Sự gấp bội điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 23 - 34)

Chương 2: Sự khai thác điểm nhìn trần thuật

2. Sự gấp bội điểm nhìn trần thuật

Gấp bội tức là tăng thêm nhiều điểm nhìn trần thuật, là sự tung ra hàng loạt điểm nhìn khác nhau theo kiểu “kính vạn hoa”, đây chính là một sự đổi mới so với văn học trước đó đúng như nhận định: “Khuynh hướng trần thuật từ nhiều điểm nhìn khác nhau là một đổi mới không nhỏ so với văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975” [4 - Tr. 164].

Giàn thiêu là một tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, đây là một thể loại đòi hỏi phải đảm bảo sự chính xác của sử liệu và chính yêu cầu về sự chính xác ấy thường hạn chế sức sáng tạo của nhà văn nếu nhà văn đó không làm chủ được cách tổ chức trần thuật. Tiểu thuyết được trần thuật theo ngôi thứ ba vô hình, vô nhân xưng nhưng Võ Thị Hảo đã tạo ra sự đột phá bằng cách xây dựng nhiều điểm nhìn khác nhau. Tác phẩm là sự xáo trộn các chương không theo trình tự, không ăn khớp với sự kiện, biến cố xảy ra đối với cuộc đời nhân vật. Mỗi chương trong Giàn thiêu được trần thuật theo một hoặc nhiều điểm nhìn khác nhau, mỗi điểm nhìn trần thuật lại gắn với sự trải nghiệm, như vậy lịch sử được đánh giá theo nhiều cách khác nhau, làm cho Giàn thiêu tuy viết về quá khứ nhưng chất chứa suy nghĩ về hiện thực.

Chọn thời điểm lịch sử nhạy cảm là triều đại vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông, qua điểm nhìn của các nhân vật trong tiểu thuyết, bức tranh lịch sử hiện lên đa diện, nhiều chiều. Triều đình nhà Lý lúc đó vừa có Ỷ Lan Thái hậu trí tuệ sáng suốt vừa có Thái úy Lý Thường Kiệt tài năng hơn người.

Trước nỗi oan khiên của gia đình Từ Lộ, nếu mẹ chàng cho rằng: “Nước còn có minh quân, còn có triều chính. Đức Hoàng đế chí tôn đã đặt ra chín bậc phẩm quan tước. U tối ở chỗ này nhưng sáng láng ở chỗ khác. Lại còn đèn trời

Khoá luận tốt nghiệp

soi to ở trên” [7 - Tr. 84] thì Từ Lộ lại nghĩ khác: “Đèn trời không phải lúc nào cũng sáng” [7 - Tr. 84]. Việc đặt điểm nhìn vào những nhân vật khác nhau dẫn đến những quan điểm không giống nhau khi nhìn nhận về vua Nhân Tông.

Dưới triều đại vua Lý, đạo Phật rất phát triển và thịnh hành. Nhưng đối với Thái sư Lý Đạo Thành “dân tình đói khổ mà chùa chiền lại dựng lên quá nhiều. Bao nhiêu của cải công sức đổ vào nơi cửa Phật. Quá nửa dân trong nước đi làm sư sãi, mải cầu kinh mà trễ nải việc nông trang, ruộng đất dành để làm quy điền cho các chùa chiền rất nhiều mà thường lại bỏ hoang hóa vì đa phần sư sãi chủ trì không lo chuyện cầy cấy mà chỉ trông chờ vào của cúng lễ của chúng sinh” [7 - Tr. 134]. Còn Từ Vinh lại trăn trở, lo lắng: “Bao nhiêu tiền của sức dân đều được vét sạch để xây chùa quán, nuôi sư sãi, nuôi quân và chế tác khí giới đánh giặc” [7 - Tr. 95]. Hay nhân vật Từ Lộ khi trở thành Đạo Hạnh đại sư được sùng kính nhưng cũng phải sửng sốt vì sự sùng tín của dân chúng: “Càng thấy đám đông càng sùng bái, Từ càng ngạc nhiên thay cho sự quá dễ dàng trong việc thao túng lòng tin của họ” [7 - Tr. 427]… Qua điểm nhìn của các nhân vật khiến độc giả tự đặt ra câu hỏi: việc đạo Phật quá hưng thịnh, dân làm sư quá nhiều có làm cho đất nước hưng thịnh hơn? Tính đối thoại, đa thanh của tác phẩm nằm ngay trong những câu hỏi đó. Còn tục lệ man rợ thiêu sống người cũng được đánh giá, nhìn nhận, lên án trong Giàn thiêu qua điểm nhìn của các nhân vật. Trong lời can ngăn của viên thủ lễ, tục lệ hỏa táng cung nữ đã mang lại bao tai họa cho đất nước: “Phải tính đến cái phúc họa sau này, phải lấy thọ mệnh của đức quân vương làm điều trọng” [7 - Tr. 27]. Nhưng với Lý Trác, đại diện cho cái ác thì “việc thiêu cung nữ là điều trăng trối của đức Tiên hoàng. Nếu ta không noi theo, thiên hạ chê trách. Tiên Hoàng ở chốn Niết Bàn chăn đơn gối chiếc, lẽ nào Bệ hạ đành lòng? [7 - Tr.

