,51) 0,294 0,883

* Sử dụng phép kiểm T student bắt cặp trước sau tương ứng với từng nhóm.

Biểu đồ 3.20. Phân bố kết quả chỉ số biểu hiện gen hGRα trước và sau điều trị steroids theo phân nhóm bệnh

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có chỉ số biểu hiện gen hGRα sau điều trị steroids giảm có ý nghĩa thống kê, từ 1,50 + 0,37 xuống còn 1,09 + 0,08. Như vậy, steroids đã làm giảm hoạt động của gen hGRα.

Phân nhóm tăng hỗn hợp có chỉ số biểu gen hGRα giảm chút ít sau điều trị, trong khi phân nhóm bạch cầu trung tính thì ngược lại, tăng chỉ số biểu hiện sau điều trị steroids dù sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

 Khi so sánh chỉ số biểu hiện gen hGRα sau điều trị steroids giữa 3 phân nhóm bệnh, phép kiểm ANOVA cho kết quả F=4,517, tương đương với mức ý p=0,015. Điều này có nghĩa là giữa các cặp so sánh, có tồn tại ít nhất 1 cặp so sánh có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cụ thể, phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có chỉ số biểu hiện gen hGRα sau điều trị steroids thấp hơn phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” là 0,322 (p=0,014); phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có chỉ số biểu hiện

gen hGRα sau điều trị steroids thấp hơn phân nhóm “Tăng hỗn hợp” là 0,373 (p=0,012); phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có chỉ số biểu hiện gen hGRα sau điều trị steroids thấp hơn phân nhóm “Tăng hỗn hợp” là 0,050 (p=0,728), không có ý nghĩa thống kê.

Biểu đồ 3.21. Phân bố kết quả chỉ số biểu hiện gen hGRα trước điều trị giữa bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với Steroids trong từng phân nhóm bệnh.

Phân tích sự khác biệt chỉ số gen hGRα trước điều trị giữa bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với steroids (dựa trên sự giảm độ polyp mũi qua nội soi, CT-Scan và giảm điểm số SNOT-22 sau điều trị theo phác đồ của EPOS 2012[30]) trong từng phân nhóm bệnh, chúng ta có kết quả như sau:

 Chỉ có phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” có chỉ số biểu hiện gen hGRα trước điều trị giữa các bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với Steroids khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,026). Nói cách khác là chỉ số gen hGRα có thể tiên lượng được sự đáp ứng với steroids trong phân nhóm này: các bệnh nhân có chỉ số gen này cao hơn (chỉ số trung bình

là 2,15) thì không giảm độ sau điều trị. Trong khi các bệnh nhân có chỉ số gen này thấp (chỉ số trung bình là 1,70) thì giảm độ sau điều trị.

 Phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và “Tăng hỗn hợp” thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số biểu hiện gen hGRα trước điều trị giữa các bệnh nhân không đáp ứng và đáp ứng với steroids trong phân nhóm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 81 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)