Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 93 - 98)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trung học phổ thông Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông đối với cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Năng lực nhận thức về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS có vai trò hết sức quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Thời gian qua, nhận thức của đội ngũ CB, GV, HS và PHHS về đạo đức, GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ đó có bước chuyển biến đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, trong giai đoạn mới cần nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, tăng cường hơn nữa ý thức, trách nhiệm, nhiệt huyết của đội ngũ CBQL và GV, đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức, cũng như trong hành động giáo dục, đồng tâm hợp lực tạo sức mạnh thúc đẩy quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Đối với học sinh, việc nâng cao năng lực nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục sẽ góp phần giúp các em chủ động, tự giác, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Đối với PHHS, việc nâng cao nhận thức về GDĐĐ hết sức cần thiết. Nếu họ nhận thức được đúng đắn về công tác này, sẽ tạo điều kiện cho con em mình về thời gian, vật chất… và hơn thế nữa là sự kết hợp, đồng tâm, thống nhất với những phương pháp, nội dung.. của nhà trường, GVCN để giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đối với cán bộ quản lý, giáo viên:

Nội dung và hình thức cơ bản nhằm nâng cao năng lực nhận thức về công tác GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS là:

- Triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời, cụ thể sao cho trong toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên quán triệt một cách sâu sắc, khắc phục tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ.

- Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ. Có tri thức về đạo đức, quản lý GDĐĐ cho HS là giai đoạn đầu, là điều kiện cần thiết cho sự thành công của công tác này. Tiếp theo, cần có kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, quản lý GDĐĐ cho HS. Nói cách khác, lý luận và kỹ năng, GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS phải được chú trọng, được phối hợp vận dụng vào thực tiễn công tác mới đạt hiệu quả cao.

- Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị trong và ngoài địa bàn đạt thành tích tốt trong công tác GDĐĐ cho HS. Lưu ý, cán bộ quản lý, giáo viên phải có quan điểm cụ thể trong vấn đề học tập, vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn đạo đức HS ở đơn vị mình, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.

Đối với học sinh:

* Những hiểu biết cần được nâng cao:

- Cung cấp, phổ biến những tri thức đạo đức cơ bản, các quan niệm về đạo đức; Vai trò, vị trí của đạo đức trong cấu trúc nhân cách của con người;

các phẩm chất đạo đức cơ bản, thiết thân phải có ở lứa tuổi HS THPT; cách thức, phương pháp rèn luyện tu dưỡng, ý thức chấp hành nội quy, pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ HS theo điều lệ trường trung học, phương pháp tự quản lớp.

- Giúp các em hiểu được hiện tượng nào được gọi là các tệ nạn xã hội, tác hại, hậu quả của nó và cách phòng tránh hữu hiệu.

- Giúp các em hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THPT, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới và bình đẳng giới.

- Giáo dục về phòng chống thảm họa, bảo vệ môi trường

- Hiểu và bước đầu rèn luyện để hình thành kỹ năng ứng xử, kỹ năng sống

* Về hình thức thực hiện:

- Thông qua SHTT: Sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp - Công tác tư vấn: Ban tư vấn, tư vấn trực tiếp của các thầy cô…

- Tổ chức hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề: cấp trường, cấp khối, cấp lớp.

Ban tư vấn cần giúp hiệu trưởng tổ chức tốt các buổi hội thảo hay sinh hoạt chuyên đề. Muốn tổ chức thành công hội thảo, ban tư vấn phải xác định chủ đề và nội dung: cung cấp tài liệu, hướng dẫn HS nghiên cứu, xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở để HS tham gia thảo luận, tranh luận; chuẩn bị một số HS có năng lực để điều khiển hội thảo. Cuối buổi hội thảo, ban tư vấn phải tổng kết, nhận xét, đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích.

Đối với phụ huynh học sinh:

Phụ huynh học sinh là một lực lượng tích cực và quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Cách tiến hành biện pháp:

- CBQL, GVCN, cán bộ Đoàn TN xây dựng nội dung “Nâng cao nhận thức GDĐĐ cho PHHS”

- Hình thức tổ chức kết hợp với các buổi họp PH đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ, các cuộc hội thảo…

- Đơn vị tổ chức: từng lớp học, đứng đầu là GVCN 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có sự quan tâm, ủng hộ của Chi bộ Đảng, BGH nhà trường, đứng đầu là hiệu trưởng. Sự ủng hộ của Đảng, BGH, đoàn thể và toàn thể cán bộ giáo viên đặc biệt là đội ngũ GVCN

- Có kinh phí và cơ sở vật chất tốt phục vụ cho các hoạt động này

- Tổ chức bộ máy đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, tập trung.

3.2.2. Lập kế hoạch tổng thể và chi tiết, chỉ đạo sát sao công tác xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho BGH chủ động định hướng trước các nội dung, biện pháp, thời gian.

