Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.3. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh của Trường trung học phổ thông Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Cho đến nay đã 4 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, kỳ thi THPT Quốc gia, thi tuyển, xét tuyển vào đại học năm 2017 đã có nhiều thay đổi.
Tại Trường trung học phổ thông Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương giáo dục đạo đức học sinh chưa được tiến hành thường xuyên liên tục, chưa được thực hiện ở mọi nơi, nọi lúc; còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa giữa nhà trường và gia đình, các cấp ủy Đảng chính quyền, các ban ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân.
Giáo viên lên lớp còn nặng về kiến thức, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn giáo dục công dân nhiều giáo viên và học sinh còn coi là “môn phụ”, nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Một số giáo viên chủ nhiệm lớp chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa có sự quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Vẫn tồn tại một bộ phận học sinh thường xuyên có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối sống hưởng thụ, vướng vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, xúc phạm tới nhân cách nhà giáo.
Công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường cần phát triển lên một bước mới, hiệu quả thiết thực hơn, góp phần tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2020. Mặt khác để đáp ứng việc nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Trường THPT Kinh Môn II góp phần tạo ra những con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ - nguồn nhân lực chính thúc đẩy sự phát triển của địa phương và đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cần thiết phải quan tâm, xem xét.
Bảng 2.1. Xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh năm học 2013 – 2014
Khối
Tổng số H/S
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
10 421 223 53 132 31.3 45 10.7 21 5 35 8.31 246 58.4 138 32.8 2 0.48 0 0 11 456 225 49.3 155 34 42 9.2 34 7.46 62 13.6 269 58.9 112 24.6 13 2.9 0 0 12 475 277 58.3 145 30.6 52 10.9 1 0.21 61 12.8 329 69.3 83 17.5 2 0.42 0 0 Cộng 1352 725 53.6 432 31.9 139 10.3 57 4.2 158 11.7 844 62.4 333 24.6 17 1.3 0 0
Hạnh kiểm: Tốt: 53.6%, Khá: 31.9%, Trung bình: 10.3%, Yếu: 4.2%;
Học lực: Giỏi: 11.7%, Khá: 62.4%, Trung bình: 24.6%, Yếu: 1.3%;
Bảng 2.2. Xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh năm học 2014 – 2015
Khối
Tổng số H/S
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
10 445 251 56.4 129 29 44 9.9 21 4.7 58 13 255 57.3 123 27.7 9 2 0 0 11 395 231 58.5 101 25.6 43 10.9 20 5 85 21.5 213 53.9 94 23.8 3 0.8 0 0 12 442 263 59.5 136 30.8 43 9.7 0 0 83 18.8 280 63.3 79 17.9 0 0 0 0 Cộng 1282 745 58.1 366 28.5 130 10.2 41 3.2 226 17.6 748 58.4 296 23.1 12 0.9 0 0
Hạnh kiểm: Tốt: 58.1%, Khá: 28.5%, Trung bình: 10.2%, Yếu: 3.2%;
Học lực: Giỏi: 17.6%, Khá: 58.4%, Trung bình: 23.1%, Yếu: 0.9%;
Bảng 2.3. Xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh năm học 2015 – 2016
Khối
Tổng số H/S
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
10 359
253 70.4 83 23.1 19 5.3 4 1.1 115 32 208 57.9 36 10 0 0 0 0 11 432
247 57.2 131 30.3 36 8.3 18 4.2 105 24.3 289 66.9 36 8.3 1 0.5 0 0 12 382
281 73.6 84 22 17 4.5 0 0 131 33.9 221 57.9 31 8.1 0 0 0 0
Cộng 1173
781 66.6 298 25.4 72 6.1 22 1.9 351 29.9 718 61.2 103 8.9 1 0.08 0 0
Hạnh kiểm: Tốt: 66.6%, Khá: 25.4%, Trung bình: 6.1%, Yếu: 1.9%;
Học lực: Giỏi: 29.9%, Khá: 61.2%, Trung bình: 8.9%, Yếu: 0.08%;
Nếu tính về thời gian học tập ở trường của học sinh thì hoạt động giáo dục đạo đức ít hơn rất nhiều so với thời gian dành cho dạy học các môn văn hóa. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp không được tổ chức thường xuyên, hiệu quả không cao. Đặc biệt là chưa tổ chức được các hoạt động giáo dục đạo đức hiệu quả cho học sinh. Chính vì vậy quản lý hoạt động này chưa được dành thời gian thích đáng.
