Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 50)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía đông bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía tây, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông nam. Là một tỉnh lớn với 2triệu dân gồm 9 huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh với diện tích 1.669 km2chia thành 3 vùng: Vùng đồng bằng thấp trũng; Vùng đồng bằng ven biển;

Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định.

Nam Trực là cửa ngõ phía nam thành phố Nam Định, phía bắc tiếp giáp thành phố Nam Định, phía nam giáp huyện Trực Ninh, phía đông giáp huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình), phía tây giáp huyện Vụ Bản và huyện Nghĩa Hưng, có sông Hồng và sông Đào chảy qua. Nam Trực có diện tích 161.71 Km2 dân số 208.014 người bao gồm 20 đơn vị hành chính trong đó có 01 thị trấn và 19 xã.

Nam Trực rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp. Phía bắc và phía nam là vùng trũng thích hợp cho việc trồng lúa nước. Vùng đồng bãi chạy dọc theo đê sông Đào dài 15,2km phía tây huyện và theo đê sông Hồng 14,5km phía đông huyện thuận lợi cho việc phát triển rau màu và nghề trồng dâu nuôi tằm. Nam Trực có truyền thống về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với nhiều làng nghề tiêu biểu: nghề rèn Vân Chàng (xã Nam Giang), nghề đúc đồng ở Đồng Quỹ (xã Nam Tiến), nghề làm bánh kẹo ở Thượng Nông (xã Bình Minh), nghề trồng cây cảnh Vị Khê (xã Nam Điền), nghề làm đèn ông sao ở Báo Đáp (xã Hồng Quang), nghề trồng dâu nuôi tằm ở Nam Thắng, nghề mộc ở Nam Cường…

Nam Trực là đất hiếu học, quê hương của trạng nguyên Nguyễn Hiền, Vũ Tuấn

Chiêu, Trần Vạn Bảo, là 3 trong tổng số 5 vị trạng nguyên của tỉnh Nam Định và là 3 trong 49 trạng nguyên nước Việt.

2.1.2. Vài nét về tình hình phát triển giáo dục của địa phương

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT của tỉnh luôn xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải được thực hiện trên nền giáo dục cơ bản, toàn diện, vững chắc. Từ phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, từ những cuộc thi mang tính phong trào trên tinh thần tự nguyện của học sinh đến các kỳ thi chính thức do ngành GD&ĐT tổ chức, những nhân tố điển hình, tiên tiến, những học sinh tài năng trong từng lĩnh vực đã được phát hiện, tuyển chọn và nuôi dưỡng. Năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có hơn 1.000 học sinh các cấp học đạt thành tích cao tại các kỳ thi phong trào, kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, Ô-lim-pích châu Á và quốc tế…

Trong sự phát triển chung của ngành giáo dục tỉnh Nam Định, huyện Nam Trực luôn là một điểm sáng về giáo dục của tỉnh, nhiều năm liền huyện Nam Trực luôn là đơn vị dẫn đầu về giáo dục trong toàn tỉnh.

2.1.3. Khái quát về đặc điểm trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

Nằm giữa trung tâm văn hóa huyện Nam Trực có một ngôi trường hơn 40 năm nay vẫn đang miệt mài với sự nghiệp trồng người.Từ nơi đây, bao thế hệ học trò đã trưởng thành đang ngày đêm góp công, góp sức xây dựng- bảo vệ đất nước; Đó là trường THPT Nam Trực - điểm hẹn của những nhân tài. Hơn 40 năm qua, trường đã không ngừng đi lên, đạt được những thành tích đáng tự hào, tạo được niềm tin sâu sắc trong lòng nhân dân và các thế hệ học sinh.

Năm học 2016-2017 trường THPT Nam Trực bước vào tuổi 44. Đó là chặng đường chưa phải là dài đối với lịch sử 1 ngôi trường nhưng đã đủ để khẳng định vị thế của nhà trường. Hơn 40 năm qua với sự nỗ lực không ngừng của thầy và trò trường THPT Nam Trực đã thực sự trở thành một điểm sáng trong bức tranh Giáo dục của tỉnh Nam Định.

Trường THPT Nam Trực được thành lập năm 1973 tiền thân là trường cấp 3 Nam Ninh. Đến năm 1997, trường đổi tên thành trường THPT Nam Trực.

