Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động tại trường tiểu học Vinschool Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 34 - 37)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐIỀU HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong trường tiểu học

1.4.1. Các yếu tố chủ quan

a) Trình độ năng lực, phẩm chất của hiệu trưởng ứng dụng CNTT trong điều hành các hoạt động giáo dục

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của trường mình. Việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động điều hành các hoạt động giáo dục của nhà trường có đạt hiệu quả như mong muốn hay không, trước hết phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của hiệu trưởng.

Hiệu trưởng phải là người am hiểu về CNTT và ứng dụng CNTT trong

ít nhất lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện.

Ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển ứng dụng CNTT vào giảng dạy của nhà trường.

b) Nhận thức, trình độ, kỹ năng CNTT của giáo viên.

Nếu giáo viên chưa có nhận thức đúng về việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục thì không thể thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT dù nhà quản lý có tài đi nữa. Trong thời đại hiện nay, năng lực nghề nghiệp của GV không thể thiếu năng lực về CNTT: kiến thức và kỹ năng về CNTT.

1.4.2. Các yếu tố khách quan

Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc đã định hướng cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý, các văn bản, chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện. Đó là môi trường quản lý thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực quản lý điều hành nhà trường.

Những điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT, kinh phí phục vụ…

sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc ứng dụng CNTTtrong các hoạt động điều hành của nhà trường. Do vậy, hiệu trưởng cần có những kế hoạch xây dựng, sử dụng hiệu quả và bảo quản tốt cơ sở vật chất, thiết bị ứng dụng CNTT.

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng ảnh hưởng tới việc ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình, môi trường cộng đồng xã hội có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm việc ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động điều hành của nhà trường của. Đồng thời, học sinh cũng không thể học tập tốt, ứng dụng CNTT trong học tập nếu gia đình không tạo điều kiện, không khuyến khích, giúp đỡ các em.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở tìm hiểu tổng quan nghiên cứu vấn đề quản l ý ứng dụng CNTT, tìm hiểu các khái niệm liên quan đến việc ứng dụng CNTT trong điều hành các hoạt động của nhà trường như: quản l ý, quản l ý giáo dục, quản l ý nhà trường, công nghệ thông tin, và ứng dụng công nghệ thông tin. Vai trò của ứng dụng CNTT trong nhà trường đặc biệt là nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý các hoạt động giáo dục. Các nội dung quản lý bao gồm:

+Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin + Tổ chức các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin + Chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin

+ Kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin + Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động ứng dụng CNTT

Bên cạnh đó trong chương 1 tác giả chỉ ra được các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường từ đó thấy được người hiệu trưởng có tầm quan trọng trong công tác quản lý, nhất là quản lý ứng dụng CNTT trong điều hành các hoạt động.

Những cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu về thực trạng ứng dụng CNTT, quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong điều hành các hoạt động của nhà trường và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong điều hành các hoạt động ở trường tiểu học Vinschool.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động tại trường tiểu học Vinschool Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)