Chương 3: Ngôn ngữ và thủ pháp trần thuật
2. Giọng điệu trần thuật
2.1. Giọng lạnh lùng, khách quan
Giọng điệu như một “phạm trù thẩm mĩ”, nó có vai trò rất lớn trong việc xác lập phong cách nhà văn. Trong Giàn thiêu chúng ta bắt gặp giọng điệu trần thuật lạnh lùng, khách quan của người trần thuật. Tác phẩm lựa chọn hình thức người kể chuyện theo ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng ngoài quan sát, thuật lại những diễn biến, những sự kiện, những trạng thái tâm lí của các nhân vật. Chất giọng lạnh lùng, khách quan là biểu hiện của thái độ dân chủ hoá trước những biến cố của thời đại lịch sử. Lạnh lùng, khách quan nhưng không vô cảm. Khi miêu tả cảnh chết chóc, cảnh hành hình người hay xử tử cuốn sách, tác giả dùng những động từ mạnh, những lối liên tưởng so sánh gần gũi, những câu văn ngắn liên tiếp để tạo chất giọng kể trên. Chẳng hạn, ở chương Giàn thiêu khi miêu tả hành trình và khung cảnh dẫn đến giàn thiêu ở đảo Âm Hồn - đến với cõi chết, chúng ta bắt gặp một giọng lạnh lùng, chất chứa tang tóc: “Dưới ánh măt trời gay gắt, chen giữa màu đỏ những chiếc
Khoá luận tốt nghiệp
áo chết của các cung nữ, màu đỏ của hình tam giác vẽ bằng máu uyên ương trên các vầng trán của họ, màu đỏ của các súc gỗ làm sạn đạo, cái màu đen sẫm như cánh quạ của những chiếc áo choàng đao phủ gợi những bữa tiệc máu âm phủ. Soi bởi hồ nước trong vắt và bầu trời lồng lộng trên cao, cái cảnh tượng quái gở đó được phóng to ra vô tận” [7 - Tr. 35].
Trong Giàn thiêu, cái chết được nói đến rất nhiều. Nó được miêu tả ở nhiều trạng thái khác nhau, ví như cái chết của các cung nữ trên Giàn thiêu:
“Trong khi tay trái giữ đầu, tay phải đao phủ thoăn thoắt kéo áo gấu. một trăm cung nữ đã biến thành một trăm cuộn vải đỏ” [7 - Tr. 33], rồi cái chết để cảnh tỉnh cõi đời của nhân vật Lê Thị Đoan: “Dứt lời, người đàn bà tức thì lè lưỡi ra giữa hai hàm răng, hất tay đấm ngược lên cằm. Mẩu đầu lưỡi đỏ hỏn văng vào mặt Lý Trác. Máu phun vọt lên từ miệng thành tia cầu vồng. Bà đổ vật xuống, hai mắt vẫn trừng trừng” [7 - Tr.52] là cái chết của cha Từ Lộ khi bị hãm hại: “Từ Vinh đã thét lên một tiếng tay ôm trán lăn lộn trên mặt đất. Hai con ngươi lòi khỏi tròng rồi tắt thở. Người lính hầu còn lại cố sức lao vào cứu chủ thì bị thêm một nhát chém vào mặt” [7 - Tr. 69] hay cái chết của con trai nữ sĩ Lê Thị Đoan vì chép sử: “Lưỡi gươm đao phủ chọc vào ngực áo chàng, hất ngược… Mũi gươm đặt vào mỏ ác, dền dứ. Rồi đao phủ nhón chân, hơi đổ người về phía trước, dồn lực đâm tới… Sau một tiếng thét, ruột gan Lê Đan đã bị phơi bày trên một chiếc mâm đồng” [7 - Tr. 526]. Lúc này, cái nhìn của Võ Thị Hảo là cái nhìn cận cảnh. Tác giả đã xoá bỏ “khoảng cách sử thi” truyền thống khi nhìn về lịch sử, tạo một khoảng cách gần khi quan sát sự vật, miêu tả sự kiện. Võ Thị Hảo đã dũng cảm và thẳng thắn khi nhìn nhận lại lịch sử không chỉ hùng tráng mà đầy rẫy thương đau, chết chóc và tội ác. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc một cách tiếp về cận lịch sử, đúng hơn là một thái độ, một quan niệm về lịch sử.