28]. Sự xuất hiện của nhân vật Lê Thị Đoan chính là sự xuất hiện của công lý.

Khoá luận tốt nghiệp

Trước mặt quan quân triều đình, bà đã thẳng thắn vạch trần tội ác của họ: “Ai mà chẳng hiểu việc thiêu người vô tội chết theo vua là một phép tắc man rợ, độc ác!” [7 - Tr 46]. Người phụ nữ ấy đại diện cho nữ quyền, cho tự do công lí đã dám nói thẳng và đã dùng cái chết của mình để cảnh tỉnh cõi đời u ám…

Thông qua việc xử tử cuốn sách của Lê Thị Đoan, tác giả cũng đã phê phán sự hà khắc, mặt trái trong chính sách cai trị chuyên chế của chế độ phong kiến. Điều này được thể hiện qua điểm nhìn của nhân vật tham quan Từ Văn Thông khi nói về Lê Thị Đoan và đánh giá về cuốn sách của bà: “Sở dĩ đi thun thút vào bụng dạ chúng dân là bởi tài cao học rộng, bởi văn chương cái thế, bởi gan góc, tế thế kinh bang đẫm trên từng trang” [7 - Tr. 509] sở dĩ cuốn sách sống mãi và được dân chúng đón nhận bởi vì người viết “không viết điều gì ngoài sự thật” [7 - Tr. 509]. Nhưng đối với quan lại và triều đình lúc đó, cuốn sách viết về sự thật lại trở thành “tà thư” vì theo Lý Trác: “Được bàn về chính đạo, hay dở của phép trị nước, chỉ có đức Hoàng thượng mà thôi” [7 - Tr. 517).

Có thể khẳng định, việc trần thuật từ nhiều điểm nhìn khác nhau của các nhân vật trong Giàn thiêu đã tạo ra khuôn mặt lịch sử vừa hùng tráng nhưng cũng đầy bộn bề, nghịch lí. Có bao nhiêu nhân vật thì có bấy nhiêu quan niệm, suy nghĩ về lịch sử.

Việc trần thuật từ đa điểm nhìn có cả điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật trong Giàn thiêu không chỉ giúp nhà văn thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử mà còn góp phần đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng những nhân vật lịch sử thành những nhân vật văn học sống động tính cách đa dạng và nội tâm phức tạp. Qua đó, tác giả để cho các nhân vật tự đánh giá lẫn nhau và tự bộc lộ mình. Điều này đã mang lại thành công nổi bật cho tác phẩm. Nó làm cho Giàn thiêu không chỉ là một tiểu thuyết lịch sử mà còn là sự pha trộn của nhiều thể loại. Mặt khác, nó cũng phản ánh được

Khoá luận tốt nghiệp

số phận nhiều nhân vật bằng tất cả sự hiểu biết, kinh nghiệm lẫn sức sáng tạo dồi dào của nhà văn. Nhân vật chính là Từ Lộ với số phận oan ức và khổ đau triền miên, qua điểm nhìn của mẹ chàng, nó như là một hệ quả tất yếu nảy sinh từ chính tính cách của Từ Lộ: “Tính tình cương trực của Từ đôi khi hơi quá, đến mức thành ương ngạnh” [7 - Tr. 59]. Trước tai họa ập xuống gia đình trong đêm Nguyên tiêu, Từ đã nguyện rằng thân mệnh không phải của chàng mà là của cha mẹ chàng. Từ điểm nhìn của Nhuệ Anh, chúng ta thấy ngọn lửa hận thù lúc nào cũng ngùn ngụt trong con người Từ Lộ: “Trong lòng chàng giờ đây chỉ có hận thù” [7 - Tr.114], chàng như “một con thú bị săn đuổi” bởi lòng thù hận, điều này cũng được thể hiện ngay trong suy nghĩ của Từ Lộ:

