Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG
1.4. Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường THPT
1.4.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm phân hóa
Để quản lý hoạt động dạy của giáo viêntheo quan điểm phân hóa, hiệu trưởng cần tập trung vào các nội cung đổi mới chủ yếu sau đây:
1.4.3.1. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên
Quản lý việc phân công giảng dạy là đầu mối quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trường.Phân công giảng dạy cho giáo viên có liên quan chặt chẽ đến công tác tổ chức nhân sự.Chất lượng dạy học phụ thuộc vào quyết định phân công, phân nhiệm của hiệu trưởng. Vì vậy, để quản lý được việc phân công giảng dạy cho giáo viên, trước tiên hiệu trưởng phải nhận thức được GV tuy có trình độ ngang nhau nhưng năng lực, sở trường, điều kiện, hoàn cảnh, sức khỏe khác nhau. Việc phân công đúng người đúng việc sẽ phát huy vai trò cá nhân
trong tập thể, tạo điều kiện để họ tự khẳng định mình. Ngoài ra, còn giúp họ tự tin, tăng thêm lòng yêu nghề.
Để quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên một cách hiệu quả, người hiệu trưởng cần nắm thật chắc chất lượng đội ngũ, hiểu rõ đặc điểm, sàng lọc thông tin, đánh giá chính xác, thận trọng. Bên cạnh đó, cần xem xét quyền lợi của HS, tham khảo yêu cầu của phụ huynh học sinh, nguyện vọng của giáo viên để phân công phù hợp, đáp ứng các yêu cầu trên.Việc phân công các giáo viên bộ môn dạy cùng khối nên có cả GV đã có thâm niên về giảng dạy với giáo viên mới giảng dạy để họ cùng chia sẻ chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
1.4.3.2. Quản lý lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên
Kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên chính là hiện thực hóa kế hoạch năm học của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và giáo viên phải dựa vào chương trình dạy học quy định phần cứng và phần mềm, dựa vào trình độ, kỹ năng sư phạm của GV, khả năng của HS, kết quả học tập của những năm trước và điều kiện cụ thể của nhà trường
Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theo quan điểm phân hóa thực chất là thiết kế chương trình dạy học chi tiết cần phải dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về khả năng, năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của học sinh. Các em học sinh giỏi phải được học ngang tầm với khả năng để có thể phát triển tối đa những tiềm năng sẵn có, nhu cầu và ham muốn của mình. Ngược lại, những HS yếu, kém được học phù hợp với khả năng sao cho có thể nâng cao trình độ, không có cảm giác sợ hoặc chán nản với việc học tập
Như vậy, để quản lý việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học theo quan điểm phân hóa, hiệu trưởng cần hướng dẫn các tổ chuyên môn và GV xây dựng kế hoạch chi tiết dựa trên các căn cứ hướng dẫn, đặc biệt chú ý đến quy định của giờ dạy phân hóa mà nhà trường đã đề ra, giúp họ xác định mục tiêu và tìm ra các biện pháp để thực hiện được mục tiêu đó. Đồng thời, hiệu trưởng phải
tạo các điều kiện tốt nhất để các tổ chuyên môn và GV thực hiện được mục tiêu kế hoạch đề ra.
1.4.3.3. Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp cho giáo viên
Việc chuẩn bị bài lên lớp là khâu quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học, gồm các khâu: Chuẩn bị từng tiết dạy, bài soạn, từng chương, từng học kỳ; chuẩn bị từng phương tiện, đồ dùng dạy học; các hồ sơ dạy học của giáo viên. Để quản lý tốt việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp theo quan điểm phân hóa, người hiệu trưởng đặc biệt quan tâm đến những công việc sau đây:
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất kế hoạch chuẩn bị bài lên lớp từ khâu điều tra, phân tích nhu cầu và hứng thú của người học với môn học, việc điều tra này giúp giáo viên nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn này để có chiến lược dạy học phù hợp.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất quy định soạn bài thể hiện tinh thần phân hóa theo đối tượng học sinh. Mục tiêu dạy học theo quan điểm phân hóa phải thể hiện rõ về lĩnh vực nhận thức, nhà giáo dục người Mỹ - Benjamin S.
Bloom đã chia thang bậc nhận thức thành 06 bậc: Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Vì vậy trong giáo án phải được nêu chi tiết mục tiêu dạy học tương ứng với các bậc nhận thức. Cần xác định rõ, cụ thể hệ thống kỹ năng được hình thành trong bài giảng. Cần làm rõ các yêu cầu, nội dung các chuẩn mực giá trị thái độ cần hình thành, củng cố, hoàn thiện trong quá trình đào tạo nói chung và ở phạm vi bài học nói riêng...
- Chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra chéo hồ sơ chuyên môn trong đó có giáo án. Đưa tiêu chí đảm bảo tính phân hóa theo đối tượng học sinh vào đánh giá nội dung giáo án.
1.4.3.4. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Giáo viên là người trực tiếp quản lý, điều khiển, hướng dẫn HS học tập thông qua các hình thức tổ chức dạy học nên giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học. Hiệu trưởng là người tác động gián tiếp đến hiệu
quả giờ lên lớp, cho nên để quản lý tốt giờ lên lớp thể hiện theo quan điểm phân hóa cần phải tập trung vào các vấn đề sau:
- Yêu cầu giáo viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy từng tuần, học kì, năm có thể hiện rõ việc quan tâm đến từng đối tượng học sinh.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp theo hướng phân hóa một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo sự phấn đấu dạy học theo hướng tích cực, chú ý đến năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu ... của học sinh.
- Tổ chức dự giờ thăm lớp định kỳ, đột xuất có rút kinh nghiệm, phân tích đánh giá giờ dạy.
- Chỉ đạo áp dụng chuẩn giờ lên lớp cũng như việc áp dụng nguyên tắc dạy học theo quan điểm phân hóa trong dạy học của GV để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng dạy học.
- Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, hiệu trưởng cũng cần chú ý đến công tác thu thập thông tin của học sinh, đồng nghiệp, PHHS về GV bộ môn.
1.4.3.5. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phân hóa
Dạy học theo quan điểm phân hóa đó là tư tưởng dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm, là tư tưởng dạy học tích cực, có ý nghĩa nhân văn cao cả, hiệu trưởng cần có những tác động thiết thực như:
- Đổi mới nhận thức của CBQL và GV, xác định đổi mới PPDH là phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS, tránh áp đặt. Phải làm từng bước tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, từng lớp.
- Chỉ đạo đổi mới PPDH theo hướng khuyến khích sử dụng hợp lý các đồ dùng dạy học; tăng dần việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT vào dạy học; từng bước tổ chức các phòng bộ môn ...
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũgiáo viên về phương pháp dạy học tích cực có liên quan đến kỹ thuật dạy học theo quan điểm phân hóa. Thực chất của việc đổi mới PPDH là sự phối hợp linh hoạt và ăn khớp các PPDH sao cho phù hợp với nội dung, đặc điểm của người học và điều kiện thực hiện ...
- Chỉ đạo thực hiện các giờ thao giảng về tổ chức dạy học theo quan điểm phân hóa. Tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm phân hóa trong toàn trường.
- Khuyến khích, tôn vinh những cá nhân thực hiện tốt việc dạy học theo quan điểm phân hóa, có các biện pháp hành chính, tâm lí và kinh tế để thúc đẩy GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
1.4.3.6. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
Để quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn theo tinh thần phân hóa học sinh, hiệu trưởng cần chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn thực hiện các nội dung sau:
- Có kế hoạch tổ chức cho giáo viên học tập, nắm vững các mục tiêu, nội dung chương trình, SGK, quy chế chuyên môn, các nguyên tắc về dạy học phân hóa...
- Yêu cầu tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ, xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ.
- Yêu cầu đổi mới chất lượng sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn như: Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, tổ GV về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm phân hóa đối với từng môn học, từng bài học, từng chương.
- Yêu cầu tổ trưởng chuyên môn báo cáo thường xuyên nội dung kết quả hoạt động.
1.4.3.7. Quản lý việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa cho giáo viên
Để tổ chức DHPH một cách hiệu quả nhằm phát huy được những ưu điểm của dạy họctheo quan điểm phân hóa thì việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học theo quan điểm phân hóa cho GV là một việc hết sức cần thiết; hiệu trưởng cần tập trung một số vấn đề sau:
- Hiệu trưởng lập kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy họctheo quan điểm phân hóa cho GV một cách hệ thống, bài bản và có kiểm tra, đánh giá việc áp dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy.
- Chỉ đạo thực hiện một số giờ dạy mẫu theo quan điểm phân hóa ở tất cả các bộ môn và thảo luận rút kinh nghiệm, bàn bạc, thống nhất, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng dạy học theo quan điểm phân hóa.
- Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm vững vàng giúp đỡ GV mới, GV ít kinh nghiệm ... Giúp GV có ý thức tự học hỏi, khiêm tốn, cầu thị.
- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để hỗ trợ, động viên GV dự các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, cũng như việc tự bồi dưỡng.