Để khách quan hơn trong việc đánh giá thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS tại Trường trung học phổ thông Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, chúng tôi khảo sát trên đối tượng thụ hưởng hoạt động này, đó là học sinh của nhà trường.
2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo đạo đức
Nhận thức được vị trí, vai trò của hoạt động GDĐĐ là góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của HĐGDĐĐ là trực tiếp nâng cao hiệu quả HĐGDĐĐ.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ của học sinh
Stt Quan điểm Số lượng Tỷ lệ % Thứ bậc
1 Rất cần thiết 31 54,4 1
2 Cần thiết 26 28,1 2
3 Có hoặc không cũng được 0 0,0 -
4 Không cần thiết 0 0,0 -
Kết quả khảo sát về sự cần thiết của HĐGDĐĐ đối với học sinh tại Trường trung học phổ thông Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương được thống kê tại bảng 2.4 cho thấy: Tất cả các em học sinh được hỏi đều nhận thức được vai trò, ý nghĩa tích cực của HĐGDĐĐ đối với mình; 54,4%
trong số các em được khảo sát đánh giá là rất cần thiết; 28,1% trong số các em được khảo sát đánh giá là cần thiết. Không có quan điểm đánh giá có
hoặc không cũng được, hoặc không cần thiết.
Với đa số các em nhận thức HĐGDĐĐ là rất cần thiết đối với mình, điều đó chứng tỏ nhận thức về hoạt động GDĐĐ đối học sinh tại Trường trung học phổ thông Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là rất cần thiết. Điều này phản ánh kết quả hoạt động tuyên truyền về GDĐĐ của nhà trường có hiệu quả, học sinh có nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của HĐGDĐĐ.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của học sinh với những quan niệm, thái độ về đạo đức
Chúng tôi tiến hành khảo sát để tìm hiểu những quan niệm, thái độ của học sinh đối với các quan niệm về đạo đức. Câu hỏi đặt ra với 57 em học sinh trong nhà trường là: “Em hãy cho biết ý kiến của mình với các quan niệm dưới đây?”
Bảng 2.5. Nhận thức của học sinh về những quan niệm, thái độ về đạo đức
Stt Các quan niệm Đồng ý Phân vân Không
đồng ý ĐTB (X )
Thứ
SL % SL % SL % bậc
1 Cha mẹ sinh con trời sinh
tính 2 3,5 14 24,6 41 71,9 1,31 7
2 Ai có thân người ấy lo 0 0 13 22,8 44 77,2 1,22 9 3 Đạo đức do xã hội quyết
định 24 42,1 31 54,4 2 3,5 2,38 5
4 Đạo đức của mỗi người là
do mỗi người quyết định 42 73,7 15 26,3 0 0 2,73 2
5 Ở hiền gặp lành 42 73,7 13 22,8 2 3,5 2,70 3
6 Kinh tế quyết định tất cả 5 8,8 10 17,7 42 73,7 1,35 6 7 Đạt được mục đích bằng
mọi giá 0 0 6 10,5 51 89,5 1,10 10
8 Đạo đức quan trọng hơn
tài năng 43 75,4 7 12,3 7 12,3 2,63 4
9 Tôn trọng lễ phép với
người lớn tuổi 57 100 0 0 0 0 3,00 1
10 Tài năng quan trọng hơn
đạo đức 4 7,0 7 12,3 46 80,7 1,26 8
Trung bình chung - - - - - - 1,97 -
Với điểm trung bình chung X = 1,97 (so với 1,66 < X ≤ 2,33) điều này chứng tỏ các em học sinh trong nhà trường còn có những quan niệm, thái độ phân vân về đạo đức. Tuy nhiên cũng qua kết quả thống kê khảo sát đánh giá về nhận thức của học sinh về những quan niệm, thái độ về đạo đức ở trên chúng tôi nhận thấy đa số học sinh có thái độ đồng tình với nhiều quan niệm đúng về đạo đức như: Tôn trọng lễ phép với người lớn tuổi điểm trung bình 3,00; Đạo đức của mỗi người là do mỗi người quyết định với mức điểm trung bình là 2,73. Như vậy là các em đồng ý cao, điều này các em đã nhận thức đúng. Nhưng cũng có nhiều quan niệm, thái độ về đạo đức ở mức cao như:
