Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dạy học phân hóa

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ) (Trang 84 - 89)

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM TRỰC HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh

3.2.4. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hướng dạy học phân hóa

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Tổ chuyên môn là một mắt xích quan trọng trong việc điều hành trong việc dạy học ở trường THPT. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn và GV là biện pháp thực hiện phân cấp quản lý trong nhà trường.

Đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chuyên môn, giáo viên trong nhà trường nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong công tác.

Tạo môi trường làm việc thuận lợi để giáo viên chủ động với việc lựa chọn, áp dụng nội dung, PPDH một cách thích hợp, linh hoạt phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nhà trường, kinh tế - xã hội, cộng tác giữa giáo viên với ban giám hiệu, giáo viên với học sinh trong dạy học và quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa.

Tạo động lực để giáo viên nêu cao tinh thần tự học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tăng tinh thần trách nhiệm với các công việc được giao.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Xuất phát từ vai trò, chức năng của tổ chuyên môn trong trường THPT, hiệu trưởng nhà trường có thể giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chuyên môn trong các mặt sau:

Một là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nội dung chương trình:

Nội dung chương trình SGK và chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học là tài liệu quy định là có tính pháp lý, là phần cứng mà mọi nhà trường phải thực hiện. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, giữa các đối tượng học sinh và trình độ giáo viên, điều kiện CSVC, TBDH của từng

trường có khác nhau. Do đó cần có sự áp dụng thích hợp và linh hoạt về các bước đi, về thời lượng, về điều kiện thực hiện chương trình theo điều kiện của từng trường và từng loại đối tượng học sinh.

Giao cho tổ chuyên môn được tự chủ trong việc thực hiện nội dung chương trình cho phù hợp với đối tượng và nhu cầu học tập của học sinh ở từng lớp mình giảng dạy. Tổ chuyên môn, các GV chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù bộ môn và đặc điểm đối tượng học sinh.

Hai là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý việc thực hiện kế hoạch Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học theo quan điểm phân hóa dựa trên phân phối chương trình, các quy định của Bộ GD&ĐT và nhu cầu, năng lực ... của học sinh.

Giáo viên bộ môn lập kế hoạch giảng dạy các khối, lớp được phân công đăng ký chỉ tiêu phấn đấu về nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giáo viên chuẩn bị giáo án bộ môn thể hiện tính phân hóa theo đặc điểm học sinh từng lớp dạy, phải thể hiện rõ từng phần nội dung, phương pháp hướng tới đối tượng học sinh cụ thể nào?

Ba là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn cần thống nhất về mục tiêu dạy học, chi tiết nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học và thống nhất kiến thức trọng tâm trong các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tổ chức trao đổi theo các tổ, nhóm chuyên môn về một kiểu giáo án mẫu thể hiện việc áp dụng linh hoạt, phù hợp nội dung, PPDH và thể hiện việc phân hóa học sinh.

Tổ chức cho các thành viên cùng nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phân hóa cho từng đơn vị bài học. Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, cách soạn và dạy bài khó đáp ứng yêu cầu của DHPH; bàn bạc lựa chọn phương

pháp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, sở thích và năng lực của học sinh. Chỉ đạo công tác dự giờ luân phiên rút kinh nghiệm giờ dạy trong đó tập trung đánh giá phương pháp dạy học theo hướng phân hóa.

Ngoài ra, việc tổ chức chỉ đạo đổi mới hoạt động chuyên môn, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn tập trung vào một số nôi dung như: Phổ cập tin học, đảm bảo cho giáo viên sử dụng thành thạo các thiết bị trình chiếu và máy tính kết nối ... Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và học sinh về việc ứng dụng CNTT trong đổi mới dạy học và QLDH theo quan điểm phân hóa. Bồi dưỡng giáo viên các bộ môn về CNTT phục vụ công tác soạn bài và thiết kế bài giảng để bài giảng đạt hiệu quả cao.

Bốn là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý thực hiện quy chế chuyên môn:

Căn cứ vào chương trình giáo dục THPT, tư tưởng chủ đạo của dạy học phân hóa, nhà trường xây dựng quy chế quản lý chuyên môn trên tinh thần tạo sự chủ động, sáng tạo cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên trong từng môn học, bài học trên nguyên tắc: Đảm bảo chuẩn kiến thức môn học, phát triển được tri thức và kỹ năng của học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trường và năng lực, hoàn cảnh, nhu cầu của học sinh. Tổ trưởng chuyên môn tự chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu nhà trường trong quản lý thực hiện quy chế chuyên môn trên một số mặt sau:

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo các nhóm chuyên môn xây dựng hình thức giáo án thống nhất chung trong nhóm. Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm duyệt giáo án của các thành viên trong tổ trước khi lên lớp.

Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên: Đánh giá giờ dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT. Kết hợp căn cứ chuyên môn nhà trường xây dựng để đánh giá xếp loại giờ dạy nhằm thể hiện rõ tính phân hóa theo đối tượng học sinh trong các giờ lên lớp.

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh: Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo các nhóm chuyên môn thống nhất số điểm kiểm tra cho từng môn học trên cơ sở quy định của Bộ GD&ĐT. Chỉ đạo GV thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng cách kết hợp nhiều bài kiểm tra, nhiều hình thức kiểm tra và coi trọng đánh giá thường xuyên thông qua các tiết học nhằm đánh giá sự tiến bộ của HS.

Nội dung kiểm tra, đánh giá phải có tính phân hóa theo đối tượng học sinh.

Năm là: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên

Để đổi mới PPDH thực sự đi vào thực tế thì cần bắt đầu từ tổ chuyên môn.

Đổi mới PPDH được thể hiện rõ nhất ngay từ khâu soạn giáo án. Chính vì vậy tổ, nhóm chuyên môn cần trao đổi để xây dựng hình thức giáo án thống nhất cho từng môn học, đồng thời quy định các tiêu chí thể hiện tính phân hóa theo đối tượng học sinh trong giáo án.

Để đổi mới PPDH theo quan điểm phân hóa thì việc quan trọng là giáo viên phải nắm được đặc điểm về tâm sinh lý, năng lực nhận thức và điều kiện học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên lập kế hoạch dạy học phù hợp đặc điểm thực tế học sinh. Xây dựng PPDH theo hướng phát huy năng lực người học nhằm giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, tự thể hiện mình, có năng lực hợp tác với bạn bè trong quá trình học tập. Như vậy, tổ chuyên môn cần tăng cường sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cách thức nắm bắt tâm lý, đặc điểm học sinh, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh để việc đổi mới PPDH của các thành viên trong tổ mang lại hiệu quả cao

3.2.4.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Bồi dưỡng năng lực tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cho các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng bộ môn.

Giao cho các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn tổ chức, thảo luận thống nhất việc xây dựng kế hoạch dạy học một cách cụ thể theo từng chương, từng bài đảm bảo tính phân hóa đối tượng. Trên cơ sở đó giáo viên bộ môn tự

xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết của mình và được nhà trường phê duyệt thông qua tổ bộ môn.

Thực hiện sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo nghiên cứu bài học có quy trình như sau:

- Thảo luận thống nhất xác định mục tiêu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần đạt của bài học. Mục tiêu đặt ra cần tính đến yếu tố phân hóa theo các nhóm đối tượng học sinh (khá - giỏi, trung bình, yếu - kém).

- Giao cho giáo viên trong nhóm xây dựng giáo án của tiết dạy. Giáo viên xây dựng xong được trao đổi với các thành viên trong nhóm để tiếp thu các ý kiến đóng góp để đưa ra một giáo án lên lớp phù hợp nhất.

- Chỉ định một thành viên trong nhóm dạy minh họa tiết học nghiên cứu trên một lớp cụ thể. Các thành viên trong nhóm dự giờ, thu thập dữ liệu và bài học nghiên cứu (tập trung quan sát hoạt động học của học sinh)

- Trao đổi, phân tích chỉ ra những thành công của tiết dạy, những vấn đề cần thay đổi để tiết dạy hiệu quả hơn

- Giáo viên tự kiểm nghiệm, vận dụng những vấn đề được trao đổi trong quá trình nghiên cứu bài học vào trong tiết dạy của mình cho phù hợp, hiệu quả.

- Để có cơ sở quản lý, đánh giá việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chuyên môn và GV, CBQL cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn và GV; xây dựng hệ thống sổ sách theo dõi và quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn theo quy định.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

CBQL nhà trường cần mạnh dạn phân quyền và giao quyền tự chủ cho tổ chuyên môn và GV, xây dựng biện pháp quản lý, đánh giá kết quả thực hiện công việc của tổ và của GV một cách chặt chẽ, hiệu quả.

CBQL nhà trường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực quản lý cho các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn để họ có thể điều hành công việc của tổ đạt hiệu quả cao.

Cá nhân các GV cần nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các công việc được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Luận văn thạc sĩ) (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)