Sự liên quan phân nhóm bệnh với đặc điểm dịch tễ mẫu khảo sát và độ nặng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 111 - 115)

4.3.1. Các chỉ số dịch tễ mẫu khảo sát

Đặc điểm giới tính, tuổi phù hợp với điều kiện chọn mẫu.

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của Ikeda, 2013, gần giống với chúng tôi nhất về phân loại tế bào viêm, là 54 + 13, cao hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi 41,34 + 13,38. Độ rộng của lứa tuổi trong nghiên cứu của Ikeda cũng rộng hơn là 13 đến 80 tuổi so với 15 đến 71 tuổi trong nghiên cứu chúng tôi[35].

4.3.2. Đặc điểm tiền căn của nhóm bệnh

Hút thuốc lá có tỉ lệ cao nhất trong đặc điểm về tiền căn là 25%. Ti lệ này có thấp hơn tỉ lệ bệnh nhân Nhật Bản hút thuốc lá là 28,9%[53]. Li nhấn mạnh vào đặc điểm tiền căn của bệnh nhân, bao gồm hen phế quản và dị ứng trong nghiên cứu của mình. Li nhận thấy tỉ lệ này không cao và không có sự khác biệt về ưu thế tế bào viêm giữa các bệnh nhân có và không có hen phế quản, dị ứng[21].

4.3.3. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với độ polyp Polyp khe mũi giữa

Trong nghiên cứu này, theo phân tích đối với dạng số liệu nhóm thứ bậc, chúng tôi thấy polyp trong phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” nằm nhiều ở độ 2, trong khi phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” và nhóm hỗn hợp tương đối giống nhau, nằm nhiều ở polyp độ 3,4. Nói cách khác là nhóm bạch cầu ái toan và phân nhóm “Tăng hỗn hợp” có biểu hiện polyp nặng hơn so với phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính”.

Ikeda không thống kê độ polyp mũi, nhưng đã cho biết cả điểm triệu chứng và CT scan của phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” cao hơn phân

nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” đáng kể[35]. Cao và Li không có số liệu về độ polyp mũi và sự tương quan với phân nhóm ưu thế tế bào viêm[21],[44].

Polyp khe mũi trên

Đối với polyp khe mũi trên, không có ca nào trong phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” (49 ca) có polyp khe mũi trên. Đây là đặc điểm đáng chú ý, có thể giúp thầy thuốc lâm sàng nhận biết sớm phân nhóm này trước khi có kết quả mô bệnh học.

Phân nhóm “Tăng hỗn hợp” có tỉ lệ polyp khe trên cao hơn phân nhóm

“Ưu thế bạch cầu ái toan” (41,2% so với 21,7%).

Hiện chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào có phân tích các đặc điểm của polyp khe mũi trên.

Tuy nhiên, vì số lượng ca bệnh không nhiều (17/112 trường hợp) nên chúng tôi không đi sâu phân tích thống kê sự khác nhau giữa 2 phân nhóm bệnh nói trên. Đặc điểm này cần tiếp tục nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn.

4.3.4. Sự liên quan giữa phân nhóm bệnh với điểm số SNOT-22 Với điểm trung bình SNOT-22

Trong nghiên cứu này,so sánh từng cặp cho thấy điểm trung bình SNOT-22 giữa các nhóm bệnh không khác nhau về mặt thống kê.

Ikeda sử dụng thang điểm từ 0 đến 3 để đánh giá 5 triệu chứng chảy mũi trước, chảy mũi sau, nghẹt mũi, mất ngửi, nhức đầu. Tác giả cho biết cả điểm triệu chứng và CT scan của phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” cao hơn phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính” đáng kể. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận là phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan” có thể được nhận biết rõ dựa vào độ nặng lâm sàng[35].

Nakayama, 2011, sử dụng thang điểm VAS trong nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, kết quả tổng điểm của triệu chứng ở phân nhóm tăng bạch

cầu ái toan là 29,81 ± 10,15 điểm, cao hơn nhóm không tăng bạch cầu ái toan là 13,81 ± 7,06 điểm ở mức ý nghĩa p = 0,005[53].

Lê Văn Vĩnh Quyền, 2015, cho kết quả tương đương với kết quả của Nakayama. Tổng điểm số VAS của phân nhóm tăng bạch cầu ái toan (29,81 ± 10,15 điểm) cao hơn nhóm không tăng bạch cầu ái toan (22,4 ± 11,29 điểm), p = 0,002[5].

Như trình bày trên đây, các tác giả khác thường sử dụng thang điểm VAS để so sánh độ nặng của triệu chứng của các phân nhóm polyp mũi tăng bạch cầu ái toan và không tăng bạch cầu ái toan. VAS được chọn để đánh giá các triệu chứng riêng lẻ do các nhóm nghiên cứu lựa chọn.