“Giờ đây, mọi cánh cửa đều sập lại trước mắt chàng. Thù nhà khiến chàng không được nghĩ đến bất kì điều gì khác ngoài tiếng gọi báo oán” [7 - Tr.114].

Qua điểm nhìn của các nhân vật khác và bằng chính điểm nhìn của Từ Lộ, nhân vật này hiện ra như một kẻ chỉ biết đắm chìm trong hận thù. Lòng hận thù đã làm méo mó nhân dạng của chàng. Vậy mà khi đã trả được những mối thù, chàng cũng chỉ là kẻ “đáng thương”, tâm hồn trống rỗng, vô nghĩa..

Như vậy, Từ Lộ hiện lên trong tác phẩm là một con người với tính cách đa dạng, phức tạp, vừa đáng khâm phục bởi ý chí và lòng hiếu nghĩa nhưng lại vừa đáng lên án vì Từ Lộ đã phí một thời tuổi trẻ để nuôi dưỡng hận thù. Qua nhân vật Từ Lộ, tác giả muốn gửi gắm một thông điệp với cuộc đời: con người chỉ sống mãi với niềm thù hận cũng chỉ là một nhân dạng méo mó mà thôi.

Trả được thù, báo được oán cho cha mẹ, Từ Lộ đã trở thành một Đạo Hạnh đại sư được mọi người sùng kính. Nhưng càng được chúng sinh yêu quý, tin tưởng, Đạo Hạnh càng hoài nghi việc mình làm, càng nghi ngờ đạo Phật, không từ bỏ được ngọn lửa dục vọng quyền lực, ái ân. Điều này được thể hiện qua sự trăn trở, dằn vặt nội tâm của nhân vật: “Ta có thật lòng tin

Khoá luận tốt nghiệp

rằng có Niết Bàn? Dường như càng đi đường đến Niết Bàn càng xa” [7 - Tr.

427], “Nhưng có thật tận trong lòng không mơ ước lầu son gác tía và không luôn mường tượng lại hình bóng của Nhuệ Anh cùng lần ân ái duy nhất trong đời cùng nàng” [7 - Tr. 429], có lúc nhân vật này lại nghi ngờ điều thiện ở đời:

“Phải chăng trên thế gian này không có điều thiện nào lại không kéo thêm một điều ác” [25 - Tr. 430].

Đặt điểm nhìn vào nhân vật Đạo Hạnh đại sư, Võ Thị Hảo đã làm cho nhân vật lịch sử này trở thành nhân vật văn học sống động, đa tính cách. Ở Đạo Hạnh chúng ta thấy được một nhà sư, một con người đắc đạo nhưng tâm luôn hoài nghi, trăn trở, chất chứa mâu thuẫn, bởi dục vọng quá lớn. Vì muốn sống nhiều hơn một kiếp người, được hưởng thụ hết dục vọng ở cuộc đời đã khiến Đạo Hạnh chấp nhận lời thỉnh cầu của Sùng Hiền hầu đầu thai vào nhà vị quan này để tái sinh, chuyển sang một kiếp khác, kiếp của một ông vua thơ trẻ để sống trong vinh hoa phú quý. Ở đây, Võ Thị Hảo đã tận dụng sử liệu trong Đại Việt sử kí toàn thư, trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Thiền uyển tập anh để xây dựng nhân vật Đạo Hạnh, sau này là Lý Thần Tông với những nét tính cách phức tạp, đa dạng.

