Các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Nhận thức của KTV Nhận thức – kỳ vọng của

người sử dụng BCTC Khoảng cách kỳ vọng

2.4.1 Năng lực của kiểm toán viên

Năng lực của kiểm toán viên là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến KCKV kiểm toán. Theo Porter (1993), KCKV kiểm toán tồn tại khi mà KTV chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc kiểm toán. Khoảng cách năng lực phát sinh do sự chênh lệch giữa mong độ khách quan của công chúng về năng lực, những gì cần thể hiện của KTV trên cơ sở những chuẩn mực nghề nghiệp đã được xây dựng với khả năng đáp ứng thực tế của bản thân KTV. Bản thân KTV trong trường hợp này đã không nhận thức được đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong cuộc kiểm toán mà các lý do chính có thể bao gồm: KTV thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm; KTV vi phạm tính độc lập; lợi ích cá nhân và lợi ích kinh tế của KTV; các dịch vụ phi kiểm toán mà KTV cung cấp… Kamau (2013) kết luận rằng thái độ và kỹ năng của KTV là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến KCKV kiểm toán. Kingsley (2015) lại cho rằng tính độc lập và thái độ của KTV là hai nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến KCKV kiểm toán.

2.4.2 Chuẩn mực kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán là những nguyên tắc cơ bản về nghiệp vụ và về việc xử lý các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kiểm toán. Hiểu theo nghĩa rộng, chuẩn mực kiểm toán bao gồm tất cả những hướng dẫn, giải thích về những nguyên tắc cơ bản của kiểm toán để KTV có thể áp dụng trong thực tế nhằm đo lường và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán (Gray and Manson, 2000). Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến KCKV kiểm toán.

Porter và Gowthorpe (2004) thực hiện một nghiên cứu ở Anh và New Zealand đã kết luận rằng KCKV kiểm toán tồn tại có thể được thu hẹp khi chuẩn mực kiểm toán đưa trách nhiệm của KTV và kết quả hoạt động kiểm toán đến gần hơn với mong đợi và kỳ vọng của công chúng.

Gee và cộng sự (1993) cho rằng BCKT và kỳ vọng liên quan của nó có mối liên hệ chặt chẽ với KCKV kiểm toán. Ông phát biểu rằng một số nguyên nhân tạo nên của KCKV không phải là do các KTV mà là do những bất cập trong quá trình kiểm toán BCTC theo quy định chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA 700). Theo

Humphrey và Turley (1992), khoảng cách này tồn tại khi các quy định và chuẩn mực kiểm toán không phản ánh đúng các tiêu chuẩn thích hợp của hoạt động kiểm toán được quy định bởi luật pháp. Viện Kế toán công chứng Anh (ICAEW, 1990) chia sẻ quan điểm tương tự của họ đối với trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện gian lận và sai sót. Sherley và Turley (2013) cho rằng điều quan trọng là làm rõ hơn nữa trong sự mơ hồ về vai trò của KTV thông qua các hướng dẫn giải thích các điều khoản trong chuẩn mực kiểm toán.

Mặt khác, theo Lee & Azam (2008), các vụ bê bối tài chính đã tạo ra làn sóng chỉ trích của công chúng đối với nghề nghiệp kiểm toán. Một trong những nguyên nhân gây ra sự chỉ trích này đó là do các chuẩn mực kiểm toán không đáp ứng được với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế. Điều này đã làm gia tăng kỳ vọng của công chúng với nghề nghiệp kiểm toán, kéo theo đó là những tranh luận về trách nhiệm của KTV. Những tranh luận về trách nhiệm của KTV có ảnh hưởng tích cực đến chuẩn mực kiểm toán tại các nước phát triển. Bằng việc liên tục xác định kỳ vọng của công chúng, các cuộc tranh luận cho phép đánh giá một cách liên tục các chuẩn mực kiểm toán trong mối quan hệ với sự kỳ vọng, chỉ trích của công chúng, nhờ đó các chuẩn mực mới được phát triển góp phần thu hẹp KCKV kiểm toán.

2.4.3 Hiểu biết của công chúng

Nghiên cứu của Kamu (2013); Kingssley, Rapth Adeghe và cộng sự (2015) cũng đều cho thấy hiểu biết của công chúng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến KCKV kiểm toán.

Bailey, Bylinski và Shield (1983) thực hiện nghiên cứu đối tượng khảo sát có mức độ kiến thức khác nhau về BCKT. Họ phát hiện ra rằng nhiều người sử dụng BCKT có kiến thức về nó đặt ít kỳ vọng về trách nhiệm của kiểm toán hơn là những người sử dụng có ít hiểu biết. Những kết quả này cho thấy sự khác sự khác biệt về kích thước của KCKV phục thuộc vào các nhóm khác nhau. Humphrey và các cộng sự (1993) kết luận vấn đề KCKV gắn liền với các quan niệm sai lầm về bản chất, mục đích và khả năng của chức năng kiểm toán. Sự thiếu hiểu biết và ngây thơ của công chúng có thể sẽ gây ra những kỳ vọng quá mức về trách nhiệm của KTV. Tương tự,

Draghmeh và Aquil (2011) cũng cho rằng một trong những lý dó đằng sau KCKV kiểm toán chính là sự thiếu hiểu biết của công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm thực sự của KTV được quy định bởi chuẩn mực kiểm toán và luật pháp cũng như sự thiếu hiểu biết của họ về trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Epstein và Geiger (1994) thấy rằng NĐT có kiến thức về kế toán, tài chính và phân tích đầu tư ít có khả năng có yêu cầu bảo đảm của kiểm toán cao hơn. Do đó, họ đề xuất rằng một trong những các để thu hẹp KCKV là nâng cao nhận thức của công chúng về bản chất và giới hạn của một cuộc kiểm toán.

Asare (2009) thực hiện nghiên cứu xem xét sự đồng nhất các đối tượng khảo sát về thuật ngữ trong BCKT như “Sai sót trọng yếu”, “đảm bảo hợp lý”, “thử nghiệm cơ bản”, “ước tính quan trọng”. “trình bày hợp lý”…, kết quả chỉ ra rằng có sự bất đồng về cách giải thích các thuật ngữ giữa các đối tượng khảo sát. Các thuật ngữ được hiểu một cách khác nhau giữa các đối tượng dẫn đến sự khác nhau trong việc tiếp nhận các thông tin các thông tin truyền tài từ BCKT, tạo ra sự khác nhau trong việc đánh giá chất lượng kiểm toán cũng như những kỳ vọng khác nhau giữa các đối tượng về kết quả của cuộc kiểm toán.

Lee và Azam (2008), các vụ bê bối tài chính đã làm suy giảm niềm tin của công chúng dẫn đến những yêu cầu khắt khe hơn từ họ. Điều này làm cho đánh giá của công chúng về chết lượng kiểm toán thấp hơn chất lượng thực tế mà KTV cung cấp cũng như làm gia tăng những kỳ vọng mới từ công chúng. Kết quả dẫn đến sự gia tăng đáng kể KCKV kiểm toán.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)