Tính cần thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 116 - 119)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.4.1. Tính cần thiết của các biện pháp

Các biện pháp chúng tôi đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, để pháp lý hoạt động GDĐĐ cho HS có hiệu quả cần thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất. Tính cần thiết của các biện pháp là căn cứ quan trọng đối với quá trình ứng dụng biện pháp vào thực tế quản lý GDĐĐ cho HS tại Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Kết quả điều tra về tính cần thiết của các biện pháp được thống kê, tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kết quả điều tra về tính cần thiết của các biện pháp

STT Tên các biện pháp quản lý

Tính cần thiết

Điểm TB

Thứ bậc Rất cần

thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh

22 62,9 10 28,6 3 8,6 3,54 2

2

Lập kế hoạch tổng thể và chi tiết, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh

17 48,6 16 45,7 2 5,7 3,42 5

3

Quản lý chặt chẽ và sát sao tiến độ triển khai nội dung giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh

16 45,7 8 25,7 10 28,6 3,17 8

4

Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm

17 48,6 17 48,6 1 2,9 3,45 4

5

Xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí

21 60,0 12 34,3 2 5,7 3,54 2

6

Cải tiến việc quản lý công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh

22 62,9 12 34,3 1 2,9 3,60 1

7

Xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực nhằm thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh

14 40,0 15 42,9 6 17,1 3,22 7

8

Đa dạng các hình thức phối kết hợp với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh

15 42,9 20 57,1 0 0 3,42 5

Trung bình chung - - - 3,42 -

Qua kết quả điều tra, khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS tại Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được thống kê tại bảng 3.1 ta thấy:

- Biện pháp số 6 đạt ĐTB = 3,60 điểm, được đánh giá cao nhất trong các biện pháp. Cải tiến việc quản lý công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh cần phải làm ngay.

Hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện nay, việc đánh giá đạo đức học sinh vẫn mang tính định tính nên cần được chuẩn hóa.

- Biện pháp số 1 và số 5 đều đạt ĐTB = 3,54 điểm, được đánh giá ở vị trí thứ 2, việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh và việc xây dựng công tác tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí: 2 biện pháp này cũng được đánh giá là rất cần thiết, biện pháp này sẽ để lại hiệu quả ổn định, thiết thực, lâu dài.

- Biện pháp được đánh giá cao tiếp theo là biện pháp số 2,4,8 với ĐTB từ 3,42 đến 3,45 điểm. Lập kế hoạch tổng thể và chi tiết, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh; Tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; Đa dạng các hình thức phối kết hợp với các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh:

Các biện pháp này cũng được đánh giá rất cần thiết, quyết định đến việc thành công hay thất bại của các hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Biện pháp số 3,7 với ĐTB đạt từ 3,17 đến 3,22 điểm, các biện pháp này được đánh giá ở mức cần thiết. Quản lý chặt chẽ và sát sao tiến độ triển khai nội dung giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh. Xây dựng tập thể sư phạm mẫu mực nhằm thực hiện tốt công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh: là biện pháp có tính tiến trình, thường xuyên, liên tục nhằm đem lại giá trị cụ thể cho từng kế hoạch, mục tiêu cụ thể đã đặt ra. Việc thực hiện nội dung, chương trình là việc thực hiện văn bản pháp quy của ngành. Môi trường sư phạm lành mạnh sẽ là điều kiện kích thích mọi thành viên của nhà trường nhiệt tình, hăng hái tham gia thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, là mảnh đất để sinh sôi, nảy nở các phẩm chất tốt đẹp của học sinh.

Với điểm trung bình chung là X = 3,42 (So với 3,25 < X ≤ 4), chứng tỏ rằng 8 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ tại Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương chúng tôi đưa ra được đánh giá là rất cần thiết. Chúng ta cần xem xét tính khả thi của các biện pháp trước khi đưa vào thực tế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w