Giọng lạnh lùng khách quan

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 50 - 52)

2. Giọng điệu trần thuật

2.1. Giọng lạnh lùng khách quan

Giọng điệu như một “phạm trù thẩm mĩ”, nó có vai trò rất lớn trong

việc xác lập phong cách nhà văn. Trong Giàn thiêu chúng ta bắt gặp giọng

điệu trần thuật lạnh lùng, khách quan của người trần thuật. Tác phẩm lựa chọn hình thức người kể chuyện theo ngôi thứ ba, người kể chuyện đứng ngoài quan sát, thuật lại những diễn biến, những sự kiện, những trạng thái tâm lí của các nhân vật. Chất giọng lạnh lùng, khách quan là biểu hiện của thái độ dân chủ hoá trước những biến cố của thời đại lịch sử. Lạnh lùng, khách quan nhưng không vô cảm. Khi miêu tả cảnh chết chóc, cảnh hành hình người hay xử tử cuốn sách, tác giả dùng những động từ mạnh, những lối liên tưởng so sánh gần gũi, những câu văn ngắn liên tiếp để tạo chất giọng kể trên. Chẳng

hạn, ở chương Giàn thiêu khi miêu tả hành trình và khung cảnh dẫn đến giàn

thiêu ở đảo Âm Hồn - đến với cõi chết, chúng ta bắt gặp một giọng lạnh lùng, chất chứa tang tóc: “Dưới ánh măt trời gay gắt, chen giữa màu đỏ những chiếc

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

áo chết của các cung nữ, màu đỏ của hình tam giác vẽ bằng máu uyên ương trên các vầng trán của họ, màu đỏ của các súc gỗ làm sạn đạo, cái màu đen sẫm như cánh quạ của những chiếc áo choàng đao phủ gợi những bữa tiệc máu âm phủ. Soi bởi hồ nước trong vắt và bầu trời lồng lộng trên cao, cái cảnh tượng quái gở đó được phóng to ra vô tận” [7 - Tr. 35].

Trong Giàn thiêu, cái chết được nói đến rất nhiều. Nó được miêu tả ở nhiều trạng thái khác nhau, ví như cái chết của các cung nữ trên Giàn thiêu:

“Trong khi tay trái giữ đầu, tay phải đao phủ thoăn thoắt kéo áo gấu. một trăm cung nữ đã biến thành một trăm cuộn vải đỏ” [7 - Tr. 33], rồi cái chết để cảnh tỉnh cõi đời của nhân vật Lê Thị Đoan: “Dứt lời, người đàn bà tức thì lè lưỡi ra giữa hai hàm răng, hất tay đấm ngược lên cằm. Mẩu đầu lưỡi đỏ hỏn văng vào mặt Lý Trác. Máu phun vọt lên từ miệng thành tia cầu vồng. Bà đổ vật xuống, hai mắt vẫn trừng trừng” [7 - Tr.52] là cái chết của cha Từ Lộ khi bị hãm hại: “Từ Vinh đã thét lên một tiếng tay ôm trán lăn lộn trên mặt đất. Hai con ngươi lòi khỏi tròng rồi tắt thở. Người lính hầu còn lại cố sức lao vào cứu chủ thì bị thêm một nhát chém vào mặt” [7 - Tr. 69] hay cái chết của con trai nữ sĩ Lê Thị Đoan vì chép sử: “Lưỡi gươm đao phủ chọc vào ngực áo chàng, hất ngược… Mũi gươm đặt vào mỏ ác, dền dứ. Rồi đao phủ nhón chân, hơi đổ người về phía trước, dồn lực đâm tới… Sau một tiếng thét, ruột gan Lê Đan đã bị phơi bày trên một chiếc mâm đồng” [7 - Tr. 526]. Lúc này, cái nhìn của Võ Thị Hảo là cái nhìn cận cảnh. Tác giả đã xoá bỏ “khoảng cách sử thi” truyền thống khi nhìn về lịch sử, tạo một khoảng cách gần khi quan sát sự vật, miêu tả sự kiện. Võ Thị Hảo đã dũng cảm và thẳng thắn khi nhìn nhận lại lịch sử không chỉ hùng tráng mà đầy rẫy thương đau, chết chóc và tội ác. Qua đó, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc một cách tiếp về cận lịch sử, đúng hơn là một thái độ, một quan niệm về lịch sử.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Như vậy, từ sự phân tích ở trên, chúng ta thấy giọng lạnh lùng, khách quan có một vai trò quan trọng trong tác phẩm. Nó tạo nên ấn tượng mạnh trong sự tiếp nhận của bạn đọc, giúp cho sự lĩnh hội, tiếp nhận thông điệp

trong Giàn thiêu một cách dân chủ, khách quan hơn. Ngoài ra, nó còn cho

thấy khả năng phân tích và nhìn nhận, đánh giá quá khứ, đánh giá lịch sử một cách tỏ tường, sắc sảo, độc đáo, thể hiện được phong cách của nhà văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)