Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
3.5.1. Đánh giá chung
Thành phố Hà Nội luôn đi đầu trong lĩnh vực ứng dụng CNTT vào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Uỷ ban nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch 83/KH-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2012 Về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành GD&ĐT Hà Nội đến 2015, trong đó chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới phương thức quản lý, điều hành hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước” [110, tr.15].
Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 26 tháng 05 năm 2016 của UBND Thành phố Hà Nội Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2016 [112]. Trong đó đã nêu rõ hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạt động GD&ĐT.
Dựa vào kết quả khảo sát thực trạng, NCS đưa ra một số nhận định, đánh giá về mặt mạnh, mặt yếu cũng như thời cơ, thách thức ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong trường THCS qua phân tích SWOT như sau:
MẶT MẠNH (S) THỜI CƠ (O)
- Đa số CBQL và giáo viên có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.
- Các trường học đã được quan tâm, đầu tư trang bị CSVC, thiết bị CNTT cơ bản đáp ứng được các hoạt động
- Toàn xã hội đang rất quan tâm đến ứng dụng và phát triển CNTT trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục - đào tạo. Chính điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS.
- Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
của nhà trường nói chung, phục vụ hoạt động dạy học nói riêng.
- CBQL đã quan tâm, chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
- Đa số giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi để nâng cao trình độ. Một số CBQL, giáo viên đã có kiến thức cơ bản về tin học. Mặt khác, đội ngũ GV THCS có trình độ chuyên môn cao (từ cao đẳng trở lên) nên việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều thuận lợi. Việc cập nhật, tiếp thu kiến thức CNTT và nâng cao kỹ năng về CNTT khá dễ dàng, nhanh chóng.
- Lứa tuổi của học sinh THCS là giai đoạn các em bắt đầu trưởng thành nên khả năng tiếp thu nhanh, ham học hỏi những kiến thức mới mẻ đặc biệt là CNTT.
chủ trương đúng đắn về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT. Bộ GD&ĐT đã có những triển khai để tăng cường ứng dụng CNTT như ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá,...
- Việc triển khai các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục đã được thành phố Hà Nội triển khai đồng bộ, quyết liệt, tạo sự chuyển biến rõ nét trong các cấp quản lý và đặc biệt là đội ngũ giáo viên.
- Có rất các tư liệu như: sách, báo, tạp chí, đĩa CD,... đề cập đến kiến thức và kỹ năng về CNTT. CBQL, giáo viên và học sinh có thể tra cứu, khai thác thông tin về ứng dụng CNTT trong dạy học trên mạng thông qua các website dành cho giáo dục...
- Hiện nay nền kinh tế - xã hội đất nước ngày càng phát triển, đời sống đội ngũ giáo viên cũng được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
MẶT YẾU (W) THÁCH THỨC (T)
- Vẫn còn một số CBQL, giáo viên chưa có nhận thức đúng về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học.
- Trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học của đa số giáo viên mới đạt mức tối thiểu, chưa có đam mê và sáng tạo. Một số giáo viên còn ngại đổi mới và còn né tránh. Hầu hết giáo viên nhiều tuổi thường ngại thay đổi và gặp khó khăn trong tiếp cận kiến thức CNTT.
- Đa số giáo viên chưa nắm vững kỹ thuật và quy trình xây dựng, thiết kế giáo án có ứng dụng CNTT, chưa biết khai thác tối đa những tiện ích của CNTT để đổi mới PPDH.
- Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQL, giáo viên và học sinh đã tiến hành nhưng mang tính thời vụ và chưa bài bản nên hiệu quả chưa cao.
- CBQL giáo dục còn lúng túng trong việc đưa ra các quy định và yêu cầu riêng, cũng như các tiêu chuẩn đánh giá cho giáo án ứng dụng CNTT.
- Việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua về ứng dụng CNTT trong dạy học của các trường học còn hạn chế, chưa thường xuyên và sâu rộng.
- Khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng theo từng ngày. Do đó, việc nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cần phải được cập nhật thường xuyên, liên tục. Đòi hỏi CBQL, giáo viên luôn nỗ lực và thường xuyên học tập để nâng cao trình độ.
- Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, nhất là mạng Internet vấn đề bản quyền phần mềm, bảo mật, an toàn dữ liệu... luôn đòi hỏi sự chỉ đạo, giám sát đặc biệt của CBQL các cấp.
- Chưa có sự thống nhất, hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT, chuẩn về giáo án ứng dụng CNTT cho các trường học để làm cơ sở đánh giá, thẩm định.
- Một số cơ chế, chính sách quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được thực hiện bài bản, dẫn đến việc ứng dụng vẫn còn chưa đúng chỗ và đúng lúc, đôi khi còn lạm dụng.