Sách Các triều đại Việt Nam có chép về cuộc đời Lý Thần Tông như sau: “Vua Lý Nhân Tông không có con trai, lập con của Hoàng đệ Sùng Hiền hầu Dương Hoán lên làm Thái tử, nay kế vị ngôi Hoàng đế tức là vua Thần Tông” [5 - Tr. 94]. Còn về Từ Đạo Hạnh: “Nhà sư nổi tiếng thời Lý, tên ông là Lộ, quê ở Láng, huyện từ Liêm (Hà Nội), con của quan Tăng Đô án Từ Vinh. Lúc nhỏ thích chơi bời, đánh trống làm trò vui, nhưng tối đến lại ở nhà, thắp đèn đọc sách thâu đêm. Truyền rằng, cha ông bị nhà sư Đại Điên ám hại, ông bèn bỏ học, cùng các nhà sư lên Tây Trúc học đạo, khi thành tài, ông trở về nước, trả thù cho cha rồi đi tu ở chùa Thiên Trúc (chùa Thầy - Thạch Thất).

Khoá luận tốt nghiệp

Truyền rằng, 1116 ông mất, hồn đầu thai làm con của Sùng Hiền hầu, sau này trở thành vua Lý Thần Tông, xác thì được người làng giữ lại để thờ”.

Còn về căn bệnh hóa hổ của vua Thần Tông Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam cũng có ghi: “Năm 1136, Lý Thần Tông (được xem là kiếp sau của Từ Đạo Hạnh) mắc bệnh hóa hổ không ai chữa được. Dân gian có câu đồng dao “Dục y lí cửu trùng, tu cầu Nguyễn Minh Không” (Muốn chữa bệnh cho vua phải tìm Nguyễn Minh Không). Nguyễn Minh Không được mời vào cung, sai nấu vạc dầu sôi rồi dùng tay vảy khắp người vua, vua khỏi bệnh” [11 - Tr.

327].

Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã sáng tạo ra câu chuyện ông vua hóa hổ đau đớn, vật vã trong cơn dục vọng, trong sự trăn trở của cả ba kiếp Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh - Lý Thần Tông. Mỗi kiếp sống của Từ Lộ được soi sáng qua điểm nhìn của nhiều nhân vật khác như: sư bà Nhuệ Anh, Ngạn La, Minh Không đại sư và Tổng thái giám.

Kiếp Lý Thần Tông - Dương Hoán gắn liền với số phận của cung nữ Ngạn La - người con gái có vẻ đẹp man dại với “ánh mắt mèo hoang” và chiếc rốn “Chu sa đỗ tễ” niềm mơ ước của các bậc Đế vương. Bị cám dỗ bởi vẻ đẹp man dại của nàng, bên Ngạn La có lúc Lý Thần Tông là một đứa trẻ bày trò chơi con trẻ, có lúc như một người đàn ông từng trải trong cơn dục vọng, quyền lực, có lúc Thần Tông tự cảm thấy: “Tột đỉnh vinh hoa quyền lực là đây” [7 - Tr. 269]. Bằng chính điểm nhìn của Thần Tông, bạn đọc cảm thấy tham vọng quyền lực luôn chất chứa trong nhân vật này. Nhưng lúc nào, trong tâm trí, con người của vị vua thơ trẻ cũng khao khát tình yêu, tình thương của con người. Giống như một người tình, một người mẹ che chở cho con, sư bà động Trầm xuất hiện cứu thoát linh hồn Thần Tông - Từ Lộ. Và chính giọt nước mắt của sư bà đã cứu sống Thần Tông: “Nước mắt chảy đến đâu, những đám lông vằn vện trật ra từng đám, rồi lột hết, lộ ra thân mình của đức Vua,

Khoá luận tốt nghiệp

với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã” [7 - Tr. 463]. Ngay cả Thần Tông - Từ Lộ cũng thừa nhận trước Nhuệ Anh: “Ta đã bị tước đoạt tất cả. Ta đã trở thành một kẻ khác, suốt đời kiếm củi để nuôi những ngọn lửa không phải để cho cõi trần này. Ngọn lửa đó đã thiêu đốt cả đời ta, để đến nay ta phải nhờ đến những giọt nước mắt hỷ xả của nàng để giải thoát” [7 - Tr. 464].

Dòng nước mắt được chắt lọc từ một tâm hồn cao cả, vị tha và bao dung đã mang lại sức mạnh kì diệu cứu sống được Thần Tông.

Từ điểm nhìn của Nhuệ Anh, Lý Thần Tông chỉ là “một vị vua ngồi trên ngai vàng, một gã trai tơ vừa vỡ giọng, lòng mới biết động xuân tình mà đêm nào cũng lo mình chết đi không kịp hưởng hết khoái lạc ở đời, tham lam vô độ” [7 - Tr. 469].

