Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 21 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1.2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học đã được các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, nhà QLGD trên thế giới nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ ngay từ khi phát minh ra máy tính điện tử. Các nhà QLGD và chuyên gia về giáo dục đã nghiên cứu và khai thác dưới nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau, điển hình như:

Tác giả Muhammad ZM ZainHanafi AtanRozhan M Idrus đã viết bài:

Các tác động của thông tin và công nghệ truyền thông vào thực tiễn quản lý trong trường học thông minh của Malaysia (2004), chỉ rõ sự tác động của CNTT và truyền thông vào thực tiễn quản lý trong nhà trường. Qua điều tra, phân tích cho thấy sự tác động của làm phong phú mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, khả năng tiếp cận của giáo viên và học sinh với CNTT, một số tồn tại, hạn chế, lạm dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Bài viết cũng phân tích một số vấn đề khó khăn liên quan đến tài chính, các thủ tục cứng nhắc về hành chính, đội ngũ giáo viên [73].

Tác giả Dr Penni Tearle với nghiên cứu: “Việc thực hiện của CNTT trong trường trung học Vương quốc Anh” (2004), xuất phát từ thực tiễn thực hiện ứng dụng CNTT trong các trường trung học Vương quốc Anh, công trình đã đưa ra những khó khăn, thách thức phải đối mặt khi triển khai thực hiện ICT trong trường học. Nghiên cứu đã mở ra một loạt các vấn đề, trong đó đặc biệt liên quan đến quản lý ứng dụng CNTT và ảnh hưởng của nó tới văn hóa toàn bộ trường học. Những phát hiện chính: (1) Cần thiết phải có một chiến lược CNTT với tầm nhìn toàn trường; (2) Hiệu trưởng trong trường học phải thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của ứng dụng CNTT và phải thực hiện đưa CNTT vào giảng dạy trong trường học; (3) Xác định các nhu cầu của giáo viên và hỗ trợ đào tạo giáo viên về trình độ CNTT; (4) Vai trò cơ sở vật chất và hỗ trợ cơ sở vật chất trong quá trình thực hiện ứng

dụng CNTT; (5) Sự đổi mới trong công tác quản lý của người đứng đầu nhà trường trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục [128].

Giáo sư Rae Condie và Bob Munro cùng với Liz Seagraves và Trung tâm chất lượng giáo dục mùa hè Kenesson, Đại học Strathclyde đã viết trong cuốn: Tác động của công nghệ thông tin truyền thông trong nhà trường - đánh giá khách quan (2007). Các tác giả đã phân tích tác động của ICT vào lĩnh vực trường học trên khắp Vương quốc Anh. Nghiên cứu đã nhìn rộng hơn về tác động CNTT đối với giáo viên trong học tập, lập kế hoạch và quản lý lớp học: “hầu hết các học sinh và giáo viên đều đã tìm thấy việc đưa ICT vào lớp học phát triển tích cực, thúc đẩy học sinh và giáo viên và thay đổi hoàn toàn những kinh nghiệm học tập của cả hai. Đã có một sự thay đổi quan điểm của giáo viên, đặc biệt, với sự hoài nghi ban đầu và lo lắng đang dần dần thay thế bằng sự lạc quan và tự tin” [125, tr.75].

Các vấn đề mới nổi lên trong ứng dụng CNTT trong trường học phổ thông của tác giả Sara Hennessy, Brown Onguko, David Harrison, Enos Kiforo Ang'ondi, Susan Namalefe, Azra Naseem, Leonard Wamakote với công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu tổng quan: phát triển sử dụng thông tin và công nghệ truyền thông tăng cường dạy và học trong trường học ở Đông Phi (2010). Tài liệu nêu rõ vai trò của CNTT trong việc nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy; các chính sách quốc gia về sử dụng CNTT để hỗ trợ giảng dạy và học tập ở các trường tiểu học và THCS; chính sách sử dụng CNTT trong việc hỗ trợ học tập học và đào tạo giáo viên ở Đông Phi; chính sách quốc gia về đầu tư tài chính và biện pháp can thiệp khi kiểm tra các vấn đề phát sinh liên quan đến việc tiếp cận các loại hình sử dụng CNTT trong trường học. Các tác giả đã đưa ra các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường với bối cảnh hiện nay. Các vấn đề mới nổi lên bao gồm: sự nhận thức, phương pháp và kỹ năng cũng như kỹ thuật chuyên môn, cơ sở hạ tầng công nghệ,

tiềm năng của công nghệ; các yếu tố ảnh hưởng đến giáo viên sử dụng CNTT trong lớp học… và một số gợi ý cho nghiên cứu trong tương lai và các sáng kiến phát triển ứng dụng CNTT trong trường học phổ thông [142].

