Thủ pháp sử dụng yếu tố huyền thoại, kì ảo

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 60 - 62)

3. Một số thủ pháp trần thuật

3.2. Thủ pháp sử dụng yếu tố huyền thoại, kì ảo

Thủ pháp huyền thoại, kì ảo bắt nguồn từ chủ nghĩa huyền thoại và trở thành một trào lưu văn học ở khu vực Mỹ - La Tinh mà đại biểu xuất sắc của trào lưu này là Gabriel Gacia Marquez và sau này là Kapkazơ. Trong tiểu

thuyết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã sử dụng khá nhiều yếu tố huyền thoại, kì ảo

như một thủ pháp nghệ thuật để xây dựng tác phẩm.

Thủ pháp huyền thoại kì ảo được sử dụng qua những chi tiết, những hình ảnh, qua sự quan sát, qua lời kể của người kể chuyện, qua dòng ý thức, hồi ức của nhân vật. Trước tiên, qua lời kể của nhân vật, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đã ẩn chứa những yếu tố kì ảo, trong đó không gian giàn thiêu được nhắc đến như một cái tên huyền thoại - đảo Âm Hồn, qua lời kể của viên thủ lễ: “Từ đó đến nay, ngày nào cũng vậy, vừa chính ngọ, dân trong vùng cứ ngửi thấy mùi thịt người cháy và tiếng khóc nghẹn ngào của đàn bà vọng lên từ dưới đất” [7 - Tr. 26]. Các nhân vật trong truyện đều tin vào sự tồn tại của âm hồn những người đàn bà từ đó lan truyền sang bạn đọc nhờ sự dẫn truyện khéo léo của độc giả.

Thủ pháp huyền thoại, kì ảo còn được thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật mang tính biểu tượng. Tất cả đều được phủ một lớp sương huyền ảo, chẳng hạn chi tiết cái thây của cha Từ Lộ trên dòng sông hết sức kì lạ: “Nhưng mỗi khi có thuyền đến gần thì xác người lại dướn bứt hẳn, lao vùn vụt lên phía trước” [7 - Tr. 72], “Khi vừa chạm vào bóng toà lầu của Diên Thành hầu đang soi xuống nước, xác người bỗng dựng đứng dậy” [7 - Tr. 72]. Cái thây của Từ Vinh như một bằng chứng, một nạn nhân của cái xấu, cái ác đang hoành hành không chỉ có trong lịch sử mà còn ở cả hiện tại. Hay chi tiết

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

những con chuột trong lãnh cung đang cắn xé Ngạn La, tiếng thì thào của những âm hồn trong lãnh cung, bảy bảy bộ xương khô “vừa được đắp da thịt đã trở thành những đàn bà con gái đẹp đẽ” [7 - Tr. 229].

Ngoài ra, thủ pháp sử dụng yếu tố huyền thoại kì ảo còn được sử dụng để xây dựng những nhân vật mang tính biểu tượng cao trong đó có cả những nhân vật dị biệt. Hành động, lời nói của các nhân vật này đều chứa đựng sự kì bí. Nhân vật Ngạn La hiện lên với vẻ đẹp khác đời “như phù thủy”, với ánh mắt mèo hoang và chiếc rốn “chu sa đỗ tễ” - niềm ao ước của các bậc Đế vương. Nếu vẻ đẹp và tâm hồn Ngạn La như một thứ nước thanh lọc tâm hồn Thần Tông thì vẻ đẹp u sầu của Nhuệ Anh và những giọt nước mắt của nàng đã cứu rỗi linh hồn của vua Lý Thần Tông. Cả hai đều là biểu tượng của khát vọng cao đẹp, của tình yêu và hạnh phúc. Quá trình chuyển kiếp luân hồi của Đạo Hạnh - Thần Tông cũng được tác giả miêu tả khá kì ảo, bí hiểm. Ngoài

những nhân vật mang tính biểu tượng trên, trong Giàn thiêu còn xuất hiện

những nhân vật dị biệt như: con Dã Nhân với giọt sữa đã cứu sống Từ Lộ và sau này nhân vật này được trở lại thành người đàn bà cho sữa Thần Tông, nhân vật chàng Cá Bơn nửa người nửa cá. Nếu như Nhuệ Anh và Ngạn La là những con người bình thường tiềm tàng những khả năng kì diệu thì Cá Bơn, Dã Nhân là những nhân vật dị dạng nhưng mang trong mình nhân tính cao đẹp, giàu tình yêu thương, đôn hậu, bao dung và giàu đức hi sinh…

Như vậy, có thể khẳng định, Võ Thị Hảo đã sử dụng khá thành công thủ

pháp huyền thoại kì ảo trong Giàn thiêu để tạo nên một “lịch sử giả định” cho

tiểu thuyết và truyền tải thông điệp của tác phẩm đến bạn đọc một cách độc đáo và hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủ pháp huyền thoại kì ảo cũng thể hiện được tài năng, sự sáng tạo không mệt mỏi của nhà văn trong việc kiếm tìm hình thức biểu hiện mới cho tác phẩm.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)