Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM PHÂN HÓA Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM TRỰC HUYỆN NAM TRỰC TỈNH NAM ĐỊNH
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa ở trường trung học phổ thông Nam Trực huyện Nam Trực tỉnh
3.2.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh thông qua cam kết chất lượng
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Cam kết chất lượng thể hiện niềm tin của CBQL đối với tổ chuyên môn, GV và HS. Tạo điều kiện để GV thể hiện tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với nhà trường, đối với HS, đồng thời tạo điều kiện để HS đặt ra cho bản thân một cái đích để phấn đấu phù hợp với năng lực bản thân
Biện pháp này nhằm đảm bảo sự nghiêm minh trong quản lý. Ngoài ra, còn phát huy được nội lực của GV để đạt kết quả chắc chắn của hoạt động dạy và học. Chỉ đạo cho GV thực hiện cam kết chất lượng qua các hợp đồng, tạo điều kiện để hiệu trưởng quản lý được dân chủ công khai, công bằng đồng thời tạo nên bầu khí tin tưởng lẫn nhau, hợp tác với nhau trong quá trình dạy học.
Quản lý hoạt động học tập của học sinh thông quan cam kết chất lượng sẽ giúp CBQL nhà trường nắm rõ diễn biến tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh mà không tạo ra áp lực, căng thẳng về thành tích cho giáo viên và học sinh. Kiểm soát được việc thực hiện cam kết chất lượng cũng chính là kiểm soát chất lượng dạy học của nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Quản lý hoạt động dạy của GV: Quản lý hoạt động dạy của GV thông qua cam kết chất lượng là biện pháp quản lý đảm bảo đánh giá công bằng kết quả công tác của GV, ghi nhận được sự tiến bộ của giáo viên và học sinh trong kết quả công tác. Biện pháp quản lý này đi vào quản lý thực chất qua chất lượng, quản lý đầu ra của quá trình dạy học.Việc thực hiện cam kết chất lượng gắn liền với việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho GV. Trên cơ sở phân công
chuyên môn và kết quả khảo sát chất lượng đối tượng học sinh mình trực tiếp phụ trách giảng dạy, GV cam kết với ban giám hiệu nhà trường về cải tiến chất lượng so với kết quả khảo sát ban đầu. Thực hiện cam kết chất lượng sẽ giúp cho GV có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong thực hiện cải tiến chất lượng dạy học.
Kết quả thực hiện cam kết chính là một trong các tiêu chí đánh giá kết quả công tác và cũng là một trong các loại hồ sơ quản lý dạy học của lãnh đạo nhà trường.
Công tác đánh giá dân chủ, công khai bản cam kết chất lượng của GV không chỉ nhằm mục đích đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công việc của GV theo từng giai đoạn của năm học mà còn kịp thời phát hiện những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện của GV nào đó để hỗ trợ kịp thời công tác bồi dưỡng, có thể là về chuyên môn nghiệp vụ, là điều kiện làm việc, cũng có thể là về tinh thần. Từ đó giúp GV say mê, nhiệt tình hơn trong công việc của mình.
Quản lý hoạt động học của học sinh: Trên cơ sở kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả điều tra về nhu cầu, sở thích của học sinh, hiệu trưởng nhà trường tổ chức cho HS cam kết chỉ tiêu phấn đấu về kết quả từng môn học hoặc một số môn cụ thể, kết quả học lực, hạnh kiểm cuối học kỳ, cuối năm học với giáo viên chủ nhiệm. Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh thông qua thực hiện cam kết chất lượng này sẽ là động lực để học sinh tự đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu phù hợp với năng lực bản thân. Là cách tốt nhất giúp giáo viên theo dõi và khuyến khích sự tiến bộ của học sinh. Khi đa số học sinh thực hiện được các chỉ tiêu đặt ra trong cam kết chất lượng, khi đó chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Để có cơ sở đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu trong cam kết chất lượng của giáo viên và học sinh. CBQL cần tổ chức khảo sát chất lượng 100% học sinh từ đầu năm học và nắm bắt được năng lực đội ngũ giáo viên.
Sau khi tiếp thu ý kiến của tổ chuyên môn, CBQL tiến hành phân công giảng dạy đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, sở trường của
từng người. Trên cơ sở phân công chuyên môn và kết quả khảo sát chất lượng học sinh. CBQL và GV tiến hành cam kết các chỉ tiêu phấn đấu cho từng học kỳ và cho năm học. Bản cam kết chất lượng phải được thống nhất góp ý trong tổ nhóm chuyên môn trước khi được ký kết chính thức nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn trường.
Hiệu trưởng tổ chức ký cam kết chất lượng cùng giáo viên và học sinh trong lễ phát động phong trào đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục hoặc là một nội dung hoạt động trong hội nghị công chức, viên chức hàng năm của nhà trường.
Giao tổ chuyên môn rà soát quá trình thực hiện cam kết chất lượng của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, kiểm soát thực hiện cam kết chất lượng của học sinh để có biện pháp đôn đốc, nhắc nhở kịp thời việc thực hiện cam kết chất lượng.
Tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện cam kết chất lượng của giáo viên và học sinh vào cuối học kỳ, cuối năm học.Công khai kết quả thực hiện và có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời các giáo viên và học sinh có sự tiến bộ vượt trội trong thực hiện cam kết chất lượng.Cần đặc biệt quan tâm tuyên dương, khen thưởng đến cả đối tượng học sinh yếu, kém vươn lên bậc cao hơn trong học kỳ và năm học.
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Biện pháp này thể hiện đổi mới tư duy trong quản lý nhà trường nói chung và quản lý dạy học nói riêng. CBQL cần mạnh dạn tổ chức thực hiện và phải làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để mọi người nhận thức yêu cầu khách quan của việc thực hiện cam kết hợp đồng trách nhiệm
Cần soạn thảo mẫu bản cam kết theo hình thức chung xong vẫn có một số điểm riêng biệt tùy thuộc vào từng bộ môn và từng đối tượng học sinh.
Xây dựng hệ thống bảng biểu thống kê kết quả thực hiện cam kết một cách khoa học, logic.
Cần dành một khoản kinh phí phù hợp để động viên, khen thưởng các cá nhân có thành tích cao trong thực hiện cam kết chất lượng.