Nhóm tác giả của Dự án ngày mai (2010) trong cuốn sách: Giáo dục mới của 3E: thẩm quyền, tham gia, trao quyền. Sinh viên hôm nay sử dụng các công nghệ mới để học tập như thế nào?. Các tác giả cho rằng “mỗi học sinh có quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng cao và giáo dục chính là chìa khóa để phá vỡ chu kỳ của đói nghèo”

[139, tr.36]. Các tác giả đưa ra kết luận về các yếu tố cần thiết để CNTT được sử dụng có hiệu quả trong dạy học là: (1) Học tập dựa trên tính chất xã hội;

(2) Học tập cần được diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi; (3) Giáo viên và học sinh cần có kiến thức và kinh nghiệm sử dụng các công cụ kỹ thuật số.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra các cản trở lớn trong quá trình sử dụng CNTT trong dạy học, đó là: (1) Thiếu thốn về cơ sở vật chất và phương tiện CNTT; (2) Chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa lạc hậu chưa tương thích với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ; (3) Thiếu sự hợp tác và chia sẻ; (4) Khả năng thích ứng với các phương tiện CNTT mới chưa cao; (5) Thiếu hiểu biết và chưa có sự hỗ trợ các hình thức học tập ở ngoài lớp học. Nội dung cuốn sách đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của nhà quản lý đối với sự thành công của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Thông qua thực hiện các chức năng và các phương pháp quản lý để xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển và mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học vào nhiệm vụ của nhà trường. Hướng dẫn nhà quản lý cách thức tổ chức, đưa ra các chỉ dẫn và kiểm tra, giám sát kết quả đạt được; đưa ra biện pháp khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học. CBQL cần nắm rõ các mức độ phát triển và ứng dụng CNTT trong dạy học để đưa ra biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy và tiện lợi hóa việc sử dụng CNTT trong dạy học với điều kiện của nhà trường hiện đại [139].

Nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của CNTT trong các trường học; tác giả Mojgan Afshari, Đại học Malaya đã có bài viết: “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng trong việc thực hiện CNTT trong các trường học” (2012). Bài viết này, dựa trên phản hồi của 320 hiệu trưởng ở Iran và đưa ra kết quả nghiên cứu như sau: trình độ sử dụng CNTT của hiệu trưởng trường trung học gián tiếp ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng trong thực hiện CNTT trong các trường học; cần đào tạo, cung cấp kiến thức kỹ năng cho cán bộ quản lý từ đó tạo sự uy tín cũng như truyền cảm hứng để tạo động lực khuyến khích các cá nhân trong trường học tham gia ứng dụng CNTT trong lĩnh vực của họ [135].

Trong bài viết “Thông tin và Công nghệ truyền thông trong giáo dục, một quan điểm cá nhân” tác giả David Mousund trong quá trình nghiên cứu đưa ra luận điểm: (1) CNTT đang thay đổi nhanh chóng đến mức vượt khả năng cập nhật của đa số các nhà lãnh đạo khiến họ lo ngại; (2) Những tư tưởng chủ đạo cơ bản về sử dụng CNTT trong giáo dục tuy đã thay đổi nhưng rất chậm. Trong đó, tác giả nhấn mạnh vai trò của CNTT trong nội dung chương trình giảng dạy, hướng dẫn và đánh giá kết học sinh; tập trung hướng dẫn, đánh giá, phát triển năng lực về giải quyết các vấn đề của học sinh và các khía cạnh khác trong công việc chuyên môn của giáo viên; chỉ ra vấn đề là cần phải thay đổi tư tưởng của nhà quản lý, sự mâu thuẫn giữa CNTT và tư tưởng của nhà quản lý [126].

Tác giả Doug Johnson, trong bài viết “Tăng sức mạnh! Kỹ năng công nghệ mà mỗi giáo viên cần” (2013) đã nghiên cứu về sử dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên. Tác giả đã khẳng định: “thay vì bắt đầu bằng kỹ năng công nghệ và áp dụng chúng vào giáo dục, cách tiếp cận tốt hơn sẽ bắt đầu với những phương pháp giảng dạy giỏi và xem xét kỹ thuật có thể củng cố các thực tiễn đó như thế nào” [154].