Khoá luận tốt nghiệp
Như vậy, từ sự phân tích ở trên, chúng ta thấy giọng lạnh lùng, khách quan có một vai trò quan trọng trong tác phẩm. Nó tạo nên ấn tượng mạnh trong sự tiếp nhận của bạn đọc, giúp cho sự lĩnh hội, tiếp nhận thông điệp trong Giàn thiêu một cách dân chủ, khách quan hơn. Ngoài ra, nó còn cho thấy khả năng phân tích và nhìn nhận, đánh giá quá khứ, đánh giá lịch sử một cách tỏ tường, sắc sảo, độc đáo, thể hiện được phong cách của nhà văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.
2.2. Giọng hoài nghi, trăn trở, tiếc nuối
Nhìn tổng thể, văn xuôi Việt Nam từ 1945 đến 1975 thường nhất quán về một giọng điệu đó là giọng khẳng định, ngợi ca với thái độ lạc quan và tin tưởng bao trùm. Văn xuôi sau 1975, đặc biệt là sau thời kì đổi mới, ý thức cá nhân lên cao, đó là cơ sở để văn học phát triển theo tinh thần dân chủ hoá.
Trên phương diện ngôn ngữ, bên cạnh giọng điệu tự tin, tự hào, lạc quan xuất hiện giọng hoài nghi, trăn trở, tiếc nuối.
Trong Giàn thiêu giọng điệu hoài nghi trăn trở bao trùm lên toàn bộ tác phẩm. Ở đây, tác giả không chỉ trao điểm nhìn cho người kể chuyện mà còn trao điểm nhìn cho các nhân vật, hoá thân vào nhân vật, nhìn nhận, đánh giá mọi sự việc bằng nhãn quan của họ, khiến cho lời văn trần thuật từ nội tâm của nhân vật mang đậm sự hoài nghi, trăn trở lẫn nuối tiếc. Trên một khía cạnh nào đó, giọng hoài nghi trăn trở là sự khúc xạ của một tâm lí hẫng hụt, khủng hoảng của nội tâm nhân vật trước những biến cố của cuộc đời và của thời đại lịch sử. Nhân vật Từ Lộ luôn thể hiện sự hoài nghi lẽ phải, hoài nghi công lí qua ngôn ngữ đối thoại với Thập Quang đại sư: “Cả đời song thân con chưa từng làm điều ác. Tại sao gia đình con lại phải gánh chịu oan nghiệt như vậy?” [7 - Tr. 199]. Ngay cả khi trở thành Từ Đạo Hạnh được chúng sinh tin yêu, đã đạt đến chân tâm nhưng trong lòng luôn hoài nghi đạo Phật, hoài nghi chính việc mình làm: “Ta đã thọ “Bát quan giới trai” một cách khá dễ dàng so
Khoá luận tốt nghiệp
với nhiều người, nhưng có thật tâm trong lòng không mơ ước lầu son gác tía và không mường tượng lại hình bóng của Nhuệ Anh cùng lần ân ái duy nhất trong đời cùng nàng” [7 - Tr. 429], “Cớ sao Đức Phật nói về làm điều thiện mà lại dùng những từ ác như chết chóc, phải chăng trên thế gian này, không có điều thiện nào không kéo thêm một điều ác. Con rắn độc phiền não nó đã thức dậy trong ta chăng?”… [7 - Tr. 430]. Có lúc Lý Thần Tông trăn trở về tình yêu, trăn trở về hạnh phúc khi đã đạt tới một cuộc sống vinh hoa tột đỉnh.
Lúc nhớ đến Nhuệ Anh - sư bà động Trầm, nhà vua luôn băn khoăn tự hỏi:
“Bà ta có biết ru không nhỉ? Sư bà có thể ru ta với lời ru của người mẹ hay với sự ấm nóng của lồng ngực người đàn bà? Tại sao ở bà ta lại toát ra nỗi quyến rũ huyễn hoặc. Yêu tinh hay thần nữ? Một kẻ tu hành hay là một kẻ bị giáng xuống nơi trần thế này để chịu kiếp nạn?” [7 - Tr. 283].