- Hiện nay kinh phí cho hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học còn hạn hẹp, chủ yếu trông chờ từ ngân sách nhà nước. Kinh phí mua sắm CSVC và thiết bị CNTT cho các nhà
- Các trường học đã được đầu tư CSVC, thiết bị CNTT nhưng nhìn chung chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay do sĩ số học sinh cao. Một số trường các vùng nông thôn, đặc biệt các trường vùng khó khăn vẫn rất thiếu thốn các điều kiện về hạ tầng và các thiết bị CNTT.
- Phòng học đa phương tiện vẫn còn ít trường được đầu tư. Kho dữ liệu điện tử của các trường còn sơ sài nên chưa phát huy được hiệu quả sử dụng.
- Việc ứng dụng CNTT trong học tập hầu hết vẫn mang tính tự phát, chưa được hướng dẫn và triển khai chính thức. Việc học Tin học tự chọn cho học sinh chưa được triển khai cho tất cả các trường và các học sinh trên địa bàn thành phố nên ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học đã được triển khai, tuy nhiên đa số đều chưa có tầm chiến lược.
- Công tác kiểm tra đánh giá việc ứng dụng CNTT tại các trường học chưa có sự quyết liệt, sau kiểm tra chưa có chưa có các biện pháp khả thi khắc phục những tồn tại, yếu kém. Sự động
trường là khá cao và chiếm nhiều ngân sách nhà nước.
- Thiết bị CNTT nhanh bị lạc hậu, dễ hỏng và xuống cấp nhanh do tần suất sử dụng trong trường học quá cao.
- Các trường học không được biên chế về quản lý phòng máy và sửa chữa thiết bị nên hầu hết phải thuê các đơn vị ngoài sửa chữa và bảo hành.
- Vẫn còn có một số tập thể và cá nhân chưa có sự ủng hộ cao trong việc phối hợp và triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường nên tạo ra khó khăn về điều kiện và kinh phí hoạt động.
- Đội ngũ giáo viên Tin học hiện chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn các trường THCS. Mặt khác, về chế độ lương còn thấp nên không thu hút được những sinh viên giỏi về giảng dạy môn Tin học tại các nhà trường.
- Hiện nay môn Tin học ở cấp THCS đang là môn tự chọn nên việc học mang tính tự phát, chưa tạo được động lực đối với học sinh trong nâng cao trình độ CNTT phục vụ cho học tập.
viên khuyến khích chưa kịp thời, hiệu quả nên chưa thúc đẩy được phong trào ứng dụng CNTT tại các đơn vị.
3.5.2. Nguyên nhân của ưu điểm
* Nguyên nhân khách quan
Một là, sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư mạng lưới trường lớp và CSVC cho các trường học của cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo phát triển GD&ĐT của Thủ đô. Thực hiện Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/04/2012 [56], đến nay mạng lưới trường lớp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã được quan tâm mở rộng và ngày càng phát triển ổn định. Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội chỉ đạo, huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp CSVC, trang thiết bị dạy học và thiết bị CNTT đồng bộ và hiện đại. Học sinh được hưởng thụ một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực chủ động và phát triển nhân cách toàn diện.
Hai là, có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương về xây dựng và bồi dưỡng cho CBQL và giáo viên về năng lực ứng dụng CNTT.
Cùng với việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 111/KH-UB ngày 19/9/2011 “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016” [111]; đây là điều kiện thuận lợi để các đơn vị có thể triển khai tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các nhà trường. Sở GD&ĐT cùng với các quận/huyện đã tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ trong đó có nhiều lớp đào tạo nâng cao trình độ về CNTT cho CBQL và giáo viên của Thủ đô.
Chính sự quan tâm của Thành phố đã tạo những điều kiện và cơ hội lớn cho CBQL giáo dục và giáo viên THCS được bồi dưỡng, hoàn thiện và phát
triển năng lực quản lý cũng như về chuyên môn để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong mỗi nhà trường.
Ba là, việc triển khai ứng dụng CNTT trong các nhà trường THCS được tổ chức khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc, đạt được mục tiêu, yêu cầu, kế hoạch đặt ra.
Trong những năm qua, các cấp chính quyền thành phố Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách trong công tác quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong các nhà trường đáp yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Kế hoạch 83/KH-UBND Thành phố Hà Nội đã đưa ra các mục tiêu cụ thể về hạ tầng kỹ thuật CNTT trong cơ sở giáo dục, mục tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, về việc bố trí nhân lực ứng dụng CNTT,... Từ đó xây dựng cơ chế về chính sách về tài chính, về bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT cho CBQL, giáo viên, nhân viên đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện đối với các cơ quan chức năng liên quan và ngành GD&ĐT [110].
Hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT của ngành GD&ĐT Hà Nội cho các đơn vị giáo dục (bao gồm Sở, các Phòng GD&ĐT Quận, Huyện, trường học) về việc ứng dụng CNTT trong QLGD và dạy học. UBND Thành phố chỉ đạo cân đối bố trí ngân sách quận/huyện để thực hiện kế hoạch theo phân cấp và tập trung kinh phí đầu tư cho các cơ sở giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động ứng dụng CNTT trong GD&ĐT trên địa bàn.
Chính từ sự chỉ đạo, quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội nên ngành GD&ĐT Thủ đô có được các điều kiện về CSVC, đội ngũ CBQL và giáo viên có chất lượng cao, cùng với môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho CBQL tiếp cận với những tri thức khoa học quản lý hiện đại để chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị mình.
Bốn là, Thành phố đã phát động các phong trào thi đua ứng dụng CNTT và có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với CBQL và giáo viên, nhân viên trong ứng dụng CNTT
Hàng năm, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã tuyên truyền và phát động nhiều cuộc thi về ứng dụng CNTT trong dạy học. Sau mỗi cuộc thi đều có sự tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, có động viên khen thưởng để khích lệ các tấm gương điển hình về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong mỗi đơn vị. Sau mỗi cuộc thi, mỗi đơn vị đều có sự triển khai và nhân rộng các phong trào tại cơ sở giáo dục tại đại phương tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào đổi mới PPDH trong mỗi nhà trường.
Bên cạnh việc tổ chức các phong trào về ứng dụng CNTT, Thành phố đưa ra chính sách đãi ngộ thu hút công chức, viên chức phụ trách CNTT có trình độ, năng lực cao; kịp thời khen thưởng những sáng kiến, kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong công chức, viên chức GD&ĐT, nhắc nhở phê bình công chức, viên chức thiếu tích cực ứng dụng CNTT theo quy định.
* Nguyên nhân chủ quan
Đại đa số CBQL giáo dục đã nêu cao ý thức trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu nhà trường, tích cực học tập, rèn luyện để ngày càng hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ giáo dục hiện nay.
Phần lớn đội ngũ giáo viên các trường nhận thức vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới phương pháp giảng dạy. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm và ham hỏi, cầu tiến bộ và dễ thích nghi với điều kiện phát triển của khoa học công nghệ nhất là lớp giáo viên trẻ.
Đại đa số các CBQL giáo dục và giáo viên đến thời điểm này đều có trình độ CNTT ở cơ bản, thường xuyên được trao đổi, học tập kinh nghiệm để giúp nhau cùng tiến bộ. Hầu hết các trường học đều có một môi trường thuận lợi để tạo kiện cho CBQL, giáo viên và học sinh phát triển năng lực cá nhân cũng như được thể hiện khả năng ứng dụng CNTT trong nhiệm vụ được giao.
3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Một là, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cùng với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo cho chúng ta những cơ hội để phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về phát triển GD&ĐT. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường tác động rất lớn đến phẩm chất ý thức, đạo đức, lối sống, tác phong của CBQL, giáo viên và học sinh. Các biểu hiện tiêu cực luôn len lỏi trong cuộc sống cũng như môi trường giáo dục tại mỗi nhà trường, nếu chúng ta không nhận thức đúng và khắc phục kịp thời thì nó sẽ ngày càng phát triển và chuyển hoá thành phổ biến, gây cản trở đến sự phấn đấu và nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân và tập thể.
Hai là, đầu tư CSVC và thiết bị CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu các trường học
Trong những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã đầu tư rất lớn về CSVC, thiết bị dạy họcvà thiết bị CNTT phục vụ cho việc dạy và học tại các trường học. Tuy nhiên với địa bàn rất rộng, một số quận nội thành có điều kiện về đầu tư thiết bị nhưng sĩ số trong lớp học lại quá cao nên ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Mặt khác, ở một số huyện xa như Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức,... lại rất hạn chế về ngân sách nên việc đầu tư hạ tầng CNTT khó khăn dẫn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các thiết bị CNTT rất nhanh xuống cấp và hư hỏng lạc hậu, chưa được sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên nên ảnh hướng tới hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
Ba là, thiếu sự đồng bộ trong các văn bản quản lý
Chủ trương ứng dụng CNTT trong dạy học đã được triển khai qua các văn bản, thể hiện ngay cả trong chương trình hành động của ngành về ứng dụng CNTT nhưng lộ trình các bước đi biện pháp cụ thể còn chưa đầy đủ,