3. Một số thủ pháp trần thuật
3.5. Thủ pháp thêm thành phần chêm xen trong cốt truyện
Thành phần chêm xen là yếu tố nằm ngoài cốt truyện. Bên cạnh hệ thống mang tính động là các sự kiện tiếp nối nhau tạo thành cốt truyện, trần thuật còn bao gồm thành phần có tính chất tĩnh tại nằm ngoài hệ thống sự kiện. Nó có thể là miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật, giới thiệu lai lịch nhân vật, miêu tả chân dung, lời trữ tình ngoại đề, những nhận xét mang tính triết lí, những câu chuyện nhỏ bổ sung hay giải thích cho một chi tiết, một nhân vật… Những yếu tố này được Pospelov gọi là “Sự miêu tả có chức năng tạo khách thể” [13 - Tr. 67], còn Trần Đình Sử gọi là “thành phần tĩnh tại, dư thừa” hay “thành phần xen” [17 - Tr. 258]. Đối với thể loại tiểu thuyết, một thể văn đồ sộ, phong phú, luôn ở “thì hiện tại chưa hoàn thành” (Bakhtin) thì thành phần này cũng có ý nghĩa lớn lao, nếu thiếu nó thì tác phẩm chỉ như một bộ xương khô mà theo Pautôpxki nó như: “những con cá mòi khô được sấy
trên que củi”. Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã sử dụng thành phần chêm xen
như là một thủ pháp trần thuật hỗ trợ cho thủ pháp lắp ghép và phân mảnh.
Cốt truyện trong Giàn thiêu có vẻ rất lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó kể lại. Cấu
trúc tác phẩm được lắp ghép, chắp nối từ nhiều mảnh vụn của hiện thực, các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động và suy nghĩ chứ không theo trục thời gian tuyến tính vì thế thành phần xen có vai trò
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
quan trọng để kết nối làm cho tác phẩm liền mạch. Trong Giàn thiêu những
câu chuyện xuất thế, nhập trần, tái sinh, hoá kiếp… của Từ Đạo Hạnh, Lý Thần Tông như những truyện ngắn được lồng vào tiểu thuyết. Những tục lệ, những lễ hội: chơi đèn lồng đêm Nguyên tiêu, lễ hội mở cửa rừng, bữa tiệc ngự thiện của nhà vua, câu chuyện vợ chồng chuyên giết người lấy thịt, những đoạn trong giáo lí nhà Phật, những bài thơ… luôn được lồng ghép, xen cài khi tác giả triển khai cốt truyện, làm cho các sự kiện trong cốt truyện được xâu chuỗi với nhau.
Mặt khác, kết cấu lồng ghép chính là một phương thức đan cài các
thành phần xen vào cốt truyện. Trong Giàn thiêu, Võ Thị Hảo sử dụng nhiều
mô tip trong văn học truyền thống: môtíp tình yêu lứa đôi (Nhuệ Anh - Từ Lộ); môtíp tội ác và trừng phạt (Đại Điên bị chính Từ Lộ trừng phạt, Lý Câu bị điên bỏ đi, Diên Thành hầu sống mà như chết), môtíp sử dụng yếu tố huyền thoại kì ảo (nhân vật dị biệt, cái thây Từ Vinh, phép thuật Đại Điên, lũ chuột trong lãnh cung…); lồng ghép chính sử và dã sử… đã làm tăng khả năng thông tin cho tác phẩm, tạo nên một hiện thực vừa đáng tin lại vừa không đáng tin.
Qua đó, có thể nhận thấy, với việc sử dụng thành phần chêm xen trong
Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã làm cho bức tranh đời sống rộng lớn với môi
trường làm cho thời đại, phong tục, lịch sử, văn hoá, con người hiện lên trong tác phẩm đầy đặn hơn và sống động hơn.
