Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 77 - 82)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội hiện nay

3.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL, giáo viên về sự cần thiết ứng dụng CNTT trong dạy học

Đối tượng

Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

CBQL 93 (72,7%) 27 (21,1%) 8 (6,2%) 0

Giáo viên 764 (53,1%) 567 (39,4%) 84 (5,8%) 25 (1,7%) Căn cứ kết quả khảo sát cho thấy, CBQL có nhận thức cao đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có 93,8% CBQL cho rằng rất cần thiết và cần thiết, mức độ ít cần thiết chỉ chiếm 6,2%, không có CBQL nào cho rằng không cần thiết.

Hầu hết giáo viên có nhận thức cao đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Có 92,5% giáo viên cho rằng rất cần thiết và cần thiết, mức độ ít cần thiết chỉ chiếm 5,8%, vẫn còn 1,7% giáo viên cho rằng không cần thiết. Kết quả cũng cho thấy giáo viên ở vùng quận nội thành có nhận thức cao hơn đối với giáo viên ở các vùng khó khăn.

Tóm lại, ứng dụng CNTT trong dạy học được hầu hết giáo viên nhận thức là một yêu cầu cần thiết. Đó là nhận thức đúng và là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên và thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS.

3.3.2. Thực trạng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên

Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên (phụ lục 7) được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Đánh giá kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên

Theo tự đánh giá của 1440 giáo viên thì kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học nhìn chung đạt mức độ khá và tốt (chiếm 42,8%), nhưng cũng còn một số lớn đạt mức độ trung bình (chiếm 37,7%), thậm chí vẫn còn giáo viên ở mức độ yếu (chiếm 19,4%). Trong từng nội dung thì vẫn còn có giáo viên ở mức độ yếu như: Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet (chiếm 15,9%), kỹ năng thiết kế và sử dụng giáo án điện tử (chiếm 16,9%), kỹ năng sử dụng PMDH (chiếm 28,9%) và kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT vào các giờ dạy/nội dung dạy học cụ thể (chiếm15,7%). Trong các nội dung đánh giá được đánh giá ở mức cao là: kỹ năng sử dụng máy tính có điểm trung bình cao nhất (X = 2,78), tiếp theo đến kiến thức về CNTT và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT (X = 2,64); Tuy nhiên, kỹ năng khai thác và sử dụng kho dữ liệu điện tử được sử dụng dưới mức trung bình và thấp nhất ( X = 1,82) do một số nơi chưa xây dựng các kho dữ liệu điện tử hoặc tư liệu vẫn còn nghèo nàn; kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học cũng đứng mức trung bình (X = 2,20), chủ yếu giáo viên chỉ sử dụng những phần mềm đơn giản được miễn phí và chưa tận dụng hết tiện ích trong khai thác.

Qua khảo sát, về cơ bản giáo viên đã có đánh giá đúng những biểu hiện kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS, những

nhận định đó phù hợp với các yêu cầu thực tiễn đối với giáo viên khi ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học hiện nay.

Với việc tự đánh giá, nhìn chung kỹ năng của giáo viên chưa đồng đều, thậm chí vẫn còn giáo viên đạt ở mức độ yếu (chủ yếu ở những vùng khó khăn). Qua đó, việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên ở trường THCS là nhu cầu cấp thiết do yêu cầu của việc đổi mới chương trình, và PPDH trong năm tới để đáp ứng mục tiêu về giáo dục của nước ta.

