Kiểm định giả thuyết H1: Trách nhiệm của kiểm toán viên là nhân tố tác động đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

4.2.1 Kiểm định giả thuyết H1: Trách nhiệm của kiểm toán viên là nhân tố tác động đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Dựa vào bảng tổng hợp số lượng câu trả lời của các câu hỏi liên quan đến Trách nhiệm của KTV cho thấy, câu hỏi “KTV phải đảm bảo tính độc lập và khách quan trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán; cũng như không có bất kỳ xung đột lợi ích nào khi đưa ra các xét đoán trong quá trình kiểm toán” (được mã hóa là KTV1) và

“KTV phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về các quy định của pháp luật, chuẩn mực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam” (được mã hóa là KTV2) nhận được nhiều sự đồng tình nhất, với xấp xỉ 90 lựa chọn “Đồng ý” ở mỗi câu hỏi. Trong khi đó, bốn câu hỏi còn lại trong bộ câu hỏi liên quan đến nhân tố Trách nhiệm của KTV lại nhận được sự trái ngược lớn trong sự lựa chọn. Kết quả từ thống kê mô tả phương sai ANOVA kết hợp với chuyên sâu Post-hoc (LSD) sau đây sẽ được tác giả phân tích kỹ hơn về sự khác biệt này.

Bảng 4.4. Kết quả thống kê số lượng câu trả lời về trách nhiệm của kiểm toán viên

Câu hỏi về trách nhiệm của KTV

Số lượng lựa chọn Đồng ý Không có

ý kiến Không đồng ý KTV1

Nhóm kiểm toán viên 48 0 0

Nhóm nhân viên ngân hàng 26 5 0

Nhóm nhà đầu tư 15 10 0

Tổng số 89 15 0

KTV2

Nhóm kiểm toán viên 44 4 0

Nhóm nhân viên ngân hàng 26 5 0

Nhóm nhà đầu tư 20 4 1

Tổng số 90 13 1

KTV3

Nhóm kiểm toán viên 11 1 36

Nhóm nhân viên ngân hàng 24 6 1

Nhóm nhà đầu tư 17 7 1

Tổng số 52 14 38

KTV4

Nhóm kiểm toán viên 3 10 35

Nhóm nhân viên ngân hàng 21 10 0

Nhóm nhà đầu tư 16 8 1

Tổng số 40 28 36

KTV5

Nhóm kiểm toán viên 9 12 27

Nhóm nhân viên ngân hàng 18 9 4

Nhóm nhà đầu tư 15 5 5

Tổng số 42 26 36

KTV6

Nhóm kiểm toán viên 14 6 28

Nhóm nhân viên ngân hàng 20 6 5

Nhóm nhà đầu tư 15 7 3

Tổng số 49 19 36

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Dựa vào Bảng 4.5 – Kết quả phân tích phương sai ANOVA, có thể dễ dàng nhận thấy cả KTV và người sử dụng BCTC đều đồng ý về việc đảm bảo tính độc lập và không có bất kỳ xung đột lợi ích nào khi tham gia hoạt động kiểm toán, cũng như đảm bảo được trang bị đầy đủ các quy định và chuẩn mực kiểm toán tại Việt Nam.

Số liệu trung bình cho thấy sự đồng bộ câu trả lời của hai câu hỏi này đều là 2.856 và không xảy ra sự khác biệt về phương sai của các câu trả lời giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc khi giá trị H-value đều lớn hơn 5%. Nhìn vào bảng thống kê số lượng câu trả lời ban đầu (Bảng 4.4) dễ dàng nhân thấy, tỷ lệ lựa chọn đồng ý với hai quan điểm được nhắc đến trong câu hỏi KTV1 và KTV2 là rất cao, lần lượt là 89 và 90 đối tượng tham gia lựa chọn đồng ý. Trong khi số còn lại thì đa số đưa ra không có ý kiến.

Bảng 4.5. Phân tích ANOVA sự khác biệt nhận thức giữa các nhóm đối tượng về trách nhiệm của kiểm toán viên

Mã hóa Câu hỏi

Giá trị trung bình - Mean

H-

value Sig.

