2. Giọng điệu trần thuật
2.4. Giọng cảm thương than oán
Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, bên cạnh giọng điệu lạnh lùng, khách
quan để tỉnh táo đánh giá lịch sử thì giọng điệu cảm thương, than oán đã thổi hồn vào từng câu chữ trong tác phẩm làm lay động sâu sắc tâm hồn bạn đọc.
Tiểu thuyết đã phản ánh một hiện thực lịch sử trong quá khứ vừa hùng tráng nhưng cũng đầy đau thương, bi thảm gắn với số phận của nhân vật Từ Lộ. Giọng văn của Võ Thị Hảo luôn ẩn chứa niềm đau xót, giày vò nhiều khi
đến nghẹn ngào, có lúc chúng ta bắt gặp trong Giàn thiêu những trang văn
thấm đẫm máu và nước mắt. Người kể chuyện vô hình khi kể lại hành trình đến với đảo Âm Hồn, nơi có giàn thiêu và sự chết chóc đã thể hiện niềm đồng cảm xót xa với số phận của những cung nữ chuẩn bị bước lên giàn thiêu: Dường như đã quá nhiều mồ hôi và nước mắt rỏ ướt con đường đến đảo Âm
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Hồn” [7 - Tr. 29], có khi cảnh tượng được miêu tả vô cùng bi thảm, thê lương: “Những cặp công, trĩ cùng những cặp uyên ương bị buộc chân vào nhau đang cất lên tiếng kêu thảm thiết vang vọng mấy tầng lầu” [7 - Tr. 31]. Rồi khi tả cảnh lãnh cung với lũ chuột ăn thịt người, với những cung nữ là nạn nhân của khát vọng quyền lực của Ỷ Lan Thái hậu, giọng văn trở nên ai oán: “Ngạn La lại nhìn sang bên, bảy mươi sáu thị nữ kia đã đứng xếp thành hàng từ lúc nào, mặt cũng đều trắng bệch. Cũng vẫn cái nhìn ai oán hướng về nàng” [7 - Tr. 230]. Đối với nỗi đau vật vã của Thần Tông trong lốt hổ đang trực tự cấu xé moi tim mình, giọng điệu trần thuật lại khắc khoải, mênh mang: “Một niềm thương mênh mang đang đón trước bước đi lồng lộn của con hổ mang hình dã nhân” [7 - Tr. 462], hay nỗi niềm xót xa, tiếc nuối, than thở cho kiếp người của Nhuệ Anh: “Thời thế đã đập nát số phận ta và chàng. Chúng ta không được làm một con người bình thường” [7 - Tr. 469].
Tuy nhiên, có thể thấy những trang văn khắc khoải đau xót nhất trong
Giàn thiêu là những trang miêu tả cảnh hành hình ở giàn thiêu. Tiểu thuyết
mở đầu bằng cuộc hành trình đến giàn thiêu của chín mươi chín cung nữ ở đảo Âm Hồn và kết thúc cũng bằng cảnh giàn thiêu đó cũng là lúc kết thúc số phận của hai mươi chín người, trong đó có Ngạn La - biểu tượng của cái đẹp
và khát vọng về cái đẹp. Ở đây, Giàn thiêu vừa là cực hình, nhưng cũng vừa
là sự giải thoát cho số phận con người.
Với giọng trần thuật cảm thương, than oán, Võ Thị Hảo đã làm cho
những câu chuyện lịch sử, những số phận được kể ra trong Giàn thiêu trở nên
xúc động, thấm thía, lay động trái tim bạn đọc. Nó chính là con đường từ trái tim người sáng tạo đến trái tim độc giả cùng suy ngẫm, trăn trở với nỗi đau về thân phận con người. Giọng cảm thương than oán cùng với giọng hoài nghi, trăn trở, tiếc nuối đã trở thành giọng chủ đạo chi phối toàn bộ tác phẩm. Bên cạnh đó tiểu thuyết cũng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, luân phiên giữa
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
những giọng điệu khác nhau: lạnh lùng khách quan nhưng lại xót xa, cảm thương; hoài nghi trăn trở xen lẫn với tiếc nuối. Sự cộng hưởng của các giọng
điệu này đã làm cho ngôn từ trong Giàn thiêu như có “ma lực” hấp dẫn bạn đọc.