3.3.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên

Kết quả khảo sát ứng dụng CNTT trong giảng dạy của 1440 giáo viên (phụ lục 8) cho thấy: Hầu hết giáo viên nhận thấy việc ứng dụng CNTT đã hỗ trợ rất nhiều mặt trong dạy học tuy nhiên việc ứng dụng CNTT cho giáo viên vẫn ở mức tối thiểu nhất, chủ yếu hỗ trợ việc soạn thảo văn bản như giáo án, tài liệu, đề thi... sau đó in ra giấy (chiếm tỷ lệ 95,7%), vẫn còn số rất ít (4,3%) chưa biết soạn thảo văn bản (đối với giáo viên gần về hưu). Việc truy cập Internet để sưu tầm, khai thác và chia sẻ được 76,30% giáo viên sử dụng. Việc trao đổi thông tin qua thư điện tử cũng đã được quan tâm và được sử dụng thường xuyên; vẫn còn 32,9% giáo viên chưa sử dụng, đây cũng là một tiện lợi bị bỏ lãng phí vì vậy các trường học cần có biện pháp hướng dẫn và tuyên truyền hơn nữa cho giáo viên.

Việc thiết kế giáo án có ứng dụng CNTT đã được đa số giáo viên thực hiện (85,20%) nhưng thiết kế giáo án Elearning vẫn chưa phổ biến do đòi hỏi giáo viên cần có trình độ CNTT cao hơn. Việc sử dụng phòng học đa phương tiện trong giảng dạy còn chiếm quá ít (11,38%) do kinh phí cho phòng này rất cao nên ít nơi có điều kiện trang bị. Đặc biệt, giáo viên giảng dạy trong điều kiện học sinh được trang bị sách giáo khoa điện tử thì chưa được triển khai.

Chủ yếu giáo viên các nhà trường hiện nay sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint để thiết kế giáo án điện tử là (chiếm 86,3%) do phần mềm rất mạnh và thông dụng trong việc soạn thảo bài trình chiếu. Bên cạnh đó, giáo viên đã biết sử dụng các PMDH khác để thiết kế bài giảng, tuy số lượng này chưa cao nhưng cũng đã thể hiện sự sự cố gắng của các thầy cô.

Phần lớn giáo viên đã tự thiết kế giáo án có ứng dụng CNTT (chiếm 63,7%). Tuy nhiên việc hợp tác với đồng nghiệp cũng chưa được cao (chiếm 21,5%). Việc thiết kế giáo án theo nhóm cũng chưa cao (14,8%) đây cũng chính là một hạn chế của các nhà trường vì làm việc hợp tác và theo nhóm thì giáo viên sẽ có cơ hội rất lớn để trao đổi và hỏi lẫn nhau.

Đã có 54,5% giáo viên biết khai thác nguồn học liệu trên mạng Internet, đĩa CD-ROM... Việc sưu tầm học liệu hỗ trợ từ đồng nghiệp, tổ chuyên môn (chiếm 36,2%) thể hiện tính phối hợp của giáo viên trong trường nhưng ở mức chưa cao. Với 51,2% giáo viên biết sưu tầm học liệu lấy được do kết hợp nhiều nguồn đã thể hiện sự cố gắng và tiến bộ rất lớn ở đội ngũ giáo viên. Việc sử dụng kho học liệu điện tử của trường còn ít (chiếm 18,6%) do hiện nay vẫn còn ít trường THCS xây dựng cho riêng mình kho học liệu điện tử, mặt khác việc cập nhật dữ liệu chưa được thường xuyên nên kho dữ liệu chưa phong phú và đa dạng.

Đa số giáo viên (chiếm 75,3%) nhất trí về việc phải biết phối hợp hài hòa với các PPDH khác nhau thì bài giảng mới phong phú, đa dạng và phát huy hiệu quả cao nhất.

Việc ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học đã được thực hiện ở mức tương đối; chủ yếu là xử lý số liệu (chiếm 68,33%). Việc xây dựng ngân hàng đề vẫn còn ít (9,6%); Một số giáo viên đã được sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm cho học sinh (14,86%) do các phòng máy chưa được trang bị phần mềm kiểm tra, đánh giá. Số giáo viên sử dụng được tất cả các ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá vẫn còn quá ít (8,81%), đây cũng là mặt yếu của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, đã nhiều giáo viên biết tham gia các diễn đàn trở thành các thành viên của câu lạc bộ tuy nhiên số lượng vẫn còn khiêm tốn (chiếm 58,95%). Qua đó, mỗi trường học cần có sự động viên để giáo viên tham gia hoạt động đông đảo và sôi nổi hơn để mỗi giáo viên được thể hiện mình cũng như có cơ hội để trao đổi thảo luận nhằm nâng cao năng lực bản thân.