Nhóm KTV Nhóm

NVNH Nhóm NĐT Tổng

thể KTV1

KTV phải đảm bảo tính độc lập và khách quan trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán; cũng như không có bất kỳ xung đột lợi ích nào khi đưa ra các xét đoán trong quá trình kiểm toán

3.000 2.834 2.600 2.856 0.896 0.081

KTV2

KTV phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về các quy định của pháp luật, chuẩn mực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam

2.917 2.839 2.760 2.856

0.227 0.238

KTV3

KTV cần có chứng chỉ chuyên môn quốc tế như ACCA. ACA. CFA. CPA… để có thể nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán

1.479 2.742 2.640 2.135 0.078 0.003

KTV4 KTV phải chịu trách nhiệm về tính trung thực

và hợp lý của BCTC được kiểm toán 1.333 2.677 2.600 2.038 0.575 0.049 KTV5

KTV hoàn toàn có thể phát hiện và báo cáo tất cả các sai sót và gian lận của công ty được kiểm toán

1.625 2.451 2.400 2.058 0.602 0.001

KTV6 KTV hoàn toàn chịu trách nhiệm khi BCTC có

sai sót gây thiệt hại cho NĐT 1.708 2.484 2.480 2.125 0.280 0.031

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Phát biểu gây ra sự chênh lệch lớn về câu trả lời đối với cái nhóm đối tượng đó là việc các KTV có cần trang bị cho mình đầy đủ những chứng chỉ nghề nghiệp (như ACCA, ACA, CFA, CPA…). Trong khi KTV hầu như không chọn câu trả lời “Đồng ý”

vì lẽ đương nhiên khi kết quả khảo sát cho thấy những KTV tham gia khảo sát hầu như không có chứng chỉ chuyên môn (có đến 62/104 đối tượng tham gia khảo sát không có chứng chỉ chuyên môn). Hơn nữa, có thể các KTV đều có quan điểm rằng, đối với nghề nghiệp kiểm toán thì trình độ chuyên môn có thể được nâng cao thông qua quá trình nhiều năm kinh nghiệm trong công việc. Do đó, bằng cấp chuyên môn đối với nhóm đối tượng KTV là yếu tố thứ yếu. Trái ngược với quan điểm này, hai nhóm đối tượng còn lại đều đồng tình với phát biểu này nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như kết quả kiểm toán chính là Báo cáo kiểm toán. Với hệ số sig. = 0.003, dưới mức 5%, dựa vào phân tích ANOVA thì đây hoàn toàn có sự khác biệt giữa câu trả lời của những đối tượng tham gia khảo sát. Theo phân tích Post-hoc, sự khác biệt rất lớn này tồn tại chủ yếu giữa nhóm KTV và hai nhóm đối tượng sử dụng BCTC còn lại khi chênh lệch chỉ số trung bình lần lượt là -1.263 và -1.161.

Ở câu hỏi tiếp theo về nhận định cho rằng KTV phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của BCTC được kiểm toán, phân tích ANOVA cho thấy chỉ số sig.

= 0.049, gần chạm đến mức 5%. Điều này chứng tỏ sự khác biệt giữa câu trả lời của các nhóm đối tượng là không lớn nhưng vẫn đủ điều kiện (<5%) để kết luận là có sự khác biệt. Ở bảng 4.6 với phân tích chuyên sâu Post-hoc cho ta thấy rõ hơn về sự khác biệt này khi chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm KTV với nhóm NĐT và nhóm NVNH lần lượt là -1.344 và -1.267; đồng thời ghi nhận sự khác biệt lớn khi giá trị sig. là đáng kể ở mức độ 5%. Những chỉ số này đã minh chứng cho sự không đồng nhất giữa các nhóm đối tượng về quan điểm KTV phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của BCTC được kiểm toán. Sự khác biệt này phát sinh do sự hiểu nhầm đến từ người sử dụng BCKT về trách nhiệm của KTV, Theo quy định tại Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/3/2011, các KTV độc lập thực hiện công việc kiểm toán BCTC nhằm mục đích đưa ra ý kiến đánh giá về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC đơn vị được kiểm toán. Trong phạm vi công việc cũng như những xét đoạn nghề nghiệp của mình, KTV chỉ đưa ra ý kiến của mình trên các khía cạnh có ảnh hưởng trọng yếu đến số liệu trên BCTC, chứ không phải là người chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Do đó, người sử dụng thông tin của các BCTC đã được kiểm toán của doanh nghiệp nên lưu ý đọc kỹ các ý kiến của KTV

cùng với các thông tin và thuyết minh của BCTC, chứ không chỉ tập trung vào các thông tin tài chính chủ yếu.

Khảo sát còn cho thấy, cả nhân viên ngân hàng và các nhà đầu tư phân tích tài chính đều cho rằng KTV phải có trách nhiệm báo cáo được tất cả các sai sót của công ty được kiểm toán với điểm trung bình đều xấp xỉ 2.4. Trong khi đó KTV thì hầu như không đồng ý với phát biểu này, họ cho rằng việc báo cáo tất cả các sai sót của công ty lên BCKT là điều không khả thi và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. Nguyên nhân có thể do KTV hiểu rõ được những giới hạn tồn tại hiện hữu trong công việc của mình nên việc phát hiện được toàn bộ sai sót, gian lận là nằm ngoài khả năng của KTV, họ chỉ có thể phát hiện những sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến số liệu trên BCTC hoặc thậm chí những gian lận mà BGĐ doanh nghiệp cố tình che dấu và không cung cấp đầy đủ bằng chứng để KTV có thể thực hiện được công việc kiểm tra của mình . Mặc dù cho rằng KTV hoàn toàn có thể phát hiện ra sai sót và gian lận nhưng những đối tượng sử dụng BCTC vẫn cho thấy thái độ hoài nghi của họ về năng lực của KTV, chất lượng kiểm toán mà KTV cung cấp đặc biệt là sau hàng loạt vụ tai tiếng liên quan đến kiểm toán trên thế giới như Worldcom Corporation (2002), Enron (2011) và ở Việt Nam như Bông Bạch Tuyết, Bibica, Habubank, Dược Viễn Đông, Gỗ Trường Thành… Do vậy để thu hẹp khoảng cách này, KTV cần phải nâng cao năng lực của mình cũng như chất lượng dịch vụ kiểm toán mà mình cung cấp.

Ở câu hỏi cuối thuộc nhóm các câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của KTV, nhóm NĐT và NVNH đặt kỳ vọng nhiều vào việc KTV phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi BCTC có sai sót thiệt hại, với giá trị trung bình của câu trả lời đạt xấp xỉ 2.48. Trong khi có đến 28/48 KTV tham gia khảo sát không đồng ý về nhận định này. Điều này xuất phát một phần từ sự hiểu lầm về trách nhiệm của KTV trong việc trình bày ý kiến kiểm toán của mình. Họ cho rằng, KTV sau khi đưa ra ý kiến kiểm toán thì BCTC sẽ phản ánh trung thực và đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Do đó, sai sót liên quan đến BCTC từ đó trở thành việc mà KTV phải chịu trách nhiệm. Theo quy định tại chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315, thì KTV có trách nhiệm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đến BCTC thông qua ý kiến kiểm toán và trình bày đầy đủ trong phần thuyết mình sau đó. Chuẩn mực này đã quy định rõ hạn mức trách nhiệm của KTV, sai sót xuất phát từ BCTC sẽ không thuộc phạm vi trách nhiệm của kiểm toán.

Bảng 4.6. Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các đối tượng về trách nhiệm của kiểm toán viên

Câu hỏi Chênh lệch trung bình

(I-J)

Sai số

chuẩn Sig.

KTV phải đảm bảo tính độc lập và khách quan trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán; cũng như không có bất kỳ xung đột lợi ích nào khi đưa ra các xét đoán trong quá trình kiểm toán

KTV NVNH -0.161 0.073 0.030

NĐT -0.400 0.078 0.000

NVNH NĐT 0.239 0.085 0.006

KTV phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về các quy định của pháp luật. chuẩn mực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam

KTV NVNH 0.078 0.087 0.373

NĐT 0.157 0.093 0.096

NVNH NĐT 0.079 0.102 0.440

KTV cần có chứng chỉ chuyên môn quốc tế như ACCA. ACA. CFA. CPA… để có thể nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán

KTV NVNH -1.263* 0.162 0.000

NĐT -1.161* 0.173 0.000

NVNH NĐT 0.102 0.188 0.509

KTV phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của BCTC được kiểm toán

KTV NVNH -1.344* 0.128 0.000

NĐT -1.267* 0.138 0.000

NVNH NĐT 0.077 0.149 0.607

KTV hoàn toàn có thể phát hiện và báo cáo tất cả các sai sót và gian lận của công ty được kiểm toán

KTV NVNH -0.826* 0.179 0.000

NĐT -0.775* 0.192 0.008

NVNH NĐT 0.052 0.209 0.805

KTV hoàn toàn chịu trách nhiệm khi BCTC có sai sót gây thiệt hại cho NĐT

KTV NVNH -0.775 0.188 0.000

NĐT -0.716 0.202 0.000

NVNH NĐT 0.034 0.206 0.986

*Sự chênh lệch trung bình đáng kể ở cấp độ 0.05

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)