Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa
Việc đảm bảo chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cho nên người lãnh đạo phải có khả năng bao quát, nắm toàn diện, phân tích tình hình, đưa ra những quyết định đúng đắn. Sự quyết đoán, năng động, sáng suốt của
người lãnh đạo có khả năng hạn chế được nhược điểm, phát huy được một cách tốt nhất các ưu điểm của đơn vị mình. Mặc dù chất lượng học sinh ở trường THPT không đều, nhưng nếu cán bộ quản lý có sự tâm huyết, kiên trì, sáng tạo thì chất lượng học sinh sẽ có sự ổn định, phát triển. Với đội ngũ giáo viên, người lãnh đạo giải quyết mọi vấn đề một cách dân chủ, tập trung, khách quan, công bằng, quan tâm tới đời sống của họ chắc chắn GV sẽ làm việc hết mình vì sự phát triển của nhà trường.
Đối với những điều kiện ngoài nhà trường, nếu người cán bộ quản lý có khả năng ngoại giao tốt, năng động sẽ tranh thủ được nhiều nguồn lực để xây dựng nhà trường ngày một phát triển.
Tóm lại, người quản lý có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng dạy học của nhà trường. Xã hội càng hiện đại, người quản lý càng cần trau dồi cho mình nhiều phẩm chất, kỹ năng, những tư duy giải quyết vấn đề mới trong môi trường làm việc đầy áp lực.
1.5.2. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý
Đây là tổng hợp các yếu tố tác động không nhỏ đến chất lượng dạy học.
Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý bao gồm:
- Thành phần chính trị, đạo đức, lối sống.
- Trình độ, năng lực, khả năng làm việc, tác phong.
- Nhận thức của đối tượng quản lý đối với công việc.
- Tính chấp hành, ý thức tổ chức kỷ luật.
- Luôn có động cơ phấn đấu, tự học, tự nghiên cứu.
- Có khả năng gây ảnh hưởng tích cực đến người xung quanh.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong công việc.
- Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Biết quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh và gia đình học sinh.
- Tinh thần đoàn kết nội bộ, tự phê bình và đấu tranh phê bình.
1.5.3. Nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý
Những chính sách vĩ mô luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục. Cùng với những chiến lược phát triển lâu dài, hàng năm Bộ GD&ĐT thường đưa ra những quyết định bổ sung để phù hợp với tình hình mới.
Những chủ trương đường lối cách mạng của Đảng và những chính sách pháp luật của Nhà nước phù hợp sẽ có tác dụng kích thích, là động lực để các cơ sở giáo dục phát triển.
Sự tác động của chính quyền địa phương nơi cơ sở trường học hiện diện cũng có tác động đến quá trình giáo dục của nhà trường, là sự đảm bảo duy trì trật tự an toàn và cũng là khu vực xã hội có quan hệ trao đổi các yếu tố vật chất, tinh thần ảnh hưởng đến hoạt động dạy học và giáo dục. Công tác chuyên môn, công tác về nhân lực là do Sở GD&ĐT quản lý, còn về CSVC lại do UBND tỉnh quản lý đầu tư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu lý luận chúng ta thấy được quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THPT là tất yếu khách quan.
Theo quan điểm DHPH, dạy học phải phù hợp với đặc điểm đối tượng nhằm hướng tới đáp ứng tốt nhất lợi ích của người học, khuyến khích tối đa tiềm năng của mỗi người để đạt kết quả học tập cao nhất so với khả năng và điều kiện của họ. Vì vậy, hiệu trưởng phải biết vận dụng sáng tạo các chức năng quản lý;
phải nhận thức được đội ngũ giáo viên là nguồn lực quan trọng nhất, phải hiểu được những đặc điểm về nhân cách của học sinh THPT; phải nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng sư phạm - xã hội trong và ngoài nhà trường về quan điểm dạy học này; phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn, GV tăng cường trách nhiệm với nghề nghiệp. Tổ chức cho GV cam kết chất lượng qua các hợp đồng và phải kiểm soát được cam kết chất lượng đó; tạo điều kiện hỗ trợ cho dạy học theo quan điểm phân hóa.
Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa là quản lý dạy học trong nhà trường nhằm khơi dậy, phát huy nội lực của người học, tạo cơ hội để mọi học sinh được phát triển theo năng lực, sở trường và điều kiện của mình, phát huy lòng yêu nghề, trách nhiệm với nghề nghiệp của người dạy để dạy tốt, học tốt, tạo ra khát vọng và năng lực học suốt đời của người học. Nội dung QLDH theo quan điểm phân hóa cần bám sát vào bốn chức năng quản lý và tập trung vào nâng cao nhận thức về dạy học theo quan điểm phân hóa.
Cơ sở lý luận về dạy học và QLDH theo quan điểm phân hóa là căn cứ nghiên cứu thực trạng quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường THPT Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định được trình bày ở chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM TRỰC
HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH