Quản lý, quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 23 - 26)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2. Một số khái niệm công cụ

1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường

Thuật ngữ “quản lý” bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”. Quá trình

“lý” bao gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “phát triển”.

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, cũng như từ những vấn đề đặc trưng khác nhau rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều định nghĩa không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú.

Lý luận và thực tế cho thấy quản lý không những là một môn khoa học mà nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự vận dụng tinh tế, khôn khéo để đạt tới mục đích.

Mục tiêu quản lý là định hướng toàn bộ hoạt động quản lý đồng thời là công cụ để đánh giá kết quả quản lý.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sụ phát triển của đối tượng” [6].

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm

làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

Sơ đồ 1.1. Các mối quan hệ của hoạt động quản lý

Từ những quan điểm đã trình bày trên, trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra phù hợp với những quy luật vận hành của một tổ chức.

Như vậy quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.

1.2.1.2. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở tầm vi mô (hoạt động quản lý trong phạm vi một đơn vị, một cơ sở giáo dục).

Theo PGS Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai nhân tố Thầy - Trò. Trường học là một bộ phận cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [1].

Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư nhất định của xã hội đó. Nhà trường tổ chức cho việc kiến tạo xã hội nói trên đạt được các mục tiêu xã hội và đặt ra cho nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một

Chủ thể quản lý

Mục tiêu quản lý

Nội dung

quản lý Công cụ,

PP quản lý Khách thể

quản lý

cách tối ưu theo quan niệm xã hội.

Trong lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường cho thấy rằng: dạy - học và giáo dục tồn tại như một hoạt động xã hội, nó gắn liền với các hoạt động của con người. Nó là con đường cơ bản nhất, thuận lợi nhất giúp cho người học trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh được một khối lượng tri thức, kỹ năng có chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bởi vì dạy học được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận thức của người học. Nó được diễn ra có sự lãnh đạo, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh thường xuyên bởi nó được tổ chức thực hiện ở các cơ sở giáo dục, đó là nhà trường và nó được quản lý một cách khoa học.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [11].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang lại cho rằng: “Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do Nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có, hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [18].

Mục đích của nhà trường là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, mà sản phẩm là những con người có tri thức phù hợp với lứa tuổi học sinh, có những xu hướng, ý chí, lý tưởng, tình cảm, động cơ, thói quen... theo một định hướng nhất định; không phải là những sản phẩm vật chất đơn thuần hay hàng hoá. Chính vì vậy, quản lý nhà trường đòi hỏi gắt gao hơn nhiều so với các ngành quản lý khác, vì nó không cho phép có sản phẩm hỏng.

Như vậy, quản lý nhà trường là một công việc phức tạp, là một quá trình tác động có ý thức của bộ máy quản lý lên mọi đối tượng tham gia quá

trình giáo dục và đào tạo của nhà trường, gồm: giáo việc, học sinh, cha mẹ học sinh, các nguồn lực khác cho hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường một cách có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w