3.6. Thủ pháp pha trộn thể loại
Pha trộn thể loại là một thủ pháp mới mẻ được các nghệ sĩ sử dụng, xem nó như là một yếu tố để cách tân, đổi mới thể loại. Xét trên một phương diện khác, đây cũng chính là quá trình sáng tạo của nhà văn trong việc đi tìm những hình thức biểu hiện mới cho tác phẩm của mình.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Giàn thiêu là một tiểu thuyết lịch sử nhưng bao hàm cả dã sử, huyền sử
thậm chí có cả phản lịch sử, là sự tổng hợp nhiều chủ đề: Tình yêu, tự do, dục vọng cá nhân, tôn giáo... Khung cảnh lịch sử dưới hai triều đại vua Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông, nhân vật lịch sử Từ Đạo Hạnh. Ỷ Lan nguyên phi chỉ là chất liệu để nhà văn hư cấu, xây dựng nên một lịch sử của riêng mình. Sự
mở rộng quan niệm đó đã làm cho Giàn thiêu không chỉ là một tiểu thuyết
lịch sử thông thường mà nó đã “lấn sân” sang nhiều địa hạt khác: có cả tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết lãng mạn, có cả thơ, truyện ngắn, có cả tiểu thuyết
tôn giáo lồng vào trong tác phẩm. Chúng ta có thể tìm thấy trong Giàn thiêu
những trang viết khá lớn để nói về tình yêu giữa Từ Lộ và Nhuệ Anh, tình yêu đó vừa lãng mạn nhưng cũng đầy trắc trở, đau thương. Họ yêu nhau nhưng không bao giờ thuộc về nhau bởi mỗi người là một thế giới khác. Ba kiếp tái sinh của Từ Lộ: Từ Lộ - Từ Đạo Hạnh, Từ Đạo Hạnh - Lý Thần Tông, Lý Thần Tông - Hổ như những truyện ngắn được lồng vào trong truyện làm cho
tiểu thuyết thêm tính chất hư ảo giữa hai thế giới hư thực. Giàn thiêu được
mở đầu bằng một đoạn trong giáo lí nhà Phật ở các chương và kết thúc là chuyện đám tăng lữ đệ tử của Đạo Hạnh vào thăm nhục thể của nhà sư nhưng thân xác vẫn chưa đến được cõi Niết Bàn hay những đoạn thuyết giáo của Từ
Đạo Hạnh trước chúng sinh đã làm cho Giàn thiêu mang âm hưởng của tiểu thuyết tôn giáo. Những đoạn thơ ngắn kết nối các chương Đêm Nguyên tiêu, hay chuyển đoạn trong chương Đại Đăng khoa. Đặc biệt bài thơ trong phần Ru Cá Bơn, Bài ca chu sa đỗ tễ, Bài ca đầu lâu Dã Nhân làm tựa đề cho các chương đã làm cho Giàn thiêu có một hình thức rất đặc biệt, như một tiểu
thuyết - thơ…
Việc pha trộn nhiều thể loại khác nhau trong Giàn thiêu không chỉ làm
cho tác phẩm có một hình thức thể hiện đặc biệt mà nó còn làm cho tác phẩm có sức hấp dẫn lạ thường, làm nên sự “ảo diệu” cuốn hút bạn đọc. Điều đó có
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
được là do sự tìm tòi, sáng tạo của Võ Thị Hảo trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết.
Như vậy, ở tiểu thuyết Giàn thiêu, nhà văn đã sử dụng và kết hợp khá
thành công các phương thức, thủ pháp trần thuật khác nhau góp phần đưa tác phẩm trở thành một thành tựu, một hiện tượng của tiểu thuyết đương đại. Từ
đây, Giàn thiêu cũng góp phần tạo nên một diện mạo mới cho dòng tiểu
thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết hiện đại Việt Nam nói chung. Tổ chức
trần thuật trong Giàn thiêu không theo khuôn mẫu chuẩn mực mà luôn có sự
cách tân nhất định mà việc tìm tòi những thủ pháp biểu hiện mới lạ, hấp dẫn là một bằng chứng cụ thể. Chính những đổi mới về hình thức đó đã góp phần làm điểm tựa để độc giả khám phá các giá trị nội dung của tác phẩm. Với
Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã khẳng định được tài năng và bản lĩnh của mình
làm cho tác phẩm thực sự trở thành “một khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức” (Lêônôp).
