Thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ) (Trang 58 - 67)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

2.4. Thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý về dạy học theo quan điểm phân hóa

TT Nội dung Số ý

kiến

Mức độ thực hiện Đã thực

hiện tốt

Thực hiện

chưa tốt Chưa thực hiện SL % SL % SL % 1 Tuyên truyền phổ biến các văn bản

chỉ đạo về dạy học phân hóa 45 40 88,9 5 11,1 0 0 2 Tổ chức tập huấn về học phân hóa 45 15 33,3 25 55,6 5 11,1 3 Tổ chức hội thảo về dạy học phân hóa 45 12 26,7 28 62,2 5 11,1 4 Tổ chức tham quan, học tập các mô

hình dạy học phân hóa thành công 45 10 22,2 25 55,6 10 22,2 Kết quả khảo sát cho thấy: 88,9% ý kiến đánh giá nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo về DHPH để nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, học sinh của nhà trường. 55,6% ý kiến đánh giá nhà trường chưa làm tốt công tác tập huấn về DHPH, 11,1% GV chưa được tập huấn về DHPH và 22,2% chưa được trải nghiệm các mô hình dạy học phân hóa thành

công. Công tác tổ chức tham quan học tập các mô hình thành công, hội thảo về dạy học phân hóa của nhà trường cũng chưa được thực hiện hiệu quả.

2.4.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học theo quan điểm phân hóa

Việc thực hiện nội dung chương trình dạy học ở bất kỳ cấp học nào cũng đã được quy định chung trong khung chương trình thông qua SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng và phân phối chương trình từng môn học. Xong để thực hiện dạy học theo hướng phân hóa thành công, công tác quản lý thực hiện nội dung chương trình cũng phải đảm bảo nguyên tắc phân hóa.

Để đánh giá thực trạng quản lý nội dung chương trình dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi tới CBQL, GV như câu hỏi 4 - phụ lục 1. Kết quả khảo sát thu được như bảng 2.8

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện nội dung chương trình theo quan điểm phân hóa

TT Nội dung đánh giá Số ý kiến

Mức độ Đã thực

hiện tốt

Chưa thực hiện tốt

Chưa thực hiện SL % SL % SL %

1

Nhà trường chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn thống nhất kế hoạch giảng dạy chi tiết từng học kì, từng chương, bài

45 38 84,4 7 15,6 0 0

2

Tổ, nhóm, cá nhân xây dựng KH dạy học căn cứ tình hình thực tế đối tượng HS

45 25 55,6 20 44,4 0 0

3 Thiết kế bài giảng thể hiện rõ tính

phân hóa đối tượng học sinh 45 15 33,3 22 48,9 8 17,2 4

Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá soạn giảng theo hướng phân hóa đối tượng

45 20 44,4 18 40,0 7 15,6

5

Kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện nội dung, chương trình. Có biện pháp điều chỉnh phù hợp

45 37 82,2 8 17,8 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: 84,4% ý kiến đánh giá ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tốt tổ, nhóm chuyên môn thống nhất trong GV cụ thể hóa kế hoạch giảng dạy từng học kì, từng chương, từng bài sao cho phù hợp với đối tượng HS. 100% tổ, nhóm, cá nhân đã xây dựng kế hoạch giảng dạy căn cứ vào nội dung chương trình bộ môn và thực tế đặc điểm đối tượng học sinh đã được ban giám hiệu nhà trường ký duyệt ngay từ đầu năm học.

Chỉ đạo tổ chuyên môn trên nguyên tắc cấu tạo khung chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và phương pháp đặc thù bộ môn thiết kế bài giảng chi tiết theo những hướng khác nhau dựa vào năng lực của người học, đảm bảo nội dung bài giảng quan tâm phát triển năng lực cho mọi đối tượng học sinh. Xong chỉ có 33,3% ý kiến đánh giá đã làm tốt điều này,17,2% ý kiến đánh giá nhà trường chưa có biện pháp quản lý việc thiết kế bài giảng của giáo viên đảm bảo tính phân hóa theo thực tế đối tượng học sinh. Chính vì vậy nhiều GV còn soạn giảng chung chung, chủ yếu quan tâm chất lượng đại trà, chưa thể hiện rõ nội dung phân hóa đối tượng mũi nhọn và đối tượng yếu, kém.