Bản thân sự hoài nghi là những câu hỏi lớn. Nó được tái hiện trong tác phẩm với khát vọng chia sẻ, giãi bày, kích thích sự đối thoại giữa người kể chuyện với nhân vật, giữa nhân vật với nhau và giữa người kể chuyện với độc giả. Đó chính là cách Võ Thị Hảo đang đưa người đọc đến với quá trình đồng sáng tạo tác phẩm văn học. Ở đây, sự hoài nghi và niềm trăn trở đan xen vào nhau giống như những vạch sóng giao thoa. Nhân vật nhiều lúc rơi vào một hiện thực bế tắc, không lối thoát giữa hai thế giới hư - thực. Trong những đoạn văn trên, tính đối thoại đã được đẩy lên cao trào. Những điều mà nhân vật luôn trăn trở hoài nghi đó là: Tình yêu, hạnh phúc, là khát vọng yêu thương, là niềm tin tôn giáo, là con đường đi đúng đắn giữa cuộc đời… Đây cũng là những vấn đề nhức nhối, bức thông điệp để mọi người cùng đối thoại với tác phẩm.
Ngoài giọng hoài nghi, trăn trở, giọng tiếc nuối cũng là một trong những âm hưởng mạnh mẽ trong tiểu thuyết Giàn thiêu. Giọng hoài nghi, trăn trở luôn đi liền với giọng tiếc nuối. Điều này thể hiện rõ trong ngôn ngữ đối
Khoá luận tốt nghiệp
thoại của Nhuệ Anh - lúc này là sư bà động Trầm như một niềm nhức nhối về số phận cá nhân trong thời đại: “Thời thế đã đập nát số phận ta và chàng.
Chúng ta không được làm một con người bình thường” [7 - Tr. 469] hay tâm trạng của Thần Tông luôn tiếc nuối kiếp trước: “Dằn vặt trong lòng, một Thần Tông nuôi nhớ Đạo Hạnh. Rồi một Từ Lộ - Đạo Hạnh hoang mang nuôi nhớ Từ Lộ” [7 - Tr. 489]. Tiếc nuối vì đã không được sống một cuộc đời của riêng mình: “Từ Lộ chưa chết. Từ Lộ ta, chấm dứt đời trai trẻ từ năm mười tám tuổi, vì phải trả thù nhà mà không được sống số kiếp một con người” [7 - Tr.
466]. Niềm tiếc nuối đã tạo cho nhân vật cảm giác hẫng hụt và cô đơn trước cuộc đời, gợi lên cho bạn đọc bao suy ngẫm, liên tưởng về số phận con người trước cơn bão của lịch sử: liệu con người có được sống là chính mình. Đó cũng chính là triết lí mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm đến bạn đọc qua Giàn thiêu.
Như vậy, thông qua giọng điệu hoài nghi trăn trở, tiếc nuối, tác giả muốn đối thoại với bạn đọc về nhiều vấn đề nhưng nổi bật là vấn đề số phận cá nhân trong lịch sử, về niềm tin tôn giáo. Đặt giọng điệu ấy vào bình diện thẩm mĩ, nó là biểu hiện cho khát vọng chân chính, về quan hệ bình đẳng và tin cậy giữa nhà văn và độc giả.
2.3. Giọng nhại
Khi giọng điệu trung thành với tâm hồn nhà văn thì đó là giọng chủ âm, giọng đàn chính trong bản đàn muôn điệu của tác phẩm. Ngược lại, khi nó không trung thành, không trùng với nhịp tâm hồn của nhà văn ta có giọng mượn, giọng giả hay sự pha trộn, đan xen của các giai điệu khác nhau. Ở các nhà văn hiện đại, mỗi tác phẩm của họ là một cuộc thử nghiệm, một cuộc chơi, một cuộc “rượt đuổi bằng ngôn từ”. Ở cuộc chơi đó, nhà văn thường chuyển giọng, tung ra các giọng điệu khác nhau. Sự phối hợp các giọng này tạo nên sự đan xen các âm thanh của cuộc sống. Nếu giọng chủ âm làm nên
Khoá luận tốt nghiệp
phong cách của nhà văn thì giọng mượn, giọng giả làm cho nghệ thuật trần thuật trở nên đa dạng hơn. Giọng nhại chính là một dạng thức của giọng mượn, giọng giả.
Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo cũng sử dụng giọng nhại như một giọng điệu trần thuật, góp phần làm nên tính đa thanh của tiểu thuyết.
Chúng ta bắt gặp trong tiểu thuyết khá nhiều giọng nhại gắn liền với đối thoại của các nhân vật. Việc tạo ra những giọng nhại phong phú đã thể hiện những quan điểm khác nhau trong việc bình giá lịch sử, đánh giá đối tượng khác nhau. Chẳng hạn, việc sáng tạo ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Lý Trác khi nói về uy quyền, cách ứng xử của bậc Đế vương để trị vì giang sơn xã tắc:
“Đức quân vương có ân, có uy. Ân có thể khiếm khuyết, nhưng uy thì phải ngùn ngụt như hoả diệm sơn mới mong thiên hạ khâm phục mà phải chầu hầu, đặng trấn áp giặc dù can qua” [7 - Tr. 28] hay mượn lời của nhân vật Lê Thị Đoan - người phụ nữ có khát vọng cao đẹp, khát vọng tự do, công lí để phê phán tục lệ “trọng nam khinh nữ” vốn có từ thời Trung Cổ: “Xưa kia nước Nam ta không có thói coi đàn bà như cỏ rác. Chỉ từ khi du nhập phong tục của phương Bắc mới sinh thói hư này. Muốn đánh thì đánh, muốn giết thì giết…
Từ thời đức Lạc Long Quân tổ tiên ta xưa, chưa từng có tục lệ bắt vợ chết theo chồng. Vậy mà nay triều Lý ta sửa sáng điều lệ, lại lấy việc thiêu sống cung nữ làm phép nước, khiến bao mạng mĩ nhân đẹp đẽ tài giỏi phải chết oan” [7 - Tr. 48], “Chùa chiền làm gì, đạo học làm gì… nếu người ta không thực hành thiện, mà chỉ mượn cái vỏ từ bi để che giấu cho những việc tàn bạo…?” [7 - Tr. 50]. Mượn giọng của Lê Thị Đoan, tác giả vừa gián tiếp thể hiện xu hướng nữ quyền trong tiểu thuyết, vừa kích thích khả năng đối thoại với quá khứ gắn với việc giải thiêng hoá lịch sử, phản ánh rõ khuôn mặt của lịch sử. Có lúc, tác giả lại mượn giọng của một nhà sư để thể hiện triết lí về tôn giáo, thể hiện niềm suy tư tôn giáo: “Thế gian này đâu đâu cũng ngùn ngụt
Khoá luận tốt nghiệp
những đống lửa thù hận, hễ có ngọn gió lẻ là bốc thành núi lửa”, “Mà con đường đến với đức Phật ngắn nhất không phải đi trên những đống xương thù hận” [7 - Tr.50]… Giọng nhại có khi được sử dụng để phê phán những hiện tượng, tư tưởng lạc hậu và bảo thủ: “Được bàn về chính đạo, về hay dở của phép trị nước, chỉ có đức Hoàng thượng mà thôi” [7 - Tr. 509]. Trong tác phẩm, cũng có lúc Võ Thị Hảo mượn lời nhân vật để bình luận, thể hiện quan niệm của riêng mình, ví dụ qua ngôn ngữ đối thoại của quan gián nghị Mâu Du Đô: “Sách nào, chữ nào có ích cho dân, cho nước, sách nào, chữ nào khiến cho người đọc cầm cuốn sách trên tay mà như cầm tấm gương soi lại chính mình, đọc chữ nào thì chữ đó là lời khen chê ứng mỗi hành vi, cử chỉ, tâm tình thiện ác thì sách đó, chữ đó là chính văn chính sử” [7 - Tr. 511].