Sự kết hợp điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của các nhân vật đã cho thấy Thần Tông sống mà không được làm một con người bình thường, luôn bị dục vọng, quyền lực, tình ái giày vò, một vị vua yếu đuối, không thuộc về vương triều mà thuộc về hậu cung. Trong Giàn thiêu, nhà văn đã tập trung khai thác sự yếu đuối trong tính cách, khai thác chiều sâu tâm hồn hơn là vào những chiến công và sự nghiệp của Lý Thần Tông.

Giàn thiêu, người kể chuyện không chỉ tập trung làm nổi bật số phận và tính cách Từ Lộ mà còn chú trọng kể về nhân vật Nhuệ Anh. Có thể nói, đây là hình tượng đẹp về một người phụ nữ có khát vọng lớn lao về tình yêu và hạnh phúc.

Nhuệ Anh có một vẻ đẹp não lòng, đẹp như một con cá khác đời. Số phận nàng gắn chặt với Từ Lộ, nàng chỉ yêu Từ Lộ, bất chấp hy sinh, vinh hoa phú quý để được bên chàng. Nhưng ngọn lửa căm thù trong Từ Lộ quá lớn, ngọn lửa tình yêu mà nàng nhóm lên trong lòng Từ Lộ không đủ sức chiến thắng niềm hận thù. Chính Nhuệ Anh đã nhận thấy nàng không phải là tất cả của chàng, ngự trị trọn vẹn trong tim chàng như trước đây nàng đã tưởng. Sau

Khoá luận tốt nghiệp

này, khi đã trở thành sư bà động Trầm, tình yêu của Nhuệ Anh với Từ Lộ ngày nào vẫn không phai nhạt. Biết rõ số kiếp của Thần Tông, sư bà động Trầm không ngừng trăn trở, lo lắng cho số phận người tình năm xưa: “Nhưng ta, ta sống làm gì những chuỗi ngày tháng thừa thãi này? Mấy chục năm nay, ta đã ẩn náu, đã cố tình xa lánh. Như một ngọn gió đơn độc thổi ngoài bãi hoang. Mà trong lòng vẫn nhói đau - trước những thăng trầm của con người ấy. Con người bập bỗng ấy, mỗi bước đi đều làm nhói tim ta” [7 - Tr. 319].

Có lúc nàng đau đớn nhận ra mình là: “Con nghé dại của cha mẹ, con nghé dại đã bỏ nhà, bỏ cha mẹ mà đi. Thân gái dặm trường quá nửa đời phiêu bạt. Rốt cục chẳng để làm gì, đuổi theo một cái bóng hư ảo, không xứng cho con phải quên thân. Để rồi phải chọn cửa thiền làm chốn nương mình, những mong thoát khỏi vòng luân hồi bệnh lão của kiếp người” [7 - Tr. 321].

Cái bóng mà nàng theo đuổi tuy yêu nàng nhưng đã không sống vì nàng. Đã tưởng đắc đạo, thoát khỏi cám dỗ của bể tình ái nhưng nàng đâu có tránh được nỗi oan khổ cuộc đời. Cả cuộc đời Từ Lộ đã đầy đọa nàng. Giọt nước mắt hỷ xả của sư bà Nhuệ Anh đã cứu sống Thần Tông - Từ Lộ nhưng cũng không thể đưa chàng trở về với Từ Lộ cùng tiếng sáo “Phượng cầu hoàng” năm xưa và chiếc đèn lồng Tiêu tương - Mỹ Nhân bên cầu. Cả đời nàng đã phải ràng buộc với một tình yêu, một lời thề ước, chỉ có duy nhất một người đàn ông - người đàn ông không bao giờ thuộc về nàng.

Qua điểm nhìn của người kể chuyện và của chính nhân vật Nhuệ Anh, hình tượng nhân vật Nhuệ Anh được xây dựng như một biểu tượng cao đẹp về tình yêu và lòng chung thủy, là hiện thân của cái đẹp cứu rỗi - cái đẹp có thể cảm hóa tâm hồn con người.

Một thành công khá đặc biệt trong Giàn thiêu phải kể đến đó là nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Ỷ Lan Thái hậu. Người đàn bà đại diện

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 23 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)