Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 50)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

1.6.1. Yếu tố giáo dục nhà trường

Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trong nhất trong việc GDĐĐ cho HS. Với định hướng mục tiêu GDĐĐ theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, theo định hướng CNXH, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt cùng với một đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đáo tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức hoạt động lớp sẽ là yếu tố có tính quyết định hoạt động giáo dục đạo đức cho HS.

1.6.2. Yếu tố giáo dục gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình với những quan hệ mật thiết, là nơi nuôi dưỡng các em HS từ bé đến lúc trưởng thành. Gia đình là cội nguồn hình thành nhân cách HS “nề nếp gia phong”, “truyền thống gia đình” là những điều rất quan trọng mà người xưa đã từng nói về giáo dục gia đình.

Một gia đình đầm ấm hạnh phúc cũng là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả GDĐĐ học sinh, là điều kiện tốt để hình thành nhân cách hoàn thiện ở các em.

1.6.3. Yếu tố giáo dục xã hội

Môi trường giáo dục rộng lớn đó là cộng đồng cư trú của học sinh từ xóm giềng, khối phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan Nhà nước…đều ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS nói chung và HS THPT nói riêng. Một môi trường xã hội trong sạch lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp văn minh là diều kiện thuận lợi nhất GDĐĐ cho HS và hình thành nhân cách HS cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Sự phối hợp này trở nên môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho HS.

* Mối quan hệ giữa ba yếu tố trên

Để giáo dục nhân cách cho học sinh ba yếu tố trên có yếu tố quyết định hình thành nhân cách cho trẻ, nếu thiếu hoặc yếu những môi trường trên trẻ không thể trở thành người có nhân cách tốt. Ba môi trường này có tính chất tương tác, hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức. Đối với từng độ tuổi thi các yếu tố đặc biệt quan trong trong những yếu tố trên được sắp đặt khác nhau. Với HS THPT yếu tố nhà trường giữ vị trí quan trọng nhất trong lứa tuổi này.

1.6.4. Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh

Học sinh lứa tuổi THPT lứa tuổi “bùng nổ” có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý muốn được mọi người nhìn nhận mình như người trưởng thành, bắt đầu tự ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây là yếu tố chi phối việc quản lý hạt động GDĐĐ cho HS THPT. Trong quá trình hình thành nhân cách

HS phải tự tu dưỡng giáo dục bản thân. Sự hình thành phát triển đạo đức của mỗi con người là một quá trình phức tạp lâu dài cũng phải trải qua bao khó khăn, gian truân trong cuộc sống mới dẫn đến thành công.

1.6.5. Tính kế hoạch hóa trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS là nội dung QL được thực hiện đầu tiên trong quá trình QL GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình GDĐĐ.

Kế hoạch hóa trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS; xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung GDĐĐ, xác định phương pháp, biện pháp GDĐĐ; vạch lộ trình bước đi thích hợp; xác định các lực lượng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục vụ công tác GDĐĐ.

Kế hoạch là công cụ quản lý GDĐĐ cho HS một cách có hiệu quả, tránh được sự tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa; đồng thời, giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hướng, đúng lộ trình đã vạch ra. Mục đích cuối cùng của kế hoạch hóa là đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra, đưa công tác quản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao.

1.6.6. Chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục đạo đức

Đội ngũ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đến đạo đức HS. Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượng đạo đức học sinh. Đối với công tác giáo dục đạo đức, chất lượng đội ngũ thể hiện ở phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán bộ giáo viên. Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viên phải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức và năng lực công tác, đồng thời phải tạn tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín với học sinh, được học sinh mến phục. Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ là một trong những biện pháp hiệu quả quản lý công tác giáo dục nói chung

và công tác giáo dục đạo đức nói riêng.

1.6.7. Sự tích cực, hưởng ứng của người học

Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi HS THPT. Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở HS THPT, tạo cho học sinh khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng học sinh cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời. Vì vậy cần cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức chặt chẽ và khoa học hơn. Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựng được chương trình GDĐĐ phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu GDĐĐ ở trong nhà trường.

1.6.8. Mức độ xã hội hóa giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đạo đức

GDĐĐ cho HS là quá trình, lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của 3 môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong mối quan hệ đó nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo.

Thông qua hội PHHS, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đình nhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợp với nhà trường, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS. Đồng thời nhà trường cùng gia đình bàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục HS nói chung, GDĐĐ cho HS nói riêng. Nhà trường yêu cầu PHHS phải thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em mình. Đồng thời PHHS thông báo với nhà trường tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở gia đình. Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp điều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạo đức cho HS.

Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể… trên địa bàn để bàn bạc, phối hợp GDĐĐ cho học sinh theo

nội dung yêu cầu của nhà trường. Đồng thời nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổ chức cho học sinh các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa, văn nghệ, lao động, từ thiện… Qua thực tiễn hoạt động đó, việc GDĐĐ cho học sinh sẽ sinh động hơn, ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách cụ thể. Đây là điều kiện tốt giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp cách thức tổ chức, từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh.

1.6.9. Hoạt động của Đoàn thanh niên

Đoàn thanh niên là tổ chức của thanh niên mà chức năng quan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ. Do đó Đoàn giữ vai trò quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Đoàn quyết định chất lượng hoạt động của 2 tổ chức này. Chất lượng hoạt động của Đoàn thanh niên có cao hay không phụ thuộc vào rất nhiều Đội ngũ cán bộ Đoàn. Do đó Chi bộ Đảng và Ban Giám hiệu phải hết sức quan tâm đạo tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức, của nhà trường.

1.6.10. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất thiết bị dạy học - giáo dục là thiết bị lao động sư phạm của các nhà giáo dục và HS. Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm cở sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáo dục. Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học- giáo dục thì các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục. Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường cở sở vật chất, phương tiện phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ dạy học và GDĐĐ cho học sinh.

Tiểu kết chương 1

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển khoa học và công nghệ cùng với việc phát triển kinh tế thị trường của thời đại ngày nay đã tạo điều kiện cho mọi quốc gia có điều kiện đổi mới đất nước, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, giao lưu văn hóa nói riêng. Ngược lại, mặt trái của các đặc trưng của thời đại như trên dẫn đến việc suy thoái đạo đức, trong đó có một bộ phận thanh niên là học sinh. Chính vì vậy, việc chăm lo GDĐĐ cho thế hệ trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm. Trong đó, nhà trường giữ vai trò chủ đạo.

Chất lượng GDĐĐ phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan của công tác giáo dục, trong đó quản lý hoạt động GDĐĐ là nhân tố then chốt vì nó xâu kết tất cả các thành tố theo một mục tiêu nhất định. Quản lý GDĐĐ diễn ra và thông qua các quan hệ quản lý giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý; trong đó chủ thể quản lý phải thực hiện các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra; phải sử dụng nhiều phương pháp quản lý nhằm thực hiện tốt các nội dung quản lý, đạt được các mục tiêu quản lý mà mục tiêu cuối cùng là hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức theo chuẩn mực xã hội.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong các trường THPT bao gồm nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ, phương pháp quản lý hoạt động GDĐĐ và quy trình quản lý hoạt động GDĐĐ. Trong đó yêu cầu cần xác định rõ mục tiêu, nắm vững nội dung, phương pháp GDĐĐ cho học sinh, huy động được các lực lượng tham gia một cách tích cực và có hiệu quả.

Từ những cơ sở lý luận được nêu ở trên, các khái niệm và các khái quát hóa lý luận đã cố gắng hình thành một khung lý thuyết đảm bảo cho việc khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ ở một trường THPT và đảm bảo một cơ sở lý luận khoa học cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG KINH MÔN II, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w