Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Trên thực tế, sự tồn tại của KCKV trong hoạt động kiểm toán là điều hiển nhiên; tuy vậy, người ta vẫn mơ hồ chưa nhận biết rõ về những nhân tố nào tạo ra khoảng cách này. Do đó, để nghiên cứu đi sâu vào vấn đề này, tác giả xin đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Đứng trước những mong đợi từ phía người sử dụng BCTC, bản thân KTV sẽ cho rằng đó là những yêu cầu chưa hợp lý, vượt quá tiêu chuẩn thực tế của hoạt động kiểm toán khi đòi hỏi KTV phải có trách nhiệm đảm bảo BCTC hoàn toàn chính xác, phải đảm bảo không có gian lận xảy ra hay cảnh báo về tính không hữu hiệu trong điều hành của BGĐ. Bởi theo yêu cầu của nghề nghiệp, người quản lý của công ty

Nhận thức của kiểm toán viên

Kỳ vọng – mong đợi của người sử

dụng BCTC Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Kho

Trình độ, năng lực và kinh nghiệm

của KTV Trách nhiệm của kiểm toán

viên và Ban Giám đốc

Sự hiểu biết của công

chúng

Danh tiếng của công ty kiểm toán

Sự hữu ích của BCKT mang lại

trong việc ra quyết định kinh tế Chuẩn mực và

quy định kiểm toán hiện hành

Độ tin cậy của BCKT

đối với công chúng Trình bày và ý nghĩa thuật ngữ trong BCKT

được kiểm toán mới là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của BCTC, KTV chỉ cung cung cấp đảm bảo hợp lý rằng BCTC không có sai sót trọng yếu, chỉ được yêu cầu để kiểm tra các giao dịch được lựa chọn, càng không có trách nhiệm đảm bảo khả năng quản lý hay khả năng tồn tại của công ty.

Từ đó, những mong đợi vượt tiêu chuẩn thực tế về trách nhiệm của KTV và những nhầm lẫn với trách nhiệm của BGĐ trong nhận thức của công chúng đã dẫn đến KCKV kiểm toán. Do đó, để làm rõ nhân tố trách nhiệm của KTV và BGĐ trong công việc môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung và trong công việc kiểm toán nói riêng, tác giả đưa ra hai giả thuyết liên quan như sau:

H1: Trách nhiệm của kiểm toán viên là nhân tố tác động đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Nhân tố trách nhiệm của KTV được đo lường theo 6 câu hỏi cụ thể được tác giả khai thác và chọn lọc trong quá trình phân tích nhân tố liên kết với thực tiễn, đồng thời vận dụng và kế thừa từ những nghiên cứu trước đây bao gồm:

(1) KTV phải đảm bảo tính độc lập và khách quan trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán;

cũng như không có bất kỳ xung đột lợi ích nào khi đưa ra các xét đoán trong quá trình kiểm toán

(2) KTV phải được đào tạo đầy đủ kiến thức về các quy định của pháp luật, chuẩn mực kế toán và kiểm toán tại Việt Nam

(3) KTV cần có chứng chỉ chuyên môn quốc tế như ACCA, ACA, CFA, CPA… để có thể nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán

(4) KTV chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của BCTC được kiểm toán (5) KTV hoàn toàn có thể phát hiện và báo cáo tất cả các sai sót và gian lận của công ty được kiểm toán

(6) KTV hoàn toàn chịu trách nhiệm khi BCTC có sai sót gây thiệt hại cho NĐT H2: Trách nhiệm của Ban Giám đốc doanh nghiệp được kiểm toán có ảnh hưởng

đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Song song với trách nhiệm của KTV, một trong những điều dễ gây nhầm lẫn

nhất đó chính là trách nhiệm của BGĐ. Có rất nhiều công việc được quy định rõ trong Luật cũng như Chuẩn mực kiểm toán thuộc về trách nhiệm của Ban Giám đốc/Người đại diện pháp luật của công ty được kiểm toán nhưng vẫn được công chúng cho rằng đó là trách nhiệm của KTV như: việc lập và trình bày BCTC, việc ngăn ngừa và phát hiện các hành vi gian lận trong doanh nghiệp hay hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp… Ngoài ra, vấn đề về việc áp dụng chính sách, hệ thống kế toán phù hợp với doanh nghiệp cũng đang gây ra KCKV giữa KTV và công chúng khi có sự nhận định khác nhau về đối tượng thực hiện.

Các cuộc kiểm toán BCTC độc lập giúp củng cố độ tin cậy của các thông tin tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác theo quy định của pháp luật. Trên thị trường, các cuộc kiểm toán BCTC đáng tin cậy sẽ tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư. Trong nội bộ các tổ chức, các cuộc kiểm toán này làm tăng thêm sự hiểu biết của Hội đồng quản trị và BGĐ về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời phát hiện các rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt. Như vậy, mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán luôn là vấn đề cốt yếu đối với phản ứng của thị trường do mức độ lan tỏa của thông tin, ảnh hướng đến nhiều đối tượng và cộng đồng NĐT. Vì vậy việc đảm bảo sự minh bạch, công khai và sự phát triển bền vững của các công ty này là điều hết sức quan trọng.