Tác giả đưa ra nhiệm vụ cụ thể để sử dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy của giáo viên trong lập kế hoạch và chuẩn bị bài dạy, trong xây dựng môi

trường công nghệ lớp học, các chỉ dẫn giáo viên sử dụng các thiết bị CNTT;

trách nhiệm chuyên môn đối với giáo viên trong sử các công cụ trực tuyến hợp tác để giao tiếp và làm việc với đồng nghiệp.

Nghiên cứu chỉ rõ các kinh nghiệm đối với nhà quản lý: để có PPDH tốt nhất nên thúc đẩy việc sử dụng công nghệ trong lớp học; phối hợp với giáo viên để xác định các kỳ vọng tiêu chuẩn về sử dụng công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông và triển khai công nghệ lớp học; xây dựng các công cụ đánh giá ứng dụng CNTT của giáo viên; sử dụng công nghệ tổng hợp các dữ liệu đánh giá giáo viên để có chiến lược phát triển nhà trường.

Tác giả Olatundun, S.A., Ph.D và Adu, E.O., Ph.D trong bài viết: Việc sử dụng và quản lý CNTT tại các trường học: các chiến lược đối với lãnh đạo trường học (2013) đã đưa ra một số gợi ý cho các nhà quản lý trong việc thiết kế các giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong trường học, đó là: Việc xây dựng chính sách về CNTT của nhà trường cần phù hợp, có hệ thống và tiến bộ. Các nhà lãnh đạo cần hiểu biết về CNTT để luôn đi đầu và trở thành một người có tính cạnh tranh; cần tham gia vào các hoạt động trong tiến trình ứng dụng CNTT; tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác để có thể tăng cường phát triển công nghệ và thúc đẩy việc ra quyết định của lãnh đạo trường. CBQL cần có một tầm nhìn để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc tích hợp và quản lý ICT trong các trường học; lập kế hoạch cho chương trình đào tạo giáo viên để thúc đẩy ý thức về tính chuyên nghiệp trong giảng dạy, thúc đẩy họ học những kiến thức mới và tiếp thu được các kỹ năng và năng lực mới. Nhà lãnh đạo cần đánh giá và trao đổi thông tin các trường khác để so sánh và trao đổi kinh nghiệm, có dự đoán và chuẩn bị cho sự thay đổi liên tục trong tương lai về CNTT. Các giáo viên nên được khuyến khích chia sẻ các phương pháp sư phạm và kỹ thuật CNTT, làm việc theo nhóm để lồng ghép CNTT vào giảng dạy và học tập [136].

Các tác giả đưa ra kết luận: “Quản lý việc sử dụng CNTT và truyền thông là cả những thách thức và bổ ích”; “ICT đã tạo ra những đòi hỏi đối với

những thay đổi có hệ thống trong các trường học. Chắc chắn các nhà lãnh đạo của trường và giáo viên cảm thấy áp lực phải thay đổi và phải tìm cách thực hiện và duy trì sự đổi mới công nghệ” [136].

Vấn đề phát triển mô hình quản lý cho các trường học đã được Yan Piaw Chua và Pei Pei Chua (2017) nghiên cứu khá toàn diện với bài viết:

Phát triển một mô hình nền tảng cho các thực tiễn lãnh đạo công nghệ giáo dục. Nghiên cứu đã đưa ra một mô hình cơ bản cho hoạt động lãnh đạo công nghệ trong trường học. Các tác giả nêu rõ: “Các chiến lược hiệu quả bao gồm việc phát triển một sứ mệnh và tầm nhìn quan trọng về mạng lưới, cung cấp đào tạo về thông tin truyền thông qua máy tính, tăng cường học tập suốt đời, xây dựng mối quan hệ gần gũi và tích cực giữa người sử dụng và thúc đẩy việc sử dụng tối đa nền tảng e-learning. Để cải thiện thực hành lãnh đạo công nghệ, trường học phải tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc dạy và học điện tử, kích thích sự hợp tác điện tử giữa người sử dụng và bên ngoài, khen thưởng các sáng kiến tự học trực tuyến - việc làm việc và con đường để tạo mạng lưới giữa người sử dụng” [123, tr.76].

Từ vấn đề trên, có thể khẳng định: các nước phát triển đã ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở hầu hết các cơ sở giáo dục theo nhiều hình thức tổ chức và quản lý khác nhau. Các tác giả đưa ra những kinh nghiệm quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường phổ thông, các nghiên cứu chỉ ra thuận lợi, tiềm năng và những khó khăn thách thức tại mỗi nhà trường và đưa ra các gợi ý về tầm nhìn chiến lược cho các nhà quản lý và định hướng những nghiên cứu cho tương lai. Đây chính là các nội dung được nghiên cứu, kế thừa và phát triển trong khuôn khổ của luận án.

