Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
3.2. Một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong điều hành các hoạt động tại trường tiểu học Vinschool
3.2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về hoạt động hợp tác giữa trường tiểu học Vinschool với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý
3.2.2.1. Mục đích biện pháp
Mục đích của biện pháp là nhằm:
- Xác định mục tiêu, kế hoạch hành động rõ ràng làm định hướng cho công tác quản lý và triển khai hoạt động hợp tác giữa trường tiểu học winschool với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý; tạo sự thống nhất trong hoạt động của toàn trường, hướng nỗ lực của các bộ phận, cá nhân vào mục tiêu chung;
- Giúp nhà trường phát triển ổn định và có khả năng ứng phó linh hoạt trước những biến đổi của môi trường;
- Là cơ sở tiến hành kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động hợp tác.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
- Nhà trường xác định hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý là một ưu tiên trong chiến lược phát triển;
- Xây dựng các kế hoạch hành động hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý theo năm học, học kỳ; theo đợt. Tăng cường vai trò và sự tham gia của đơn vị cung cấp phần mềm quản lý trong các khâu của quá trình kế hoạch hóa.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a) Xác định nội dung hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý là một ưu tiên trong kế hoạch chiến lược của nhà trường
Trường tiểu học Vinschool cần thể hiện rõ trong sứ mạng, tầm nhìn, giá trị rằng: hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý là một ưu tiên trong chiến lược phát triển của nhà trường, nhà trường luôn hoan nghênh và ủng hộ các hoạt động hợp tác. Đây là biện pháp quản lý cụ thể (ở cấp độ hành động) nhưng sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ tới nhóm yếu tố thuộc về mối quan hệ: Một là, các đơn vị cung cấp phần mềm quản lý đánh giá cao sự cam kết mạnh mẽ và tính tích cực của nhà trường trong hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý, từ đó tin tưởng và yên tâm hơn khi tham gia vào các hoạt động hợp tác. Hai là, hệ thống giá trị trong kế hoạch chiến lược (nếu có giá trị liên quan tới hợp tác với đơn vị cung cấp phần mềm quản lý) sẽ góp phần định hình những đặc điểm giá trị trong văn hóa nhà trường.
Một thuận lợi lớn hiện nay là nhà trường đã xác định phát triển theo định hướng Tại Vinschool, chúng tôi đề cao 5 giá trị cốt lõi: Trí Tuệ, Chủ động, Chính trực, Sáng tạo, Hợp lực. Chúng tôi cũng tự hào luôn là người tiên phong trong việc đổi mới giáo dục bằng cách tập trung đầu tư chiều sâu vào con người với các hoạt động đào tạo và kết nối cùng phụ huynh thông qua các
hội thảo kinh nghiệm giáo dục liên tục cập nhật. Và đặc biệt là việc cài đặt hệ điều hành tư duy cùng chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới Lãnh đạo tự thân - The Leader In Me của Tập đoàn Franklin Covey để thay đổi cách quản lý giáo dục, cách tư duy về giáo dục của chính giáo viên và phụ huynh.
b) Lập kế hoạch có sự tham gia của đơn vị cung cấp phần mềm quản lý Một trong những yêu cầu của lập kế hoạch là quá trình lập kế hoạch phải đảm bảo tính dân chủ[37]. Để có được kế hoạch đúng đắn, có tính khả thi và hiệu quả, quá trình lập kế hoạch phải được thực hiện một cách dân chủ. Điều đó có nghĩa là, chủ thể quản lý phải huy động, khuyến khích, tạo điều kiện cho các cấp quản lý và các thành viên trong và ngoài tổ chức tham gia vào công tác lập kế hoạch.
Hai cách tiếp cận phổ biến trong lập kế hoạch giáo dục trước đây là lập kế hoạch từ trên xuống và lập kế hoạch từ dưới lên. Lập kế hoạch có sự tham gia là cách tiếp cận khắc phục hạn chế của hai cách tiếp cận kể trên.
Lập kế hoạch có sự tham gia/hợp tác (Cooperative/participatory planning) coi quá trình lập kế hoạch giáo dục là một quá trình xã hội, trong đó cần có sự tham gia tích cực của tất cả các bên có liên quan tới hoạt động giáo dục trong nhà trường (đội ngũ chuyên gia, đại diện các nhóm lợi ích…) trong toàn bộ các khâu, nhằm tăng cường và đảm bảo tính hiệu quả và khả năng đáp ứng của bản kế hoạch giáo dục.
Các bên có liên quan trong lập kế hoạch hợp tác giữa trường tiểu học Vinschool và đơn vị cung cấp phần mềm quản lý được xác định là:
- Trường tiểu học Vinschool: Lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nhân viên;
- Các đơn vị cung cấp phần mềm quản lý ;
- Xã hội (cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội trong lĩnh vực có liên quan đến nhà trường);
- Các bên trung gian: Tập đoàn Vingroup
Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia
Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia không khác biệt nhiều so với quy trình lập kế hoạch theo các cách tiếp cận thông thường, gồm 8 bước[37]:
- Đánh giá thực trạng các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu;
- Dự đoán - dự báo: trên cơ sở thực trạng của nhà trường, những người tham gia lập kế hoạch tiến hành dự đoán - dự báo về điều kiện môi trường, những chính sách, biện pháp có thể áp dụng, các nguồn lực có thể huy động...
- Xác định mục tiêu: là bước rất quan trọng trong lập kế hoạch. Mục tiêu phải đảm bảo nguyên tắc SMART và thỏa mãn kỳ vọng của nhiều nhóm lợi ích liên quan. Việc xác định mục tiêu có liên quan chặt chẽ tới quá trình phân bổ nguồn lực, vì vậy, cần xác định đúng thứ tự ưu tiên của các mục tiêu.
- Xây dựng các phương án hành động để hiện thực hóa mục tiêu đề ra.
- Đánh giá và so sánh các phương án - Lựa chọn phương án tối ưu
- Xây dựng kế hoạch bổ trợ để đảm bảo kế hoạch chính triển khai tốt.
- Chương trình hóa tổng thể về các vấn đề liên quan tới: các chủ thể tiến hành công việc, nội dung công việc, yêu cầu thực hiện, tài chính và các công cụ, phương tiện, thời gian hoàn thành...
Sự phân chia các bước lập kế hoạch có sự tham gia chỉ mang tính tương đối. Điểm khác biệt quan trọng nhất của lập kế hoạch có sự tham gia thể hiện ở vai trò của doanh nghiệp và các bên có liên quan trong các bước của quá trình lập kế hoạch. Tùy theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường và sự tích cực của phía doanh nghiệp, nhà trường có thể lựa chọn các mức độ tham gia của doanh nghiệp trong lập kế hoạch ở các mức: Được cung cấp thông tin, Được hỏi ý kiến, được chia sẻ trong quá trình ra quyết định, Tham gia ra quyết định.
Sơ đồ 3.1. Các mức độ tham gia trong lập kế hoạch 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lãnh đạo nhà trường coi hợp tác với doanh nghiệp là một chiến lược ưu tiên và thường xuyên truyền tải thông điệp đó tới toàn thể nhà trường, tích cực huy động sự tham gia của các bên có liên quan;
- Sự tham gia tích cực của phía doanh nghiệp;
- Sự đầu tư của Tập đoàn Vingroup