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, Giàn thiêu là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử
nhưng đã tạo nên được gương mặt “giả lịch sử” nổi tiếng và đặc sắc nhất của văn học đương đại Việt Nam. Võ Thị Hảo cũng được xem là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp vào việc đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết ở nước ta từ sau 1986. Võ Thị Hảo đã chinh phục người đọc bằng tài năng, trí tưởng tượng phong phú và bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế tài hoa của mình. Đến nay, tác phẩm của bà vẫn được các nhà nghiên cứu và độc
giả đánh giá cao. Tiếp cận Giàn thiêu từ phương diện tổ chức trần thuật,
chúng tôi bước đầu tìm ra một số yếu tố đặc sắc thể hiện sự tìm tòi và sáng tạo của nhà văn trong lĩnh vực kể chuyện. Có thể thấy sự sáng tạo đó được biểu hiện cụ thể trên những bình diện sau:
1. Thứ nhất, là cách tổ chức điểm nhìn trần thuật khá linh hoạt và độc đáo trong tác phẩm. Về mặt này, Giàn thiêu vừa có sự kế thừa truyền thống
vừa có những cách tân mạnh mẽ. Điểm nhìn trần thuật được thực hiện từ ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhà văn đã chọn cho tác phẩm hình thức trần thuật vừa tựa vào điểm nhìn của nhân vật lại vừa tựa vào điểm nhìn của người kể chuyện từ đó dẫn đến việc trần thuật từ đa điểm nhìn và có sự luân chuyển điểm nhìn liên tục. Chính vì vậy, cái được kể ở đây vừa đáng tin lại vừa đáng ngờ, làm câu chuyện được kể, được soi rọi từ nhiều phía, nhiều thời điểm khác nhau.
2. Thứ hai, có thể nhận thấy trong Giàn thiêu những đột phá trong việc tìm tòi và sáng tạo các phương thức, các thủ pháp trần thuật. Tác giả đã sử
dụng các yếu tố trần thuật như: ngôn ngữ, giọng điệu, những thủ pháp nghệ thuật độc đáo và mới lạ.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
2.1. Ngôn từ trong Giàn thiêu vừa có tính đối thoại đa thanh vừa có tính tốc độ thông tin và giàu tính triết luận, vừa mang tính huyền thoại vừa giàu chất thơ. Các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm đều có khả năng chứa đựng một lượng thông tin lớn, đa nghĩa và biểu cảm. Đọc Giàn thiêu rất nhiều người có chung một cảm nhận: nó là cuốn tiểu thuyết “hay nhưng không dễ đọc”.
2.2. Bên cạnh nét độc đáo về ngôn từ, Giàn thiêu còn là bản hợp xướng của những giọng điệu khác nhau. Nó bao gồm: giọng điệu vừa lạnh lùng khách quan lại vừa cảm thương than oán, vừa mỉa mai lại vừa hoài nghi trăn trở tiếc nuối. Đặc biệt hơn nữa, giọng điệu còn là yếu tố góp phần rất lớn để
tạo ra tính đối thoại, đa thanh cho cuốn tiểu thuyết.
2.3. Để tăng sức hấp dẫn cho nghệ thuật trần thuật, Võ Thị Hảo còn sử
dụng nhiều thủ pháp trần thuật như: Thủ pháp lắp ghép và phân mảnh, thủ pháp huyền thoại kì ảo, thủ pháp đồng hiện, thủ pháp đánh lạc hướng, thủ pháp dòng ý thức, thủ pháp thêm thành phần chêm xen trong cốt truyện và thủ pháp pha trộn thể loại. Đây đều là những thủ pháp hiện đại, mới mẻ, cho thấy
tầm hiểu biết, sự nhanh nhạy, sắc sảo của nhà văn. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới hình thức biểu hiện của tiểu thuyết Việt Nam.
Tóm lại, thông qua việc tìm hiểu tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết
Giàn thiêu, chúng tôi nhận thấy Võ Thị Hảo là một tài năng và một bản lĩnh
nghệ thuật hiếm có. Lựa chọn một đề tài không mới (lịch sử) nhưng cách nhìn và sự lí giải của tác giả về nó lại rất mới mẻ và táo bạo, vượt thoát hẳn những rào cản của lối viết văn và cách tiếp nhận truyền thống.