Dựa vào lý thuyết niềm tin cảm tính (Inspired Confidence Theory), khi mà trung tâm của lý thuyết này liên quan đến trách nhiệm xã hội của KTV độc lập và cơ chế đảm bảo của cuộc kiểm toán có thể đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Tác giả cho rằng, độ tin cậy của công chung đối với BCTC là một trong những nhân tố tác động trực diện đến KCKV kiểm toán, dó đó giả thuyết thứ 3 được đưa ra như sau:

H3: Độ tin cậy của BCKT đối với công chúng là nhân tố tác động đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Ở giả thuyết này, tác giả tập trung xoay quanh những yếu tố cụ thể tác động vào mức độ tin cậy của công chúng bao gồm: danh tiếng của công ty kiểm toán; năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của KTV và đặc biệt là sự hữu ích mà công chúng nhận thấy khi sử dụng BCKT để đưa ra các quyết định kinh tế.

BCKT là sản phẩm của cuộc kiểm toán, cũng là phương tiện kết nối giữa KTV và người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, liệu rằng công chúng có thực sự thấu hiểu đúng và đầy đủ những gì được diễn đạt trong BCKT; cũng như BGĐ và KTV đã thể hiện rõ ràng và cụ thể, minh bạch ý kiến kiểm toán và thuyết minh về các số liệu được trình bày trên BCTC. Tác giả nhận thấy, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng BCKT của công chúng, đồng thời từ đó tạo nên KCKV giữa họ và KTV. Sự mâu thuẫn về ý nghĩa thuật ngữ cũng như nhầm lẫn trong việc phân tích thuyết minh BCTC không chỉ khiến các NĐT, chủ nợ và các đối tác đưa ra quyết định chưa thực sự chính xác mà còn ảnh hưởng đến uy tín của ngay chính doanh nghiệp và công ty kiểm toán. Ở khía cạnh mới được cập nhập này, tác giá sẽ đi sâu vào phân tích số liệu thu thập từ kết quả khảo sát dưới dạng giả thuyết như sau:

H4: Sự trình bày và ý nghĩa của các thuật ngữ được thể hiện trong BCKT ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Ở giả thuyết này, tác giả tập trung khai thác ý kiến của người được khảo sát thông qua những câu hỏi mang tính chọn lọc sau:

(1) Trên BCKT hiện nay đã thể hiện và phân biệt rõ trách nhiệm của KTV và BGĐ doanh nghiệp

(2) Mức độ đảm bảo của KTV về ý kiến kiểm toán đã được trình bày và giải thích rõ ràng trong BCKT

(3) Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện BCTC không có bất cứ sai sót nào

(4) Thuật ngữ “phản ánh trung thực và hợp lý” trên BCKT thể hiện rằng BCTC tuân thủ đúng các chuẩn mực và chế độ cũng như các quy định của pháp luật có liên quan

(5) Thuật ngữ “phản ánh trung thực và hợp lý” trên BCKT thể hiện các nghiệp vụ kế toán được ghi nhận đúng về bản chất kinh tế

(6) Thuật ngữ “bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp” trên BCKT thể hiện KTV đã thực hiện kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh

Những câu hỏi được chọn lọc ở mỗi nhóm giả thuyết chính cũng sẽ được tác giả ghi nhận kết quả để khẳng định cho giả thuyết có liên quan, tạo nên sự kết nối mang tính logic cho bảng câu hỏi khảo sát và giả thuyết nghiên cứu được thiết lập.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 này, tác giả đã xây dựng được quy trình nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu bao gồm: thiết kế bảng khảo sát dưới dạng câu hỏi, phương pháp phân tích dữ liệu, cách lựa chọn đối tượng khảo sát, thiết kế mẫu và phương pháp khảo sát cũng như thu hồi dữ liệu khảo sát được sử dụng trong bài viết. Để đáp ứng tính cụ thể và hợp lý của dữ liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát là bảng câu hỏi bao gồm 23 câu hỏi theo thang đo 3 cấp độ và 5 câu hỏi thu thập thông tin của người khảo sát. Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra và mã hóa rồi đưa vào phần mềm phân tích SPSS 22 để phân tích số liệu. Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu đã để ra ở phần mở đầu, trong chương 4, người viết sẽ trình bày cụ thể kết quả khảo sát để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thu hẹp KCKV dựa trên kết quả, cùng với việc phỏng vấn một số chuyên gia và tham khảo các tài liệu nghiên cứu khác sẽ được cụ thể hóa trong chương 5.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)