Đạo đức do xã hội quyết định điểm trung bình 2,38, vậy là các em cũng đồng ý cao, điều này mâu thuẫn với ý kiến trên, không nhất quán trong suy nghĩ, điều này đáng để các nhà quản lý cần quan tâm.. Các em không đồng tình với một số quan niệm như: Đạt được mục đích bằng mọi giá với mức điểm trung bình là 1,10; Ai có thân người ấy lo với mức điểm trung bình là 1,22; Cha mẹ sinh con trời sinh tính với mức điểm trung bình là 1,31… Tức là các em không đồng tình với quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn… Tuy nhiên, vẫn còn một số em có thái độ cá nhân vị kỷ, thực dụng… Như vậy cần phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức, cần phải giáo dục học sinh ở nhà trường để học sinh vươn tới lẽ sống cao đẹp hơn tránh xa lối sống ích kỷ, hưởng thụ tầm thường.
2.3.3. Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức Kết quả tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức là căn cứ xác định hiệu quả hoạt động giáo dục GDĐĐ trong nhà trường THPT. Các hình thức tổ chức HĐGDĐĐ phải được HS hiểu được, nhận thức được vai trò, vị trí của hình thức hoạt động, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tham
gia tích cực của các em đối với từng hoạt động. Đánh giá thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức tại nhà trường được khảo sát tổng hợp cụ thể bảng sau:
Bảng 2.6. Các hình thức tổ chức các hoạt động GDĐĐ
Stt Hình thức Sử dụng
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Không
ảnh hưởng ĐTB (X )
Thứ
SL % SL % SL % SL % bậc
1
Học tập nội quy trường, lớp đầu năm
38 66,7 16 28,1 3 5,3 0 0 3,61 1
2 Các bài giảng
trên lớp 37 64,9 11 19,3 9 15,8 0 0 3,33 3
3
Thông qua các hoạt động ngoài giờ trên lớp
32 56,1 17 29,8 3 5,3 5 8,8 3,33 3
4
Sinh hoạt lớp, đoàn thanh niên
32 56,1 17 29,8 8 14,0 0 0 3,42 2
Trung bình chung - - - - - - 3,42 -
Qua thống kê kết quả khảo sát đánh giá về hình thức tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho các em học sinh của nhà trường tại bảng 2.6 cho thấy: Hầu hết các em được hỏi có đánh giá khá, tốt về các hình thức giáo dục đạo đức của nhà trường. Chúng tôi nhận thấy ở các em cho rằng GDĐĐ đối với các em ảnh hường nhiều nhất là học tập nội quy trường, lớp đầu năm, điều đó người làm quản lý cũng cần xem xét lại các hình thức tổ chức của nhà trường. Chúng tôi nhận thấy việc từ nhận thức đến hành động chưa thật sự nhất quán. GDĐĐ thông qua bài giảng cũng được GVBM chú trọng, nhưng việc này chủ yếu được thực hiện ở các môn khoa học xã hội còn các môn tự nhiên thì ít được quan tâm.
Với điểm trung bình chung X = 3,42 (so với 3,25 < X ≤ 4) chứng tỏ các hình thức tổ chức các hoạt động GDĐĐ tại nhà trường đạt kết quả tốt, có ảnh hường lớn tới học sinh. Đó có thể là động lực thực sự thúc đẩy các em
chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện, định hướng phấn đấu trưởng thành trong tương lai.