Công tác xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá soạn giảng theo hướng phân hóa đối tượng có 44,4% ý kiến đánh giá làm tốt điều này, 40,0% ý kiến cho rằng nhà trường làm chưa tốt công tác này và 15,6% ý kiến cho rằng nhà trường chưa thực hiện công tác xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá soạn giảng theo hướng phân hóa đối tượng. Qua kết quả trên ta thấy nhà trường cần đẩy mạnh công tác này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Đánh giá công tác kiểm tra, xử lý, điều chỉnh kịp thời các tình huống nhanh, chậm khi thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy đã đề ra, 100% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện và thực hiện tốt công tác này. Có ý kiến cho rằng bên cạnh kiểm tra, điều chỉnh tiến độ thực hiện chương trình, cần đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện nội dung chương trình theo hướng phân hóa.

2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV theo quan điểm phân hóa Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm phân hóa, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi như câu hỏi 5 - phụ lục 1 và thu được kết quả thống kê như bảng 2.9

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm phân hóa

TT Nội dung Số ý

kiến

Ý kiến đánh giá Thực hiện

tốt

Thực hiện

chưa tốt Chưa thực hiện SL % SL % SL % 1

Quản lý phân công giảng dạy phù hợp năng lực, sở trường của giáo viên

45 39 86,7 6 13,3 0 0

2

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học phục vụ giờ dạy theo quan điểm phân hóa

45 22 48,9 18 40,0 5 11,1 3 Quản lý giờ dạy trên lớp của GV 45 19 42,2 20 44,4 6 13,4 4 Quản lý sinh hoạt chuyên môn và

hồ sơ chuyên môn của giáo viên 45 28 62,2 17 37,8 0 0 5

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên theo quan điểm phân hóa

45 26 57,8 14 31,1 5 11,1

Kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm phân hóa tại nhà trường như sau:

Đối với quản lý công tác phân công giảng dạy: Nhà trường đã thực hiện phân công giảng dạy đảm bảo tính dân chủ và đáp ứng tâm tư nguyện vọng của giáo viên. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến đề xuất từ các tổ, ban giám hiệu nhà trường tổng hợp, thống nhất phân công lao động đảm bảo công bằng, phù hợp năng lực, sở trường cũng như điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Lựa chọn giáo viên có chuyên môn sâu, nghiệp vụ sư phạm vững vàng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý

phân công giảng dạy 86,7 % ý kiến đánh giá nhà trường đã làm tốt công tác phân công giảng dạy và bản thân họ không có nguyện vọng thayđổi. Do có sự phân công lao động hợp lý, trong nhiều năm qua nhà trường luôn khai thác được sức mạnh tập thể trong đội ngũ giáo viên. Đa số giáo viên có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình cống hiến hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Không có trường hợp bất mãn, bỏ bê công việc.

Quản lý công tác soạn bài, chuẩn bị các TBDH phục vụ giờ dạy: Hầu hết các ý kiến cho rằng cần đưa ra những quy định cụ thể, thống nhất về yêu cầu soạn bài và chuẩn bị tiết dạy theo quan điểm phân hóa xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh để thống nhất trong nhóm chuyên môn về: mục tiêu dạy học, chi tiết nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học; 88,9% giáo viên đánh giá nhà trường đã thực hiện và thực hiện tốt công tác quản lý việc soạn giảng của GV đảm bảo tính phân hóa. Chỉ có 11,1% GV đánh giá nhà trường chưa thực hiện điều này.

Trong công tác quản lý giờ lên lớp của giáo viên theo quan điểm phân hóa: Đa số CBQL, GV đều nhận thấy cần xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp thể hiện tính chất phân hóa theo đối tượng học sinh và tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy theo hướng phân hóa. Có 42,2,7% ý kiến đánh giá nhà trường đã quản lý tốt giờ lên lớp của GV; 44,4% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy cửa GV theo hướng phân hóa nhưng chưa mang lại hiệu quả tốt, thậm trí 13,4% ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện quản lý giờ lên lớp của GV theo hướng phân hóa.

Quản lý sinh hoạt chuyên môn và hồ sơ chuyên môn của GV: Nhà trường giao cho tổ trưởng chuyên môn tự chịu trách nhiệm về quản lý công tác sinh hoạt chuyên môn và hồ sơ chuyên môn của GV. Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn tổ chức họp tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn và ký duyệt giáo án cho các tổ viên.

