Kiểm định giả thuyết H4: Sự trình bày và ý nghĩa của các thuật ngữ được thể hiện trong BCKT ảnh hưởng đến KCKV giữa KTV và người sử dụng BCTC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 93 - 98)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

4.2.4 Kiểm định giả thuyết H4: Sự trình bày và ý nghĩa của các thuật ngữ được thể hiện trong BCKT ảnh hưởng đến KCKV giữa KTV và người sử dụng BCTC

Bảng 4.13 trình bày thống kê của tác giả về số lượng câu trả lời liên quan đến việc trình bày và ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT. Phân tích phương sai một yếu tố ANOVA và phân tích chuyên sâu Post-hoc chỉ ra sự không đồng nhất giữa các nhóm đối tượng tham gia khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.14 và 4.15 dưới đây.

Bảng 4.14. Kết quả thống kê số lượng câu trả lời liên quan đến việc trình bày và ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT

Câu hỏi về việc trình bày và ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT

Số lượng lựa chọn Đồng ý Không có ý

kiến

Không đồng ý

TB1

Nhóm kiểm toán viên 31 8 9

Nhóm nhân viên ngân hàng

4 9 18

Nhóm nhà đầu tư 3 3 19

Tổng số 38 20 45

TB2

Nhóm kiểm toán viên 12 4 32

Nhóm nhân viên ngân hàng

9 11 11

Nhóm nhà đầu tư 9 5 11

Tổng số 30 20 54

TB3

Nhóm kiểm toán viên 16 7 25

Nhóm nhân viên ngân hàng

19 5 7

Nhóm nhà đầu tư 11 1 5

Tổng số 54 13 37

TB4

Nhóm kiểm toán viên 29 6 13

Nhóm nhân viên ngân hàng

11 4 16

Nhóm nhà đầu tư 8 4 13

Tổng số 48 14 42

TB5

Nhóm kiểm toán viên 31 9 8

Nhóm nhân viên ngân hàng

12 2 17

Nhóm nhà đầu tư 12 2 11

Tổng số 55 13 36

TB6 Nhóm kiểm toán viên 8 20 20

Nhóm nhân viên ngân hàng

23 1 7

Nhóm nhà đầu tư 19 1 5

Tổng số 50 22 32

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong Bảng 4.14, kết quả nghiên cứu cho thấy cả nhóm KTV và hai nhóm người sử dụng BCTC còn lại đều có sự bất đồng trong việc trình bày và giải thích các ý nghĩa thuật ngữ trong BCKT khi các chỉ số sig. đều lớn hơn 5%. Phân tích chuyên sâu Post- hoc và thống kê cụ thể số lượng câu trả lời cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể này. Đa số các KTV – những người thuộc chuyên ngành kiểm toán đều thấu hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ quan trong BCKT đều đưa ra ý kiến không đồng tính với giải thích tuyệt đối của các quan điểm về các thuật ngữ này. Tuy nhiên, những người sử dụng BCTC thì lại không để ý hoặc thực sự hiểu sai về những thuật ngữ then chốt đó. Có rất nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức sử dụng BCTC thường xuyên nhưng lại hiểu sai về bản chất của cuộc kiểm toán cũng như ý kiến mà KTV đưa ra rất phổ biến. Một số người quá chú trọng đến BCTC đã được kiểm toán kèm theo BCKT mà quên mất ý kiến quan trọng của KTV. Một số lại cho rằng, ý kiến chấp nhận toàn phần có nghĩa là BCTC được kiểm toán là hoàn hảo, chính xác và đơn vị được kiểm toán đã tuân thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán… Một số khác cho rằng BCTC cần trình bày tất cả các thông tin về mọi khía cạnh của đơn vị được kiểm toán… Sự khác biệt trong cách nhìn nhận và hiểu biết giữa những người sử dụng BCTC và KTV đã nảy sinh rất nhiều rắc rối và sự hiểu lầm không đáng xảy ra.

Mặc dù, Chuẩn mực kiểm toán VSA 700 (ban hành năm 2012) đã sửa đổi khuôn mẫu về BCKT độc lập, khẳng định và phân biệt rõ hơn trách nhiệm của KTV và BGĐ.