2.3.4. Thực trạng về nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục
Để có căn cứ đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức tại nhà trường, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát khách quan từ học sinh THPT tại nhà trường. Kết quả được tổng hợp như sau:
Bảng 2.7. Nhận thức của học sinh về các phẩm chất đạo đức cần giáo dục cho học sinh
Stt Các phẩm chất
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Ít quan
trọng ĐTB
(X )
Thứ bậc
SL % SL % SL % SL %
1 Lập trường chính trị 4 7,0 28 49,1 24 42,1 1 1,8 3.61 17 2
Lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thầy cô, tôn trọng bạn bè
31 54,4 16 28,1 8 14,0 2 3,5 4.33 1
3
Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy trường lớp
28 49,1 17 29,8 10 17,5 2 3,5 4.24 2
4 Lòng yêu thương
quê hương đất nước 24 42,1 20 35,1 6 10,5 7 12,3 4.07 10 5
Ý thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường
24 42,1 20 35,1 11 19,3 2 3,5 4.15 6
6
Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè
20 35,1 18 31,6 16 28,1 3 5,3 3.96 13 7 Tình bạn, tình yêu 19 33,3 17 29,8 11 19,3 10 17,5 3.78 15
8 Động cơ học tập
đúng đắn 25 43,9 17 29,8 12 21,1 3 5,3 4.12 8
9 Tính tự lập, cần cù,
vượt khó 12 21,1 22 38,6 16 28,1 7 12,3 3.68 16 10 Lòng tự trọng trung
thực dũng cảm 28 49,1 13 22,8 15 26,3 1 1,8 4.19 4 11 Khiêm tốn, học hỏi,
quyết đoán 30 52,6 15 26,3 8 14,0 4 7,0 4.24 2
12 Ý thức tiết kiệm thời
gian, tiền của 28 49,1 13 22,8 14 24,6 2 3,5 4.17 5 13 Ý thức tuân chấp
hành luật ATGT 23 40,4 15 26,3 12 21,1 7 12,3 3.94 14 14 Lòng nhân ái, khoan
dung, độ lượng 26 45,6 16 28,1 12 21,1 3 5,3 4.14 7 15
Yêu lao động, quý trọng người lao động
23 40,4 18 31,6 8 14,0 8 14,0 3.98 12
16 Tinh thần lạc quan
yêu đời 25 43,9 17 29,8 11 19,3 4 7,0 4.10 9
17
Ý thức tự phê bình và phê bình để tiến bộ
20 35,1 20 35,1 15 26,3 2 3,5 4.01 11
Trung bình chung - - - - - - - - 4.04 -
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn các em đều cho rằng các phẩm chất đạo đức nêu trên quan trọng, như vậy các em học sinh có nhu cầu lớn trong quá trình GDĐĐ ở nhà trường. Trong đó những đức tính được các em quan tâm hàng đầu như: Lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô, tôn trọng bạn bè với mức điểm trung bình là 4,33; Ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác thực hiện nội quy trường lớp với mức điểm trung bình là 4,24; Khiêm tốn, học hỏi, quyết đoán với mức điểm trung bình là 4,24. Tuy nhiên những phẩm chất như: Lập trường chính trị với mức điểm trung bình là 3.61; Tình bạn, tình yêu với mức điểm trung bình là 3,78; Tính tự lập, cần cù, chịu khó với mức điểm trung bình là 3,68 được các em đánh giá quan trọng ít nhất. Ý
thức bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường, ý thức tiết kiệm thời gian tiền của, yêu lao động, quý trọng người lao động, ý thức phê bình và tự phê bình để tiến bộ thì học sinh quan tâm không nhiều.