3.3.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin đảm bảo trong dạy học ở các trường trung học cơ sở

Để đánh giá thực trạng CSVC, thiết bị CNTT phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học tại 48 trường THCS thành phố Hà Nội, Luận án đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục 1- câu 2,3,4,5) dành cho 128 CBQL phòng GD&ĐT và cấp trường. Kết quả khảo sát thể hiện ở phụ lục 9 cho thấy:

Đa số các trường được khảo sát đều có trang bị máy tính và máy tính xách tay, phòng máy tính nối mạng nội bộ và kết nối Internet để phục vụ việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Mạng Lan nội bộ và hệ thống Internet đã được tất cả các quan tâm đầu tiên; mạng Wifi các trường chưa quan tâm nhiều, một số trường có nhưng chưa bao phủ rộng (chủ yếu tại văn phòng trung tâm); Kho dữ liệu điện tử cũng ít được trang bị hoặc ở mức đơn giản do các trưỡng vẫn chưa có kinh phí và chưa quan tâm nhiều.

Có 21,5% các trường có phòng học trên lớp được trang bị đầy đủ máy tính và máy chiếu (tập trung vào các trường tư thục hoặc các trường điểm do xã hội hóa của phụ huynh). Vẫn còn tới 46% các trường ở mức thiếu (nhất là các vùng khó khăn) cả trường chỉ có một đến hai phòng được trang bị đầy đủ và dùng làm phòng học có ứng dụng CNTT chung toàn trường nên giáo viên mỗi khi dạy sẽ phải đăng ký lịch và thay phiên nhau đến dạy dẫn đến việc giảng dạy có ứng dụng CNTT sẽ bị hạn chế.

Đối với kho dữ liệu điện tử dùng chung thì vẫn ở mức thấp, có tới 63,5% ở mức thiếu và không có nên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Hầu hết các trường học (70,3%) đã được kết nối mạng Lan nội bộ để liên thông, chia sẻ dữ liệu trong trường tuy nhiên vẫn 29,7% các trường liên thông ở mức đơn giản, chưa đáp ứng hết yêu cầu của giáo viên và học sinh.

Có 65,8% các trường đã được kết nối Internet để phục vụ cho việc dạy học của giáo viên, học sinh tuy nhiên vẫn còn 34,2% trường học chỉ kết nối Internet để phục vụ cho CBQL, giáo viên nên học sinh vẫn chưa có cơ hội được ứng dụng CNTT ở tại trường học.

Hệ thống mạng không dây (Wifi) trong mấy năm gần đây cũng được nhiều trường học trang bị tuy nhiên chủ yếu chỉ trang bị phát sóng tại phòng hội trường hoặc các khu vực dành cho giáo viên. Đối với sách, giáo trình, tài liệu, đĩa CD... về CNTT trong thư viện thì hầu hết các nhà trường đều có nhưng ở các mức độ khác nhau, vẫn còn 11,8% các trường chỉ có rất ít nên ảnh hưởng đến việc sưu tầm tư liệu về CNTT của CBQL, giáo viên và học sinh.

Về việc đánh giá hạ tầng, thiết bị CNTT dùng cho dạy học thì 61,4%

CBQL cho rằng đã đáp ứng đầy đủ hoặc tương đối đầy đủ, vẫn còn 38,6%

CBQL cho rằng hạ tầng, thiết bị CNTT chưa đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh hiện nay, đây là bài toán khó cho các nhà quản lý trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(242 trang)
w