Tuy nhiên, có đến 18/31 NVNH và 19/25 NĐT và chuyên gia phân tích tài chính cho rằng trách nhiệm của hai đối tượng là KTV và BGĐ chưa được trình bày rõ ràng trên BCKT. Có vẻ như những người sử dụng BCKT đều không chú ý và thấu hiểu kỹ trình bày này. Đặc biệt, hiện nay một số BCKT còn chưa chú trọng đến việc phân tích rõ mức độ đảm bảo của kiểm toán về ý kiến kiểm toán khiến cho người đọc BCKT cảm thấy

mung lung, mơ hồ về ý kiến kiểm toán, ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của họ. Bằng chứng cho thấy, cả ba nhóm đối tượng được khảo sát đều không đồng tình với quan điểm thứ hai. Đây là một thiếu sót cần được nêu trong khuyến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của BCKT. Bởi lẽ BCKT chính là cầu nối giữa KTV và người đọc, là phương tiện thể hiện ý kiến kiểm toán về BCTC của doanh nghiệp.

Bảng 4.15. Phân tích ANOVA sự khác biệt nhận thức giữa các đối tượng về việc trình bày và ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

hóa

Câu hỏi

Giá trị trung bình - Mean

H -

value Sig.

Nhóm KTV

Nhóm NVNH

Nhóm NĐT

Tổng thể TB1 Trên BCKT hiện nay đã thể hiện và phân biệt rõ

trách nhiệm của KTV và BGĐ doanh nghiệp 2.875 1.871 1.840 2.33 0.082 0.000 TB2 Mức độ đảm bảo của KTV về ý kiến kiểm toán đã

được trình bày và giải thích rõ ràng trong BCKT 1.937 1.709 1.440 1.740 0.268 0.037 TB3 Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện BCTC

không có bất cứ sai sót nào 1.396 2.484 2.200 1.913 0.243 0.000

TB4

Thuật ngữ “phản ảnh trung thực và hợp lý” trên BCKT thể hiện rằng BCTC tuân thủ đúng các chuẩn mực chế độ và các quy định pháp luật có liên quan

2.250 2.581 2.401 2.385 0.293 0.025

TB5

Thật ngữ “phản ảnh trung thực và hợp lý” trên BCKT thể hiện các nghiệp vụ kế toán được ghi nhận đúng về bản chất kinh tế

2.229 1.903 2.200 2.125 0.154 0.019

TB6

Thuật ngữ “Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp” trên BCKT thể hiện KTV đã thực hiện kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh

1.750 2.613 2.360 2.154 0.246 0.000

Bảng 4.16. Phân tích chuyên sâu Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các đối tượng về việc trình bày và ý nghĩa các thuật ngữ trên BCKT

Câu hỏi Chênh lệch trung bình

(I-J)

Sai số

chuẩn Sig.

Trên BCKT hiện nay đã thể hiện và phân biệt rõ trách nhiệm của KTV và BGĐ doanh nghiệp

KTV NVNH -1.004* 0.148 0.000

NĐT 1.035* 0.159 0.000

NVNH NĐT 0.031 0.173 0.859

Mức độ đảm bảo của KTV về ý kiến kiểm toán đã

được trình bày và giải thích rõ ràng trong BCKT KTV NVNH 0.228 0.193 0.242

NĐT 0.538* 0.207 0.011

NVNH NĐT 0.309 0.226 0.173

Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện BCTC không có bất cứ sai sót nào

KTV NVNH -1.088* 0.185 0.000

NĐT -0.804* 0.198 0.001

NVNH NĐT 0.284 0.216 0.192

Thuật ngữ “đảm bảo hợp lý” thể hiện BCTC không có bất cứ sai sót nào

KTV NVNH -0.331 0.198 0.098

NĐT -0.150 0.212 0.481

NVNH NĐT 0.181 0.231 0.436

Thật ngữ “phản ảnh trung thực và hợp lý” trên BCKT thể hiện các nghiệp vụ kế toán được ghi

nhận đúng về bản chất kinh tế

KTV NVNH 0.326 0.198 0.104

NĐT 0.029 0.213 0.891

NVNH NĐT -0.325 0.232 0.204

Thuật ngữ “Bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp” trên BCKT thể hiện KTV đã thực hiện kiểm

tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh

KTV NVNH -0.863* 0.195 0.000

NĐT -0.610* 0.208 0.004

NVNH NĐT 0.251 0.227 0.268

*Sự chênh lệch trung bình đáng kể ở cấp độ 0.05

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)