Từ khi thành lập đến nay, trường đã trải qua nhiều thế hệ Hiệu trưởng như:

- Thầy Nguyễn Văn Thiết - Thầy Đặng Xuân Chiến - Thầy Nguyễn Văn Cung - Thầy Trần Minh Tâm

Và hiện nay trường đang được chèo lái bởi thầy Nguyễn Thanh Tùng

Hình thành và phát triển trên quê hương Nam Trực, một mảnh đất địa linh nhân kiệt, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, trọng thầy. Đây vừa là niềm tự hào, song cũng là trách nhiệm lớn lao của các thế hệ thầy và trò nhà trường trong việc viết tiếp trang sử vàng của quê hương.

Hiện tại, Trường THPT Nam Trực đã trở thành trường có quy mô lớn của tỉnh với 33 lớp - gần 1300 học sinh và 93 cán bộ-giáo viên-nhân viên. Từ năm 2016 - 2017 nhà trường dần đi vào ổn định và phát triển về mọi mặt: Đức, trí, văn, thể, mỹ và có những bước đột phá đáng ghi nhận. Kết quả học tập đạt kết quả cao so với toàn tỉnh. Kết quả học sinh giỏi đạt trên trung bình của Sở GD&ĐT Nam Định, học sinh khối 12 của nhà trường dự thi vào trường Đại học, Cao đẳng đều có những thành tích cao so với các trường trong cả nước.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý: Đội ngũ CBQL của nhà trường: 04 đồng chí, với tuổi đời còn trẻ, có tính quyết đoán, dám nghĩ dám làm, có tinh thần tự học hỏi, tự thay đổi để đáp ứng với yêu cầu của ngành, xong kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.

Chất lượng đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên của nhà trường hiện nay được phân bố đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu các môn học, tuổi đời trung bình của đội ngũ giáo viên còn tương đối trẻ (38 tuổi). 100% giáo viên đạt chuẩn, xong tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp (30%). Tỷ lệ giáo viên có

năng lực chuyên môn vững vàng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp còn thấp 25 đến 30%

Bảng 2.1: Thực trạng chất lượng CBQL, GV

Năm học

Cán bộ quản lý Giáo viên

Tổng số

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Tuổi TB

Tổng số

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Tuổi TB

GVDG cấp trường

GVDG cấp tỉnh 2014-

2015 04 04 0 36 87 67 20 34 22 06

2015-

2016 04 04 0 37 86 65 21 35 23 05

2016-

2017 04 04 0 38 86 65 21 36 27 07

(Nguồn: Điều tra chất lượng đội ngũ nhà trường) Thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường thể hiện ở một số bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.2: Điểm tuyển sinh vào lớp 10

Năm học Môn thi Hệ số điểm

Điểm thủ khoa

Điểm

chuẩn Chỉ tiêu

2014 - 2015 Toán, Văn, Ngoại ngữ

Toán, Văn x2,

Ngoại ngữ x1 46 31,25 440

2015 - 2016

Toán, Văn, Tổng hợp (KHXH, KHTN,

Ngoại ngữ)

Hệ số 1 27 19,75 417

2016 - 2017

Toán, Văn, Tổng hợp (KHXH, KHTN,

Ngoại ngữ)

Hệ số 1 27,5 17,35 418

(Nguồn: Điều tra kết quả điểm tuyển sinh vào lớp 10 của trường) Chất lượng tuyển sinh của trường THPT Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định đạt mức trung bình so với điểm tuyển sinh của tỉnh.

Bảng 2.3: Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường Năm

học TSHS

Học lực (%) Hạnh kiểm (%) Số giải HSG Tỉnh

Tỷ lệ đỗ ĐH

G K TB Y K Tốt Khá TB

2014-

2015 1448 13,7 47,4 29,3 8,9 0,7 70,4 24,5 5,1 40 32%

2054-

2016 1340 15,7 46,9 28,6 8,4 0,4 78,8 16,8 4,8 45 42%

2016-

2017 1285 16,4 50,3 26,5 6,7 0,1 78,6 17,9 3,5 67

(Nguồn: Điều tra chất lượng giáo dục của nhà trường) Mặc dù, Chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường ở mức trung bình, xong với sự nỗ lực, trách nhiệm của tập thể CBQL, GV và nhân viên của nhà trường thì chất lượng giáo dục của nhà trường đã đạt được những kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên, bảng tổng hợp chất lượng giáo dục cho thấy tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém còn khá cao. Thực trạng trên đòi hỏi cần có giải pháp quản lý dạy học theo hướng phân hóa đối tượng một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)