Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

2.3 Cơ sở lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

2.3.3 Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

a. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của Ligio (1974)

Thực chất, việc xây dựng mô hình KCKV kiểm toán chính là việc phân chia

các nguyên nhân hình thành nên KCKV thành nhóm lớn và tương đồng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Ligio (1974), Ủy ban Cohen (1978) đều phân chia KCKV kiểm toán thành 2 yếu tổ: (1) kỳ vọng của xã hội về trách nhiệm của KTV và (2) quan điểm của KTV về trách nhiệm của họ. Cách phân chia này dựa vào định nghĩa về KCKV kiểm toán.

Hình 2.2. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của Ligio

Nguồn: Ligio (1974) Việc phân chia này là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên còn khá sơ khai, bởi vì nó xuất hiện khi khái niệm KCKV mới ra đời nên vẫn chưa được nghiên cứu và kiểm chứng một cách rộng rãi. Cũng chính vì lý do này mà mô hình cũng chỉ được coi là một cách diễn đạt khác của khái niệm KCKV.

b. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của CICA (1988)

Năm 1988, Viện Kế toán công chứng Canada (CICA) đưa ra mô hình KCKV kiểm toán. Theo đó, KCKV kiểm toán là khoảng cách giữa kỳ vọng và nhận thức của công chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán. KCKV bao gồm các thành phần:

- Khoảng các chuẩn mực là khoảng cách giữa trách nhiệm được kỳ vọng của công chúng và trách nhiệm được quy định trong các chuẩn mực hiện hành. Khoảng cách này bao gồm:

+ Khoảng cách bất hợp lý: là khoảng cách giữa sự kỳ vọng mang tính chủ quan của người sử dụng BCTC với KTV được công nhận có đầy đủ phẩm chất năng lực của một KTV. Nói cách khác, khoảng cách này liên quan đến sự nhầm lẫn về nhận

Khoảng cách kỳ vọng

Trách nhiệm của KTV

34

thức về bản chất, mục đích và của chức năng của hoạt động kiểm toán trên quan điểm của xã hội.

+ Khoảng cách do thiếu chuẩn mực: là khoảng cách giữa kỳ vọng hợp lý của công chúng về trách nhiệm của KTV và trách nhiệm được quy định bởi chuẩn mực hiện hành.

- Khoảng cách hoạt động: là khoảng cách giữa sự kỳ vọng mang tính khách quan của người sử dụng BCTC về việc KTV hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình ở mức độ có thể chấp nhận được, và những gì mà KTV nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Sự kỳ vọng mang tính khách quan ở đây thể hiện sự kỳ vọng có căn cứ, bằng chứng xác đáng.Xã hội có thể dựa vào chuẩn mực kiểm toán hoặc luật kiểm toán để kỳ vọng về hoạt động của KTV. Khoảng cách này bao gồm:

+ Khoảng cách do hạn chế năng lực: là khoảng cách giữa trách nhiệm quy định trong chuẩn mực hiện hành và trách nhiệm thực tế theo nhận thức về việc thực hiện các trách nhiệm của KTV.

+ Khoảng cách do nhận thức sai lầm: là khoảng cách giữa nhận thức về việc thực hiện các trách nhiệm của KTV và nhận thức của công chúng đối với việc thực hiện các trách nhiệm này.

Kỳ vọng của công chúng về kiểm toán

Khoảng cách chuẩn mực Khoảng cách hoạt động Chuẩn mực hiện tại

Đánh giá của công chúng về kiểm toán

Hình 2.3. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của CICA

Nguồn: CICA (1988) c. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Hatherly và cộng sự (1992) Hatherly và cộng sự (1992) đưa ra một cấu trúc khác về KCKV kiểm toán, họ chỉ ra 3 cấp độ như sau:

- Cấp độ 1 đại diện cho vai trò và trách nhiệm lý tưởng mà KTV nên thực hiện - Cấp độ 2 đại diện cho vai trò và trách nhiệm hiện tại theo quy định của pháp luật và tổ chức nghề nghiệp

- Cấp độ 3 đại diện cho những trách nhiệm này hiện tại đã được thực hiện như thế nào

Thiếu chuẩn mực

Nhận thức sai lầm

A B5 C6 D7 E

Hình 2.4. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán Hatherly và cộng sự Nguồn: Hatherly và cộng sự (1992) d. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của Porter (1993)

Mô hình cấu trúc KCKV kiểm toán của Porter (1993) có hai phần chính đó là khoảng cách hợp lý và khoảng cách thực hiện.

- Khoảng cách hợp lý là sự khác biệt giữa kỳ vọng của công chúng đối với trách nhiệm của KTV và kỳ vọng hợp lý của họ.

- Khoảng cách hoạt động là sự khác biệt giữa KCKV hợp lý của công chúng đối với trách nhiệm của KTV và nhận thức của KTV về trách nhiệm của mình. Trong đó khoảng cách thực hiện gồm 2 phần:

+ Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực là khoảng cách giữa kỳ vọng hợp lý của công chúng đối với trách nhiệm của KTV và trách nhiệm hiện tại của KTV tuân theo pháp luật, chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định khác liên quan.

+ Khoảng cách năng lực: là khoảng cách giữa trách nhiệm hiện tại của KTV tuân theo pháp luật, chuẩn mực và các quy định khác liên quan với nhận thức của KTV về trách nhiệm của mình

.

Hình 2.5. Mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của Porter

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)