Cơ chế phối hợp …để thực hiện có hiệu quả công tác GDĐĐ cho HS trong suốt năm học; tránh được sự tùy tiện, cảm tính và bị động trong hoạt động giáo dục toàn diện nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện

Muốn có kế hoạch quản lý GDĐĐ cho HS một cách khả thi, hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng công tác này cũng như các yếu tố chi phối đến đạo đức và GDĐĐ cho HS. Cụ thể, hiệu trưởng phải phân tích đặc điểm địa phương, đặc điểm nhà trường, mặt mạnh, mặt yếu của đội ngũ CB-NV- CNV, chất lượng dạy và học; đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT…

Kế hoạch GDĐĐ cho HS phải đặt được một số yêu cầu sau: Xác định mục tiêu, nội dung, các biện pháp, các hình thức tổ chức giáo dục, lực lượng tham gia và sự phối hợp giữa các lực lượng, dự trù CSVC-tài chính. Tài liệu, thời gian, không gian thực hiện…

Sau khi soạn thảo xong kế hoạch, hiệu trưởng phải tranh thủ sự góp ý của hội đồng sư phạm để các bộ phận, cá nhân thảo luận, bàn bạc dân chủ và đi đến sự đồng thuận, phát huy sức mạnh của tập thể để GDĐĐ cho HS.

Một số gợi ý về nội dung và hình thức kế hoạch GDĐĐ cho HS theo từng tháng như sau:

Tháng 8: Giáo dục truyền thống, nội quy nhà trường.

Tháng 9: Giáo dục “Tháng An toàn giao thông quốc gia”.

Tháng 10: Giáo dục thanh niên với tình bạn, tình yêu – gia đình.

Tháng 11: Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học.

Tháng 12: Giáo dục lòng yêu nước và biết ơn anh Bộ đội cụ Hồ; Chủ quyền Biển đảo quê hương.

Tháng 1: Giáo dục truyền thống học sinh, sinh viên, kỷ niệm 09/01.

Tháng 2: Giáo dục lòng tin, tự hào về Đảng quang vinh.

Tháng 3: Giáo dục truyền thống Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Tháng 4: Giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản; Lòng tự hào dân tộc.

Tháng 5: Giáo dục tự hào về Bác kính yêu; Tổ chức Lễ trưởng thành và tri ân cho học sinh khối 12.

Ngoài các nội dung trên, trong quá trình thực hiện kế hoạch GDĐĐ, nhà trường cần bổ sung thêm một số nội dung khác như: giáo dục sức khỏe vị thành niên; giới và sự bình đẳng giới; giáo dục hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng chống thảm họa, khả năng ứng xử, kỹ năng sống, định kỳ tổ chức tham quan các di tích lịch sử… Đặc biệt, đối với lứa tuổi HS THPT nhà trường cần quan tâm tổ chức các hình thức SHTT nhẹ nhàng, phù hợp: Các trò chơi lành mạnh, tham quan dã ngoại, tặng sách cho thư viện để nội dung giáo dục toàn diện, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia. Qua đó, từng bước giúp các em rèn luyện nhân cách chuẩn mực của xã hội mới. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trên, nhà trường phải thường xuyên giáo dục cho các em lý tưởng, hoài bão, ước mơ, ý chí phấn đấu, lập thân, lập nghiệp, tăng cường giáo dục các em động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức nghề nghiệp trong tương lai.

Kế hoạch GDĐĐ, ngoài việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường còn phải thể hiện sự phối hợp, liên kết với các lực lượng ngoài nhà trường. Qua đó, một mặt giúp cho các lực lượng ngoài nhà trường hiểu và quan tâm đến giáo dục, một mặt nâng cao ý thức ý thức, trách nhiệm của họ trong việc cùng nhà trường giáo dục HS.

Trên cơ sở kế hoạch GDĐĐ của nhà trường, hiệu trưởng yêu cầu các bộ phận như GVCN, GVBM, cán bộ làm công tác Đoàn thanh niên lập kế hoạch GDĐĐ của bộ phận, cá nhân mình một cách chu đáo, khoa học, khả

thi, sau đó trình kế hoạch cho hiệu trưởng duyệt. Căn cứ kế hoạch năm, các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch tháng, tuần một cách thường xuyên. BGH phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các lực lượng này.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để đạt được mục tiêu đề ra các tổ chức, bộ phận, cá nhân phải nắm chắc tình hình đặc điểm của mình từ đó xây dựng bảng kế hoạch hoạt động có tính khả thi, nghiêm chỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo sự phân công hợp lý tránh không chồng chéo. BGH phải làm tốt công tác tuyên truyền động viên khen thưởng và trách phạt, rút kinh ngiệm kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường THPT Kinh Môn II, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Luận văn thạc sĩ) (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w