Giọng nhại không phải là giọng chủ đạo trong bản đàn muôn điệu của nhà văn nhưng giọng nhại cũng góp phần quan trọng trong việc thể hiện cách nhìn nhận, cách đánh giá, thái độ của nhà văn đối với hiện tượng lịch sử, với thời đại đã qua.
2.4. Giọng cảm thương than oán
Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, bên cạnh giọng điệu lạnh lùng, khách quan để tỉnh táo đánh giá lịch sử thì giọng điệu cảm thương, than oán đã thổi hồn vào từng câu chữ trong tác phẩm làm lay động sâu sắc tâm hồn bạn đọc.
Tiểu thuyết đã phản ánh một hiện thực lịch sử trong quá khứ vừa hùng tráng nhưng cũng đầy đau thương, bi thảm gắn với số phận của nhân vật Từ Lộ. Giọng văn của Võ Thị Hảo luôn ẩn chứa niềm đau xót, giày vò nhiều khi đến nghẹn ngào, có lúc chúng ta bắt gặp trong Giàn thiêu những trang văn thấm đẫm máu và nước mắt. Người kể chuyện vô hình khi kể lại hành trình đến với đảo Âm Hồn, nơi có giàn thiêu và sự chết chóc đã thể hiện niềm đồng cảm xót xa với số phận của những cung nữ chuẩn bị bước lên giàn thiêu:
Dường như đã quá nhiều mồ hôi và nước mắt rỏ ướt con đường đến đảo Âm
Khoá luận tốt nghiệp
Hồn” [7 - Tr. 29], có khi cảnh tượng được miêu tả vô cùng bi thảm, thê lương:
“Những cặp công, trĩ cùng những cặp uyên ương bị buộc chân vào nhau đang cất lên tiếng kêu thảm thiết vang vọng mấy tầng lầu” [7 - Tr. 31]. Rồi khi tả cảnh lãnh cung với lũ chuột ăn thịt người, với những cung nữ là nạn nhân của khát vọng quyền lực của Ỷ Lan Thái hậu, giọng văn trở nên ai oán: “Ngạn La lại nhìn sang bên, bảy mươi sáu thị nữ kia đã đứng xếp thành hàng từ lúc nào, mặt cũng đều trắng bệch. Cũng vẫn cái nhìn ai oán hướng về nàng” [7 - Tr.
230]. Đối với nỗi đau vật vã của Thần Tông trong lốt hổ đang trực tự cấu xé moi tim mình, giọng điệu trần thuật lại khắc khoải, mênh mang: “Một niềm thương mênh mang đang đón trước bước đi lồng lộn của con hổ mang hình dã nhân” [7 - Tr. 462], hay nỗi niềm xót xa, tiếc nuối, than thở cho kiếp người của Nhuệ Anh: “Thời thế đã đập nát số phận ta và chàng. Chúng ta không được làm một con người bình thường” [7 - Tr. 469].
Tuy nhiên, có thể thấy những trang văn khắc khoải đau xót nhất trong Giàn thiêu là những trang miêu tả cảnh hành hình ở giàn thiêu. Tiểu thuyết mở đầu bằng cuộc hành trình đến giàn thiêu của chín mươi chín cung nữ ở đảo Âm Hồn và kết thúc cũng bằng cảnh giàn thiêu đó cũng là lúc kết thúc số phận của hai mươi chín người, trong đó có Ngạn La - biểu tượng của cái đẹp và khát vọng về cái đẹp. Ở đây, Giàn thiêu vừa là cực hình, nhưng cũng vừa là sự giải thoát cho số phận con người.
Với giọng trần thuật cảm thương, than oán, Võ Thị Hảo đã làm cho những câu chuyện lịch sử, những số phận được kể ra trong Giàn thiêu trở nên xúc động, thấm thía, lay động trái tim bạn đọc. Nó chính là con đường từ trái tim người sáng tạo đến trái tim độc giả cùng suy ngẫm, trăn trở với nỗi đau về thân phận con người. Giọng cảm thương than oán cùng với giọng hoài nghi, trăn trở, tiếc nuối đã trở thành giọng chủ đạo chi phối toàn bộ tác phẩm. Bên cạnh đó tiểu thuyết cũng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, luân phiên giữa