Hiện thực lịch sử được đề cập đến trong Giàn thiêu vừa là chính sử vừa
là lịch sử giả định, bên cạnh đó nó cũng đề cập được nhiều vấn đề khác như:
tình yêu, dục vọng, quyền lực, công lí tự do, niềm tin tôn giáo… Vì thế, Giàn thiêu
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Có thể thấy, đứng trước yêu cầu đổi mới nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng, nhiều nhà văn đã dấn thân, nhiệt hứng sáng tạo và thể nghiệm để tìm một lối đi cho riêng mình. Trong số những nghệ sĩ đã thành danh với thể loại tiểu thuyết như: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài… thì Võ Thị Hảo cũng là nhà văn đã và đang có những nỗ lực tích cực, góp mình vào công cuộc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết nước nhà. Và tiểu
thuyết Giàn thiêu chính là một minh chứng cụ thể và đầy đủ nhất cho nhận định vừa nêu.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aristôt (1999), Nghệ thuật thi ca (tái bản), Nxb. Văn học. 2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQG
Hà Nội.
3. M.B.Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư
dịch), Nxb. Hội nhà văn (tái bản).
4. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995. Những đổi mới cơ bản, Nxb. GD.
5. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2000), Các triều đại Việt Nam, Nxb.
Thanh niên.
6. Lê Bá Hán (đồng chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb.
GD.
7. Võ Thị Hảo (2004), Giàn thiêu, Nxb. Phụ nữ.
8. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long (tái bản), Nxb. Văn học. 9. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb. Hội nhà văn.
10. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb.
GD.
11. Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quý (1996), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. GD.
12. Phương Lựu (2004), Lí luận phê bình văn học phương Tây, Nxb. Đà
Nẵng.
13. G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (2 tập), Nxb.
GD.
14. Nguyễn Đăng Na (tuyển chọn và giới thiệu) (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời Trung đại (Tập 1), Nxb. GD.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
15. Hoàng Phê (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng. 16. Trần Đình Sử (chủ biên) (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học,
Nxb. GD, H.
17. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb. GD.
18. Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb.
GD.
19. Nhiều tác giả (1993), Đại Việt sử kí toàn thư (Viện khoa học xã hội
Việt Nam dịch), Nxb. Khoa học xã hội (Hà Nội) ấn hành.
20. Nhiều tác giả (2005), Từ điển Văn học (Bộ mới), Nxb. Thế giới. 21. Tạp chí nghiên cứu văn học số 11 - 2006.
22. Tạp chí nghiên cứu văn học số 10 - 2007. 23. Tạp chí nghiên cứu văn học số 11 - 2007. 24. Tạp chí nghiên cứu văn học số 4 - 2009.
25. Nguyễn Đức Thọ - Nguyễn Thuý Nga (1990)(dịch và tuyển chọn)
Thiền tuyển tập anh, Nxb. Văn học.
26. L.I.Timôphêep (1962), Nguyên lí lí luận văn học (nhiều người
dịch), Nxb. Văn hoá.
27. Tzavetan Todorov (2002), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), Nxb. ĐHSP, H.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh người đã trực tiếp hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành khoá luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ bộ môn Lí luận văn học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi được hoàn thành.
Hà Nội, tháng 5/2010
Sinh viên
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung đã trình bày trong khoá luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh. Những nội dung này không trùng với sự nghiên cứu của tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5/2010
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Nga
Kho¸ luËn tèt nghiÖp MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài……….. 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….……….
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………...
5 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………...………… 9
5. Phương pháp nghiên cứu……….……… 9
6. Đóng góp của khoá luận………..…… 10
7. Cấu trúc của khoá luận………. 10
NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí luận………..……… 12
1. Khái niệm trần thuật……….… 12
2. Vai trò của trần thuật đối với loại tác phẩm tự sự……….… 13
3. Các yếu tố cơ bản của tổ chức trần thuật……….… 15
3.1. Người trần thuật và ngôi kể……… 15
3.2. Điểm nhìn trần thuật………. 17
3.3. Ngôn ngữ và thủ pháp trần thuật………… 18
Chương 2: Sự khai thác điểm nhìn trần thuật……….. 21
1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể………. 21
2. Sự gấp bội điểm nhìn trần thuật………..…. 25
3. Sự luân chuyển điểm nhìn trần thuật……….… 36
Chương 3: Ngôn ngữ và thủ pháp trần thuật……… 42
1. Ngôn ngữ trần thuật………..… 42
1.1. Ngôn ngữ có tính đối thoại đa thanh……….. 46