Thực trạng việc xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động tại trường tiểu học Vinschool Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 49 - 52)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG

2.4. Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động tại trường tiểu học Vinschool - Hà Nội

2.4.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin

hoạt động tại trường tiểu học Vinschool - Hà Nội

Nội dung

Mức độ

Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % Xác định cụ thể mục tiêu, xây dựng kế

hoạch chiến lược, kế hoạch hợp tác với các đơn vị cung cấp phần mềm quản lý

41 32,8 43 34,4 31 24,8 10 8 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng

cao trình độ CNTT cho CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường

42 33,6 45 36 32 25,6 6 4,8 Kế hoạch sử dụng tối ưu các trang thiết

bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào quản lý

46 36,8 46 36,8 28 22,4 5 4 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT

trong hoạt động tổ chức các hoạt động chuyên môn

53 42,4 46 36,8 26 20,8 0 0 Lập kế hoạch huy động nguồn kinh phí

để đầu tư trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT từ công tác xã hội hóa giáo dục

45 36 43 34,4 30 24 7 5,6

Lập kế hoạch phát triển nhân sự trong

lĩnh vực CNTT của nhà trường 52 41,6 44 35,2 28 22,4 1 0,8

Qua bảng 2.9 nhận thấy: Đa số các nội dung được đánh giá khá tốt cao chiếm từ 67,2% đến 79,2%. Trong khi đó tỉ lệ trung bình vẫn còn ở mức khá cao chiếm từ 20,8% đến 25,6% đặc biệt ta thấy vẫn còn tỉ lệ đánh giá ở mức độ yếu từ: 0,8% đến 8%. Từ đó ta thấy điểm mạnh, điểm yếu của việc thực hiện chức năng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào các hoạt động điều hành ở nhà trường. Qua đó đội ngũ CBQL thấy ró được những việc mình cần điều chỉnh và đưa ra các biện pháp phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Cụ thể từng nội dung các múc độ đánh giá khác nhau, nội dung: “Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động tổ chức các hoạt động chuyên môn” đây là nội dung có tỉ lệ đánh giá thực hiện khá tốt cao nhất chiếm tới 79,2 % và không có ý kiến nào đánh giá là thực hiện yếu. Điều đó chứng tỏ nội dung này đã được CBQL quan tâm, tuy nhiên tỉ lệ trung bình vẫn còn chiếm 20,8%, các nhà quản lý cần tiếp tục làm tốt hơn nữa nhằm nâng cao tỉ lệ khá tốt giảm tỉ lệ đánh giá thực hiện trung bình.

Nội dung: “Lập kế hoạch phát triển nhân sự trong lĩnh vực CNTT của nhà trường” cũng có tỉ đánh giá khá tốt cao chiếm 76,8% trong khi tỉ lệ yếu còn 0,8%. Trao đổi với BGH nhà trường về nội dung này, các ý kiến đều thống nhất là nhà trường rất quan tâm đến yếu tố con người trong lĩnh vực này và đang có kế hoạch tiếp tục nâng cao hơn nữa trình độ đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược tin học hóa trong quản lý của nhà trường.

Bên cạnh nội dung đánh giá khá tốt như vậy thì vẫn còn những nội dung đánh giá thực hiện còn yếu và mức độ trung bình vẫn cao đó là: “Kế hoạch sử dụng tối ưu các trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào quản lý; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường; Lập kế hoạch huy động nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT từ công tác xã hội hóa giáo

dục” có tỉ lệ đánh giá thực hiện yếu lần lượt là (4%; 4,8%; 5,6%). Điều đó cho thấy, các nội dung này vẫn còn những hạn chế bất cập, cần được đội ngũ CBQL tìm ra nguyên nhân đề ra các biện pháp để khắc phục vấn đề này. Để làm tốt hoạt động ứng dụng CNTT vào quản lý đòi hỏi thực hiện tốt ba nội dung này, có kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT thì trình độ kĩ năng sử dụng các phần mềm mới tốt. Mặt khác như chúng ta đã tìm hiểu, CSVC và các trang thiết bị của nhà trường đã được đầu tư hiện đại, tuy nhiên số lượng chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng đồng chí cho biêt: Trường tiểu học Vinschool thuộc Hệ thống giáo dục Vinschool và do Tập đoàn Vingroup thành lập do đó với nguồn tài chính được tập đoàn đầu tư nhà trường được đầu tư CSVC, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, do số lượng học sinh tăng quá nhanh hằng năm do đó, hệ thống ứng dụng CNTT chưa kịp đầu tư và đầu tư chưa được đồng bộ do đó việc xây dựng kế hoạch vẫn mang tính bị động.

Nội dung có tỉ lệ đánh giá yếu nhất là: “Xác định cụ thể mục tiêu, xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hợp tác với các đơn vị cung cấp phần mềm quản lý” chiếm tỉ lệ đánh giá yếu là 8%. Đây là hạn chế cần được các nhà quản lý khắc phục. Tìm hiểu vấn đề này, ta thấy, nhà trường mới thành lập được 3 năm do đó kế hoạch chiến lược vẫn đang được xây dựng, đặc biệt nhà trường xác định kế hoạch tin học hóa trong quản lý nhà trường sẽ là lĩnh vực ưu tiên. Nguyên nhân nội dung này còn yếu vì hiện nay nhà trường vẫn trong giai đoạn thử nghiệm các phần mềm quản lý, bên cạnh đó vấn đề thay đổi liên tục các phần mềm quản lý gây ra những khó khăn cho đội ngũ nhân sự của nhà trường thích nghi. Do đó, CBQL cần xây dựng kế hoạch hợp tác với các đơn vị cung cấp phần mềm để chủ động và cùng nhau xây dựng phần mềm phù hợp với thực tiễn của nhà trường hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động tại trường tiểu học Vinschool Hà Nội (Luận văn thạc sĩ) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)