Hội Mũi xoang học châu Âu, 2012, sau khi tổng hợp 19 nghiên cứu trên khắp thế giới về vấn đề này, đã đề nghị sử dụng rộng rãi bảng đánh giá SNOT-22 (SinoNasal Outcome Test-22) hoặc RSOM-31 (Rhinosinusitis Outcome Measure-31) trong việc đánh giá bệnh mũi xoang[30]. Do đó chúng tôi sử dụng thang điểm SNOT-22 với ưu điểm là có thể đánh giá được hầu hết các triệu chứng mũi xoang.

Với mức độ thường gặp của các triệu chứng SNOT-22

Trong nỗ lực tìm kiếm triệu chứng thường gặp nào có thể giúp tiên đoán phân nhóm bệnh theo ưu thế tế bào viêm, chúng tôi sử dụng phép kiểm Chi2 và Fisher exact test (cho những số liệu < 5) để so sánh từng cặp các phân nhóm bệnh.

Như đã trình bày trong phần kết quả, chúng tôi nhận thấy một số triệu chứng mũi xoang có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm, trong khi không có triệu chứng chất lượng cuộc sống nào khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm. Do vậy, các triệu chứng mũi xoang được phân tích sâu hơn để tìm kiếm triệu chứng thường gặp có thể giúp tiên đoán phân nhóm bệnh.

Các triệu chứng mũi xoang thường gặp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa các phânphân nhóm là chảy nước mũi, chảy mũi đặc, giảm/mất ngửi, đau/nặng mặt, hắt hơi. Trong đó, chúng tôi cho rằng triệu chứng giảm/mất ngửi là một trong những triệu chứng thường gặp giúp tiên đoán phân nhóm ưu thế bạch cầu ái toan. Tương tự, triệu chứng chảy mũi đặc là một trong những triệu chứng thường gặp giúp tiên đoán phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính”, dù giá trị tiên đoán không mạnh lắm.

Các nghiên cứu của Lê Văn Vĩnh Quyền, Ikeda không đánh giá độ thường gặp của các triệu chứng nên chúng tôi không có so sánh[5],[35].

Với độ nặng của các triệu chứng SNOT-22

Ở đây chúng tôi cũng tìm triệu chứng nặng nào có thể giúp tiên đoán phân nhóm bệnh theo ưu thế tế bào viêm bằng phép kiểm T student cho 2 phân nhóm độc lập, theo từng cặp so sánh.

Chúng tôi nhận thấy một số triệu chứng mũi xoang có sự khác biệt độ nặng về mặt thống kê giữa các phân nhóm, trong khi không có triệu chứng chất lượng cuộc sống nào khác biệt về mặt thống kê giữa các phân nhóm. Do vậy, các triệu chứng mũi xoang được phân tích sâu hơn để tìm kiếm triệu chứng nặng có thể giúp tiên đoán phân nhóm bệnh.

Trong các triệu chứng mũi xoang nặng, chúng tôi nhận thấy các triệu chứng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) giữa các phân nhóm là chảy nước mũi, chảy mũi đặc, chảy mũi sau, giảm/mất ngửi, đau/nặng mặt, hắt hơi.

Dù kết quả của chúng tôi có khác so với nghiên cứu của Lê Văn Vĩnh Quyền về độ nặng của triệu chứng nghẹt mũi và nhảy mũi, triệu chứng giảm/mất ngửi đều nặng hơn trong phân nhóm tăng bạch cầu ái toan có ý nghĩa thống kê. Theo Lê Văn Vĩnh Quyền, điểm số trung bình triệu chứng giảm khứu của phân nhóm tăng bạch cầu ái toan là 6,61 ± 3,26 điểm, cao hơn nhóm không tăng bạch cầu ái toan là 3,74 ± 3,27 điểm, khác biệt này có ý nghĩa thống kê

theo phép kiểm Independent sample T test (P = 0.000 < 0.01)[5]. Theo Wang B.F., năm 2014, điểm trung bình VAS của triệu chứng rối loạn khứu giác của phân nhóm tăng BCAT là 5.59 ± 2.54 cao hơn nhóm không tăng BCAT 5.21

± 2.66[33]. Như vậy, ngoài việc đánh giá thấy triệu chứng giảm/mất ngửi nặng hơn trong phân nhóm tăng bạch cầu ái toan như tác gỉả Lê Văn Vĩnh Quyền và Wang B.F., chúng tôi nhận thấy triệu chứng này, với hiệu số khác biệt cao nhất, gấp 5,9 lần phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính”, có thể được xem là yếu tố tiên đoán cho phân nhóm “Ưu thế bạch cầu ái toan”.

Nhìn chung, chúng tôi đã sử dụng phép kiểm thống kê và thấy mức độ thường gặp và độ nặng của triệu chứng giảm/mất ngửi nổi bật ở phân nhóm

“Ưu thế bạch cầu ái toan”, trong khi triệu chứng chảy mũi đặc thì nổi bật ở phân nhóm “Ưu thế bạch cầu trung tính”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRα trong bệnh polyp mũi (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)