Với điểm trung bình chung X = 4,04 (so với 3,40 < X ≤ 4,20) cho thấy học sinh đã nhận thức về các phẩm chất trên là quan trọng, điều đó đã tác động tốt đến việc giáo dục cho học sinh những phẩm chất cần thiết cho một công dân, nhưng chưa toàn diện. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số học sinh để biết nhận thức của các em về các phẩm chất đạo đức mà các em quan tâm, trả lời phỏng vấn của chúng tôi, em Nguyễn Minh Đức - học sinh lớp 12B phát biểu với chúng tôi rằng: “Ngoài những phẩm chất mà các thầy cô dạy cho chúng em trong 3 năm học ở mái trường thân yêu này, chúng em còn nhận thấy rằng mình cần phải có thêm những phẩm chất khác như là có thái độ quan tâm, thông cảm giúp đỡ mọi người xung quanh, đặc biệt những người gặp khó khăn, hoạn nạn, lòng trung thành trong công việc, những phẩm chất có liên quan đến thái độ của mình đối với cuộc sống, đối với xã hội, đối với con người, đối với công việc tập thể, yêu quý lao động, quý trọng lao động…”. Có được những phẩm chất tốt đẹp đó sẽ là động lực thúc đẩy các em chăm chỉ học tập, tích cực rèn luyện, định hướng phấn đấu trưởng thành, là những công dân có ích cho gia đình và xã hội.
2.3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
Hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức chịu sự tác động của đa chiều của các yếu tố chủ quan và khách quan, tích cực và tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tác động vào nhận thức, thái độ, động lực... của học sinh.
Để có kết quả khách quan hơn, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số các yếu tố cơ bản đến HĐGDĐĐ cho học sinh của nhà trường được tổng hợp như sau:
Bảng 2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh
Stt Các yếu tố
Rất ảnh hưởng
Ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Không ảnh hưởng
ĐTB (X )
Thứ bậc SL % SL % SL % SL %
1 Giáo dục của gia đình 10 17,5 47 82,5 0 0 0 0 3.17 4 2 Ảnh hưởng của bạn bè 22 38,6 32 56,1 3 5,3 0 0 3.33 1 3 Phim ảnh, sách báo 10 17,5 37 64,9 6 10,5 4 7,0 2.92 5 4 Giáo viên chủ nhiệm 20 35,1 34 59,6 3 5,3 0 0 3.29 2 5 Đoàn thanh niên 4 7,0 38 66,7 15 26,3 0 0 2.80 7
6 Tập thể lớp 5 8,8 40 70,2 12 21,1 0 0 2.87 6
7 Cộng đồng nơi cư trú 4 7,0 37 64,9 12 21,1 4 7,0 2.71 8 8 Đời sống vật chất gia
đình 3 5,3 11 19,3 33 57,9 10 17,5 2.12 10
9 Công an 0 0 23 40,4 22 38,6 12 21,1 2.19 9
10 Tính tích cực tự rèn
luyện của bản thân 15 26,3 42 73,7 0 0 0 0 3.26 3
Trung bình chung - - - - - - - - 2,86
Qua bảng thống kê kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản tới hoạt động GDĐĐ cho học sinh tại bảng 2.8 cho thấy: Các em học sinh được khảo sát đều có nhận thức rất rõ về sự ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản đến HĐGDĐĐ. Các em lại cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là ảnh hưởng từ bạn bè với mức điểm trung bình là 3,33; điểu đó cho thấy môi trường học tập và vui chơi hàng ngày của các em rất quan trọng, sau đó đến GVCN với mức điểm trung bình là 2,29; việc giáo dục đạo đức muốn đạt hiệu quả cao là sự quan tâm của GVCN và quá trình biến đổi tâm sinh lý của học sinh có tác động lớn đến quá trình giáo dục đạo đức, thường các em coi thầy cô giáo chủ nhiệm của mình là những tấm gương mẫu mực, có em còn coi như thần thượng phấn đấu nên yếu tố giáo viên chủ nhiệm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động giáo dục đạo đức học sinh; Tính tự rèn của bản thân coi là mấu chốt ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức của học sinh với mức điểm trung bình là 2,26, điều này cũng quan trọng không kém. Tiếp đến là sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình, Đoàn thanh niên, cộng đồng nơi cư trú đến quá trình rèn luyện đạo đức của các em. Đời sống vật chất của gia đình không ảnh hưởng không nhiều đến việc giáo dục đạo đức của các em
học sinh.
Với điểm trung bình chung X = 2,86 (so với 2,50 < X ≤ 3,25) chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản được khảo sát rất ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục đạo đức tại nhà trường. Trong quá trình triển khai, thực hiện các HĐGDĐĐ cần lưu ý tới mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên.