3. Một số thủ pháp trần thuật
3.1. Thủ pháp lắp ghép và phân mảnh
Thủ pháp lắp ghép và phân mảnh là hai thủ pháp nghệ thuật hiện đại trong văn học kế thừa từ thành tựu của nghệ thuật điện ảnh. Thủ pháp này được sử dụng phổ biến trong văn học phương Tây đầu thế kỷ XX. Thủ pháp lắp ghép là sự chuyển đổi những nội dung của sự kiện trong thời gian và địa điểm khác nhau trong từng chương và giữa các chương, nhằm mục đích phá vỡ hình thức truyền thống của văn bản tiểu thuyết. Còn thủ pháp phân mảnh tức là cắt xén, chia rời các mảnh của văn bản tiểu thuyết thành những mảnh vụn vặt, rời rạc, xô lệch, tương ứng với mỗi mảnh bị cắt xén là một mảnh nhỏ hay lớn của đời sống được biểu hiện trong tác phẩm.
Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã vận dụng hai thủ pháp đối lập này
trong sự tương trợ, kết hợp, bổ sung cho nhau làm cho tác phẩm có một kết cấu đặc biệt lồng ghép các chương, các phần, đan xen giữa quá khứ - hiện tại và tạo nên những khoảng trống trần thuật, kích thích khả năng đối thoại với quá khứ và bạn đọc.
Giàn thiêu xoay quanh những biến cố, những sự kiện của nhân vật Từ
Lộ qua các kiếp luân hồi: Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh, Từ Đạo Hạnh - Lý Thần Tông; Lý Thần Tông - Hổ. Thời gian trần thuật và diễn biến sự kiện trong
Giàn thiêu không có sự ăn khớp nhịp nhàng. Trong tác phẩm, ngoài sự
chuyển tiếp của ba kiếp luân hồi kể trên thì cuộc đời nhân vật Từ Lộ còn bị phân mảnh, cắt xén thành những mảnh vỡ phức tạp, chúng tôi khảo sát và thống kê có những khúc đoạn chính như sau:
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
- Cuộc gặp gỡ với Nhuệ Anh và cái chết oan khuất của cha (chương II). - Từ Lộ kêu oan với quan Đô hộ phủ ngục tung Trần Đĩnh và vua Lý Thần Tông nhưng bị thất bại (chương III, V). Nỗi oan không được hoá giải.
Tiếng gọi báo oán: kiên trì và hành xác (chương VI, VIII, XVI). - Báo oán, trả thù cho gia đình (chương VII)
Cuộc đời Từ Đạo Hạnh đại sư đầu thai làm con Sùng Hiền hầu. (chương XVIII, XIX).
Cuộc đời của vua Lý Thần Tông:
- Thần Tông và cung nữ Ngạn La (chương X)
- Thần Tông và sư bà động Trầm - Nhuệ Anh (chương XI, XII) - Thần Tông bị hoá hổ (chương XIII)
- Sư bà động Trầm tìm cách cứu Thần Tông khỏi kiếp hổ (chương XIV, XV) - Giải thoát cho Thần Tông khỏi kíếp hổ (chương XXI, XXII)
Nhìn vào đây, chúng ta có thể thấy những mảnh đời của nhân vật bị cắt ra thành từng mảnh, bị phân tán, không theo quan hệ nhân quả, không theo
trật tự thời gian. Cốt truyện của Giàn thiêu là sự lắp ghép các mảnh vỡ xoay
quanh số phận nhân vật Từ Lộ, không theo lôgíc tuyến tính. Cấu trúc truyện kể như vậy đã đưa lịch sử vào trạng thái của thời gian chưa hoàn thành. Câu chuyện vì thế tưởng như được kể ở đoạn không đầu không cuối, nó lửng lơ vô hồi trong thời gian vô hạn. Nó có thể xảy ra ở thời Lý, lại có thể trôi dạt đến một thời đại nào khác và có thể còn xảy ra ở thời đại hôm nay, làm cho thời gian không còn thuộc về lịch sử. Lịch sử hiện lên qua kiếp luân hồi của Từ Lộ: khi là nạn nhân của cái ác, khi là Lý Thần Tông quyền uy, khi lại mang lốt hổ là một lịch sử rất đáng ngờ. Cấu trúc trần thuật theo kiểu lắp ghép và phân
mảnh ở Giàn thiêu in đậm cảm quan Phật giáo. Câu chuyện về ba kiếp luân
hồi của Từ Lộ - Lý Thần Tông - Hổ là sự đan xen ứng chiếu giữa hai thế giới thực và hư. Cũng nhờ cấu trúc trần thuật như vậy mà việc phản ánh lịch sử
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
trong Giàn thiêu không chỉ dừng lại ở việc khai thác số phận cá nhân, tái hiện
bức tranh đời sống mà còn biểu hiện ở cảm nhận, suy ngẫm khó định hình của con người về hiện thực lịch sử đã đi qua.