Thủ pháp đánh lạc hướng

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 62 - 63)

3. Một số thủ pháp trần thuật

3.3.Thủ pháp đánh lạc hướng

Đánh lạc hướng tức là lúc đầu nhà văn tạo cảm giác về một sự việc, hiện tượng tưởng chừng được hiểu như thế này nhưng về sau sự thật lại không phải như đã tưởng. Đây là một thủ pháp trần thuật thể hiện tài năng dẫn truyện khéo léo của tác giả. Tác dụng của nó là đem lại sự bất ngờ, thú vị cho bạn

đọc. Trong Giàn thiêu, thủ pháp này được sử dụng khá hiệu quả và linh hoạt.

Trước tiên nó thể hiện ở sự sắp xếp các chi tiết truyện.

Ở chương Công đường, tác giả dành nhiều trang viết cho người kể

chuyện dẫn dắt, giới thiệu về nhân vật Trần Dĩnh là con người chính trực: “nổi tiếng là một vị quan thanh liêm” [7 - Tr. 91], vị quan này “đã đọc nhiều sách, tốn nhiều bút mực viết những áng hùng văn đầy nhiệt huyết bàn luận về cái đức và hành xử của một bậc chính nhân quân tử”, hiểu rõ cái chết của Từ Vinh, ông đã khước từ khi Diên Thành hầu hối lộ, kiên quyết làm rõ phải trái để “kỉ cương trong nước sẽ được lặp lại” [7 - Tr. 98], nhưng khi xử vụ kiện cái chết oan khuất của cha Từ Lộ, cầm tờ trát trên tay: “Mẹ con chàng bị khép vào tội vu cáo cho nhà Diên Thành Hầu” [7 - Tr. 103], kết quả xử kiện của Trần Dĩnh khiến bạn đọc vừa bất ngờ với kết quả như thế lại vừa tức giận.

Thủ pháp đánh lạc hướng còn thể hiện qua hình thức bỏ ngỏ câu chuyện, ngắt đoạn, chuyển đoạn bất ngờ. Đây là hệ quả được rút ra từ thủ

pháp lắp ghép và phân mảnh. Ở chương Cô phong, mở đầu là dòng hồi ức của

sư bà động Trầm - Nhuệ Anh trước cảnh vua hoá hổ, sau đó là cuộc gặp gỡ với Ngạn La, những kỉ niệm tuổi thơ nhưng sau đó lại là câu chuyện về Từ Lộ sau khi đã trả thù xong, trụ trì ở chân núi Phật Tích. Dòng hồi tưởng, kí ức của nhân vật Nhuệ Anh bị bỏ ngỏ như sự xáo trộn của tâm trạng, của dòng kí ức miên man.

Thủ pháp đánh lạc hướng được sử dụng không tách rời với thủ pháp lắp ghép và phân mảnh. Thủ pháp lắp ghép và phân mảnh làm xáo trộn thời gian,

Kho¸ luËn tèt nghiÖp

sự kiện, chi tiết nên hệ quả tất yếu của nó là câu chuyện bị bỏ ngỏ ở từng chương rất dễ dàng đánh lạc hướng tiếp nhận của bạn đọc. Để hiểu tác phẩm, bạn đọc phải đặc biệt chú ý theo dõi và kết nối chi tiết, sự kiện của nó

Một phần của tài liệu Tổ chức trần thuật trong tiểu thuyết giàn thiêu của võ thị hảo (Trang 62 - 63)