Hồ sơ chuyên môn của GV được các tổ kiểm tra chéo theo định kỳ. Đánh giá công tác quản lý sinh hoạt chuyên môn và hồ sơ chuyên môn của GV; 62,2% ý

kiến đánh giá nhà trường đã có biện pháp quản lý tốt; 37,8% ý kiến đánh giá nhà trường đã có các biện pháp quản lý nhưng cần thực hiện tốt hơn.

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá HS của GV theo quan điểm phân hóa: Dạy học và kiểm tra đánh giá luôn là hai hoạt động song song không thể tách rời. Thông qua kiểm tra, đánh giá học sinh để đánh giá hiệu quả của hoạt động dạy học của GV. Chính vì vậy trong quản lý hoạt động dạy của giáo viên cần quan tâm quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của GV; 57,8% ý kiến đánh giá nhà trường đã quản lý tốt hoạt động này; 31,1 % ý kiến đánh giá đã thực hiện nhưng chưa tốt, chỉ có 11,1 % ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của GV theo quan điểm phân hóa.

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động học của HS theo quan điểm phân hóa Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh theo quan điểm phân hóa, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 45 CBQL, GV của nhà trường như câu hỏi 6 - phụ lục 1 và thu được kết quả khảo sát như bảng 2.10

Bảng 2.10: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh theo quan điểm dạy học phân hóa

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Số ý

kiến

Đã thực hiện tốt

Thực hiện chưa tốt

Chưa thực hiện

SL % SL % SL %

1 Giáo dục ý thức, động cơ và thái

độ học tập 45 15 33,3 22 48,9 8 17,8

2 Giáo dục phương pháp học tập 45 9 20,0 15 33,3 21 46,7 3 Xây dựng nội quy quy định nền

nếp học tập ở trường 45 40 88,9 5 11,1 0 0

4 Đánh giá thi đua việc thực hiện nội

quy nhà trường. 45 36 80,0 9 20,0 0 0

5 Kết hợp với phụ huynh học sinh

quản lý nền nếp học tập học sinh 45 39 86,7 6 13,3 0 0

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Số ý

kiến

Đã thực hiện tốt

Thực hiện

chưa tốt Chưa thực hiện

SL % SL % SL %

6

Tuyên dương, khen thưởng học sinh có tiến bộ; phê bình, kỷ luật học sinh vi phạm nền nếp kịp thời.

45 33 73,3 9 20,0 3 6,7

7 Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi

và phụ đạo học sinh yếu, kém. 45 29 64,4 13 28,9 3 6,7 Kết quả khảo sát: 48,9% ý kiến đánh giá nhà trường đã quan tâm giáo dục ý thức, thái độ và động cơ học tập cho học sinh xong công tác này chưa được thực hiện tốt, chỉ có 33,3% ý kiến đánh giá nhà trường thực hiện tốt.

Về giáo dục phương pháp học tập cho học tập còn 46,7% ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện, 33,3% ý kiến đánh giá nhà trường chưa thực hiện tốt điều này.

Trong công tác xây dựng nội quy quy định nền nếp học tập và đánh giá thi đua việc thực hiện nền nếp học tập ở trường trên 80% ý kiến đánh giá nhà trường đã và đang thực hiện tốt.

Công tác phối kết hợp với PPHS và các tổ chức đoàn thể trong quản lý việc học tập của HS cũng được nhà trường đặc biệt quan tâm; 86,7% ý kiến đánh giá nhà trường đã làm tốt công tác kết hợp với PPHS trong quản lý việc học tập của học sinh.

Công tác đánh giá thi đua trong học sinh được thực hiện theo tuần, xuyên suốt năm học tuy nhiên vẫn còn 20% ý kiến đánh giá nhà trường chưa làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật phê bình học sinh trong thực hiện nền nếp học tập. 73,3% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện tốt điều này.

Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém, 64,4% ý kiến đánh giá nhà trường đã làm tốt điều này, 28,9% ý kiến đánh giá nhà trường chưa làm tốt điều này

Như vậy, nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng nội quy định nền nếp học tập và tổ chức quản lý thực hiện nền nếp học tập của học sinh theo quy định thông qua đánh giá thi đua, tuyên dương khen thưởng, kỷ luật phê bình. Nhà trường cũng đã phối họp chặt chẽ với PPHS trong quản lý việc học tập của học sinh. Tuy nhiên nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục tư tưởng động cơ học tập và bồi dưỡng cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả.