1.2.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước Nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH; trong cuốn sách

Ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH các môn khoa học xã hội - nhân văn ở các trường quân sự” (2002) tác giả Trần Đình Tuấn đã nhấn mạnh vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Tác giả nêu ra những vấn đề chung về

ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo; đồng thời, đưa quan điểm và biện pháp ứng dụng và quản lý CNTT trong nhà trường và các hình thức tổ chức ứng dụng CNTT trong dạy học các kỹ thuật chuẩn bị sử dụng các phương tiện CNTT trong giờ dạy [104, tr.28].

Về ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực; tác giả Ngô Quang Sơn với cuốn sách: “Áp dụng dạy và học tích cực” (2002) đã nêu quá trình nghiên cứu về công nghệ dạy học với việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học. Tác giả đánh giá cao những tác động tích cực của việc quản lý ứng dụng CNTT đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học [87].

Tác giả Trần Kiểm, trong cuốn “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục” (2006) đã cũng cấp một số vấn đề cơ bản khoa học quản lý giáo dục trước xu thể phát triển hiện nay. Tác giả nhấn mạnh: Một trong bảy xu thế lớn của giáo dục thế giới trong thế kỷ XXI là: “Áp dụng rộng rãi CNTT- một hướng đổi mới giáo dục có hiệu quả”; vai trò của CNTT đã “Tác động của CNTT đối với lĩnh vực giáo dục đang tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục mở” [68, tr.25].

Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo trong cuốn: “Quản lý giáo dục” (2009) đã đề cập vấn đề QLGD cần ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng hiệu quả quản lý, chỉ rõ một trong những phương tiện của công nghệ hiện đại là ứng dụng CNTT vào quản lý; đồng thời, các tác giả nhấn mạnh CNTT là công cụ của hệ thống thông tin, là “nền” của QLGD trong nhà trường. Công cụ CNTT sẽ là phương tiện để xử lý, chọn lọc thông tin cho hoạt động quản lý và quản lý đào tạo trong nhà trường [62, tr.40].

Về ứng dụng bài giảng điện tử trong thực hiện PPDH tích cực, tác giả Phan Văn Tỵ chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp học viện “Ứng dụng bài giảng điện tử trong thực hiện PPDH tích cực ở Học viện Chính trị” (2013) đi sâu phân tích, chỉ ra cách thức ứng dụng CNTT, khai thác, kỹ thuật sử dụng các phần mềm phù hợp với từng bộ môn để làm thay đổi cách dạy và học nhằm

đạt hiệu quả cao trong dạy học bộ môn. Đề tài cũng đã đề xuất biện pháp để CBQL các cấp của Học viện xây dựng chủ trương, xác định kế hoạch và tổ chức chỉ đạo ứng dụng vào thực tiễn [108].

Bàn về vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THPT; tác giả Trần Minh Hùng trong đề tài luận án tiến sĩ về “Quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trường THPT” (2012) đã nhận thấy quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THPT là một vấn đề cấp thiết, tác giả đã nghiên cứu về thực trạng để thấy được những tồn tại và mâu thuẫn trong quá trình triển khai từ đó đề xuất hệ thống biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THPT [63].

Bàn về vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở cơ sở giáo dục, tác giả Triệu Thị Thu với đề tài luận án tiến sĩ về “Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tại thành phố Hà Nội” (2013) đã khẳng định ý nghĩa tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong quản lý; căn cứ nghiên cứu trên thực tiễn, tác giả đề xuất được một số biện pháp cần thiết, khả thi, nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên tại thành phố Hà Nội [99].

Vấn đề quản lý ứng dụng các hoạt động giáo dục trong trường THPT được tác giả Nguyễn Thanh Giang (2015) viết trong luận án tiến sĩ: “Quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam”. Tác giả xây dựng cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT; có những đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ từ đó tác giả đưa ra hệ thống biện pháp quản lý ứng dụng CNTT ở trường THPT vùng Đông Nam Bộ [54].

Nhiều các hội thảo khoa học được tổ chức, luận bàn các giải pháp cho ứng dụng CNTT trong dạy học và các định hướng nghiên cứu cho tương lai như: Hội thảo về “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công Nghệ Thông tin của đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Công nghệ Thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp tổ chức tháng 02/2005 [113]; Hội thảo

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 21 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(242 trang)
w