Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
2.1. Giới thiệu khái quát về trường tiểu học Vinschool - Hà Nội
2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
Bảng 2.1 Bảng thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý
Năm học Tổng số
Trình độ đào tạo
Thạc sĩ ĐH CĐ THSP
SL % SL % SL % SL %
2014-2015 11 3 27,27 8 72,78 0 0 0 0
2015-2016 16 4 25 12 75 0 0 0 0
2016-2017 25 6 24 17 68 2 8 0 0
(Nguồn: Văn phòng trường tiểu học Vinschool)
Qua bảng 2.1 ta có nhận xét sau: số lượng CBQL của nhà trường hằng năm tăng, năm học 2014-2015 là 11 người, đến năm hoc 2015-2016 lên tới 25 người, số lượng này phù hợp quy mô tăng nhanh về số lớp. Nhìn vào bảng ta thấy, trình độ đội ngũ cao, năm học 2016-2017 tỉ lệ thạc sĩ chiếm 24%, trong đó vẫn còn 8% trình độ cao đẳng có giảm so với các năm học trước. Tuy rằng quy mô có tăng nhưng cũng cần nâng cao hơn nữa trình độ của đội ngũ CBQL lên để đáp ứng đổi mới. Với trình độ này, là điều thuận lợi trong nhận thức và sử dụng kĩ năng ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý của nhà trường.
b) Số lượng, trình độ đào tạo của GV
Bảng 2.2. Bảng thống kê trình độ đào tạo của GV trong 3 năm
Năm học
Tổng số GV
Trình độ đào tạo
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp
SL % SL % SL % SL % SL %
2014-2015 94 0 0 7 7,45 55 58,51 32 34,04 0 0 2015-2016 181 0 0 15 8,29 107 59,12 59 32,59 0 0 2016-2017 238 0 0 22 9,24 128 53,78 88 36,98 0 0
(Nguồn: Văn phòng trường tiểu học Vinschool)
Qua bảng 2.2 ta thấy, số lượng giáo viên ngày càng tăng, trong khi đó số giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm 9,24%, trình độ đại học chiếm 53,78%
và cao đẳng vẫn còn 36,98% trong năm học 2016-2017. Đây là lực lượng có trình độ cao, thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào thực hiện các quy định của nhà trường cũng như phối hợp tham gia vào các hoạt động quản lý bằng ứng dụng CNTT. Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng CNTT vào quản lý các hoạt động giáo dục.
CBQL nhà trường cần tiếp tục cử giáo viên đi đào tạo bồi đưỡng nâng cao hơn nữa trình độ của mình phấn đấu 100% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ từ đại học trở lên.
c) Cơ cấu theo độ tuổi
Bảng 2.3 Cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ giáo viên
Năm học Tổng số GV
Độ tuổi
Dưới 30 Từ 30-40 Từ 41-50 Trên 50
SL % SL % SL % SL %
2014-2015 94 53 56,38 35 37,24 3 3,19 3 3,19
2015-2016 181 115 63,54 58 32,04 5 2,76 3 1,66 2016-2017 238 145 60,92 83 34,87 7 2,94 3 1,26 (Nguồn: Văn phòng trường tiểu học Vinschool)
Như chúng ta đã biêt, độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý của nhà trường. Nhìn vào bảng 2.3. ta thấy, năm học 2016-2017 độ tuổi dưới 30 chiếm 60,92%, trong khi độ tuổi từ 41 trở lên chiếm 4,2%. Đội ngũ đã số trẻ, năng động và trình độ tin học tốt sẽ là thuận lợi trong công tác triển khai và thực hiện tối ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành các hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, cùng cần khuyến khích và có kế hoạch bồi dưỡng cho những giáo viên trên 50 tuổi để họ có thể ứng dụng những điều cơ bản nhất.
d) Trình độ tin học của CBQL, GV
Bảng 2.4 Thực trạng trình độ CNTT của đội ngũ cán bộ, giáo viên
TT Đối tượng
Trình độ về tin học Chứng chỉ Trung cấp Cao đẳng,
Đại học
Sau đại học
SL % SL % SL % SL %
1 Cán bộ quản lý (25)
25 100 0 0 0 0 0 0
2 Đội ngũ GV (213) 208 97,65 0 0 5 2,35 0 0 3 Nhân viên (57) 38 66,67 12 21,05 7 12,28 0 0 (Nguồn: Văn phòng trường tiểu học Vinschool)
Qua bảng thống kê về trình độ tin học của đội ngũ CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường ta thấy, 100% đội ngũ nhân sự của nhà trường có hiểu biết cơ bản về tin học. Trong đó, 100% đội ngũ CBQL có chứng chỉ tin học theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Khoa học Công nghệ. Đội ngũ giáo viên có tới 97,65% có chứng chỉ tin học và 2,35% có trình độ cao đẳng đại học. Trong khi đó, đội ngũ nhân viên kĩ thuật của nhà trường cũng có trình độ cao về tin học có tới 12,28% là trình độ Cao đẳng, đại học và 21,05% có trình độ trung cấp. Nhìn vào trình độ tin học của nhà trường thì đó là thuận lợi. Tuy nhiên trình độ không đồng đều đặc biệt kĩ năng ứng dụng các phần mềm quản lý mới chưa được đội ngũ quan tâm đến.