Đặc biệt nhà trường mới quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà chưa chú trọng lập các lớp bồi dưỡng học sinh yếu, kém.

2.4.4.Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học theo quan điểm phân hóa Để khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học theo quan điểm phân hóa tại nhà trường hiện nay, tác giả tiến hành điều tra thông qua phiếu hỏi trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL và GV như câu hỏi 7 - phụ lục 1. Kết quả khảo sát được tổng hợp ở bảng 2.11

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học theo quan điểm phân hóa

TT Nội dung Số ý

kiến

Mức độ thực hiện Đã thực

hiện tốt

Thực hiện chưa tốt

Chưa thực hiện SL % SL % SL % 1

Xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị cần thiết phục vụ dạy học

45 34 75,6 9 20,0 2 4,0

2 Xây dựng quy định sử dụng thiết bị

dạy học 45 5 11,1 35 77,8 5 11,1

3 Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc sử

dụng thiết bị dạy học 45 7 15,6 37 82,2 1 2,2

4 Đưa kết quả sử dụng thiết bị dạy học

vào đánh giá kết quả công tác 45 2 4,0 13 28,9 30 66,7 5 Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học 45 0 0 9 20,0 36 80,0 6

Xây dựng văn hóa nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng học sinh được học tập, phát triển.

45 32 71,1 12 26,7 1 2,2

Kết quả khảo sát: Đa số ý kiến (75,6%) đánh giá nhà trường đã làm tốt việc xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất phục vụ dạy học theo quan điểm phân hóa. Ngay từ đầu năm học, chỉ đạo các nhóm chuyên môn rà soát, lập danh sách các thiết bị cần bổ sung phục vụ dạyhọc bộ môn. Trên cơ sở đó nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung. Xong do nguồn quỹ ngân sách còn hạn chế nên hàng năm chỉ mua bổ sung được những đồ dùng thiết yếu nhất. Đồ dùng dạy học của một số môn đã cũ, còn thiếu, không đồng bộ nên chưa thật mang lại hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Đối với việc xây dựng quy định sử dụng thiết bị: 77,8% ý kiến đánh giá nhà trường chưa làm tốt điều này, thậm chí có 11,1% đánh giá nhà trường chưa quan tâm xây dựng quy định sử dụng thiết bị.

Các TBDH hiện có của nhà trường chưa được khai thác sử dụng hiệu quả do nhà trường chưa xây dựng được quy định sử dụng TBDH chặt chẽ và công tác kiểm tra, theo dõi sử dụng còn quản lý lỏng lẻo. 82,2% ý kiến đánh giá nhà trường chưa làm tốt công tác quản lý sử dụng thiết bị. Hầu hết các ý kiến 66,7%

nhận xét nhà trường chưa đưa việc đánh giá sử dụng TBDH vào đánh giá kết quả công tác. Việc tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học chưa được quan tâm triển khai nhưng, có 80% ý kiến cho rằng công tác này chưa được thực hiện.

Xây dựng văn hóa nhà trường tạo bầu không khí dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm cũng là một trong các điều kiện hỗ trợ dạy học theo hướng phân hóa. 71,1% ý kiến đánh giá nhà trường đã thực hiện tốt công tác này thông qua phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

bằng các hành động cụ thể như: Giáo viên tăng cường tinh thần trách nhiệm trong mỗi tiết lên lớp, quan tâm đến mọi học sinh trong lớp dạy, có biện pháp khuyến khích động viên sự tiến bộ những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không miệt thị, xúc phạm học sinh khi mắc khuyết điểm; tổ chức cặp, nhóm học sinh giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Như vậy, trong công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ dạy học theo quan điểm phân hóa nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung TBDH; xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng học sinh phát triển theo khả năng của bản thân. Tuy nhiên, công tác quản lý sử dụng thiết bị còn lỏng lẻo, chưa gắn việc sử dụng TBDH vào đánh giá kết quả công tác nên chưa khuyến khích được giáo viên khai thác triệt để thiết bị hiện có.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ) (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)