Kiểm định giả thuyết H2: Trách nhiệm của Ban Giám đốc doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 80 - 86)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

4.2.2 Kiểm định giả thuyết H2: Trách nhiệm của Ban Giám đốc doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Trong bộ 05 câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của BGĐ, tác giả muốn thiết kế những nhận định mà trên thực tế dễ gây sự nhầm lẫn với trách nhiệm của KTV. Từ đó có thể xác định rõ hơn cách nhìn nhận của công chúng về việc phân biệt rõ nhiệm vụ mà KTV và BGĐ cần thực hiện liên quan đến BCTC của doanh nghiệp là gì. Dưới đây là kết quả tổng hợp số lượng câu trả lời đến từ các nhóm đối tượng của bộ 05 câu hỏi này.

Bảng 4.7. Kết quả thống kê số lượng câu trả lời về trách nhiệm của Ban Giám đốc Câu hỏi về trách nhiệm của BGĐ Số lượng lựa chọn

Đồng ý Không có ý kiến Không đồng ý BGĐ1

Nhóm kiểm toán viên 45 3 0

Nhóm nhân viên ngân hàng

26 5 0

Nhóm nhà đầu tư 22 3 0

Tổng số 93 11 0

BGĐ2

Nhóm kiểm toán viên 36 7 5

Nhóm nhân viên ngân hàng

0 3 28

Nhóm nhà đầu tư 3 0 22

Tổng số 39 10 55

BGĐ3

Nhóm kiểm toán viên 48 0 0

Nhóm nhân viên ngân hàng

17 8 6

Nhóm nhà đầu tư 14 4 7

Tổng số 79 12 13

BGĐ4

Nhóm kiểm toán viên 36 10 2

Nhóm nhân viên ngân hàng

13 6 12

Nhóm nhà đầu tư 13 5 7

Tổng số 62 21 21

BGĐ5

Nhóm kiểm toán viên 44 4 0

Nhóm nhân viên ngân hàng

10 6 15

Nhóm nhà đầu tư 8 4 13

Tổng số 62 14 28

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ở Bảng 4.8, quan điểm đầu tiên về trách nhiệm của BGĐ trong việc đảm bảo toàn bộ thông tin và chứng từ kế toán của doanh nghiệp cung cấp cho kiểm toán là hoàn toàn chính xác và minh bạch thì cho kết quả chỉ số H-value = 0.016 < 5%  phương sai là đồng nhất và không thể phân tích ANOVA đối với dữ liệu này. Dễ dàng nhận thấy giá trị trung bình câu trả lời đến từ các nhóm đối tượng khảo sát đều trên 2.5 chứng tỏ đa số các đối tượng tham gia đều đồng tình với quan điểm này. Số liệu thống kê ở Bảng 4.7 cũng đã chỉ ra có đến 93/104 lựa chọn đồng ý, số còn lại là lựa chọn “Không có ý kiến”.

Điều này chứng tỏ không tồn tại KCKV kiểm toán trong nhận định về trách nhiệm của BGĐ liên quan đến việc đảm bảo tính chính xác và minh bạch của thông tin tài chính cung cấp cho kiểm toán.

Đối với trách nhiệm về việc lựa chọn và áp dụng chính sách, hệ thống kế toán phù hợp với doanh nghiệp lại cho thấy sự tồn tại của KCKV khi sig.= 0.027 (<5%). Với điểm trung bình cao nhất là 2.646, nhóm KTV cho rằng trách nhiệm này thuộc về Ban Giám đốc – những người lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp. Quan điểm này là hoàn toàn phù hợp với Thông tư 200 – Quy định về Chính sách kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm này lại không nhận được sự đồng tình từ phía hai nhóm sử dụng BCTC còn lại, khi có đến 28/31 NVNH và 22/25 NĐT, nhân viên chứng khoán và chuyên gia phân tích tài chính lựa chọn không đồng ý. Có thể ở quan điểm này, hai nhóm đối tượng bên ngoài cho rằng việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp là có sự can thiệp tư vấn của KTV hoặc dịch vụ kế toán thuê ngoài. Sự chênh lệch rõ nét về chỉ số trung bình ở phân tích Post- hoc (lần lượt là 1.549 và 1.406) cũng chứng minh cho sự thiếu hiểu biết của công chúng trong việc nhận thức về trách nhiệm lựa chọn hệ thống, chính sách kế toán cho doanh nghiệp là thuộc về trách nhiệm của ai.

Câu hỏi về trách nhiệm lập và trình bày BCTC, không sự chênh lệch lựa chọn đồng ý giữa nhóm KTV và hai nhóm đối tượng sử dụng BCTC còn lại khi đa số đối tượng thuộc cả ba nhóm đều cho rằng trách nhiệm này thuộc về BGĐ, với chỉ số sig. = 7.6% > 5% và không có sự khác biệt đáng kể ở mức độ 5% về chỉ số trung bình ở phân tích chuyên sâu Post-hoc (LSD). Tuy nhiên vẫn có số lượng câu trả lời không đồng ý với quan điểm này.

Bên cạnh đó, tác giả nhìn nhận thẳng vào thực tế cho thấy, trong khi quy định trong Chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật khác có liên quan thì BGĐ của doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm lập và trình bày BCTC thì hiện nay trong các cuộc kiểm toán BCTC tại Việt Nam, chính các KTV độc lập là người lên BCTC, thực hiện trách nhiệm này giúp cho doanh nghiệp. Việc này được tiến hành kết hợp quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán tại

doanh nghiệp đó và thậm chí doanh nghiệp còn trả phí cho công ty kiểm toán sau khi BCTC của doanh nghiệp được hoàn tất.

Bảng 4.8. Phân tích ANOVA sự khác biệt nhận thức giữa các đối tượng về trách nhiệm của Ban Giám đốc

Mã hóa Câu hỏi

Giá trị trung bình - Mean

H-

value Sig.

Nhóm KTV

Nhóm NVNH

Nhóm NĐT

Tổng thể

BGĐ1

BGĐ phải đảm bảo toàn bộ thông tin và chứng từ kế toán của doanh nghiệp cung cấp cho kiểm toán là hoàn toàn chính xác và minh bạch

2.937 2.839 2.800 2.8942 0.016 -

BGĐ2

BGĐ chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và áp dụng chính sách, hệ thống kế toán phù hợp với doanh nghiệp

2.646 1.097 1.240 1.846 0.050 0.027

BGĐ3 BGĐ chịu trách nhiệm lập và trình bày

BCTC của đơn vị 3.000 2.355 2.280 2.58 0.068 0.076

BGĐ4 BGĐ chịu trách nhiệm về hiệu quả của hệ

thống KSNB của đơn vị 2.708 2.032 2.240 2.394 0.423 0.048

BGĐ5 BGĐ chịu trách nhiệm về ngăn ngừa và

phát hiện các hành vi gian lận trong đơn vị 2.917 2.355 2.280 2.596 0.392 0.029 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với chỉ số sig. = 0.048 xấp xỉ mức 0.05, có thể khẳng định rằng có sự chênh lệch trong việc lựa chọn câu trả lời giữa các nhóm đối tượng nhưng là không đáng kể. Cụ thể, đa số các KTV và NĐT đều lựa chọn đồng ý về việc BGĐ phải chịu trách nhiệm cho hệ thống KSNB của doanh nghiệp hoạt động được hiệu quả (lần lượt 36/48 và 13/25 đối tượng của hai nhóm lựa chọn “Đồng ý”). Trong khi đó, nhóm NVNH có xu hướng không đồng tình với điểm trung bình lần lượt là 2.03. Có thể dưới cái nhìn của NVNH về hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp, họ cho rằng hiệu quả của hệ thống này còn xuất phát từ nhiều yếu tố như nhân viên, chính sách kinh doanh, bộ máy hoạt động của doanh nghiệp… Sự khác biệt này có thể nhìn thấy rõ hơn ở Bảng 4.9 khi phân tích Post-hoc chỉ ra sự khác biệt về chỉ số trung bình tồn tại ở nhóm KTV so với NVNH với giá trị đáng kể là 0.676.

Tương tự như xu hướng nhận được sự đồng tình về quan điểm từ phía KTV và không đồng tình từ phía NĐT và NVNH, tín dụng thì trách nhiệm của BGĐ về việc ngăn ngừa và phát hiện hành vi gian lận trong doanh nghiệp vẫn tồn tại KCKV giữa KTV và công chúng. Xu hướng lựa chọn câu trả lời không đồng ý đều tương đồng xuất phát từ hai nhóm đối tượng sử dụng BCTC khi chênh lệch về giá trị trung bình trong câu trả lời nhỏ (0.075) trong khi chênh lệch giữa hai nhóm này với nhóm KTV lại cao, tương ứng là 0.562 và 0.637. Ở chuẩn mực VSA 240 trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán tại Việt Nam đã khẳng định rằng “Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản trị và Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán”. Số liệu này đã một lần nữa chỉ ra rằng sự hiểu biết của công chúng về các chuẩn mực quy định vẫn chưa được chắc chắn và nhất quán về trách nhiệm của BGĐ và sự tách biệt với cả trách nhiệm của KTV.

Bảng 4.9. Phân tích Post-hoc sự khác biệt nhận thức giữa các đối tượng về trách nhiệm của Ban Giám đốc Câu hỏi

Chênh lệch trung bình

(I-J)

Sai số chuẩn Sig.

BGĐ phải đảm bảo toàn bộ thông tin và chứng từ kế toán của doanh nghiệp cung cấp cho kiểm

toán là hoàn toàn chính xác và minh bạch

KTV NVNH 0.098 0.071 0.168

NĐT 0.057 0.076 0.452

NVNH NĐT -0.041 0.083 0.620

BGĐ chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và áp dụng chính sách, hệ thống kế toán phù hợp với

doanh nghiệp

KTV NVNH 1.549* 0.134 0.000

NĐT 1.406* 0.144 0.000

NVNH NĐT -0.143 0.156 0.362

BGĐ chịu trách nhiệm lập và trình bày BCTC của đơn vị

KTV NVNH 0.645 0.142 0.000

NĐT 0.720 0.151 0.000

NVNH NĐT 0.075 0.165 0.651

BGĐ chịu trách nhiệm về hiệu quả của hệ thống

KSNB của đơn vị KTV NVNH 0.676* 0.174 0.000

NĐT 0.468 0.186 0.013

NVNH NĐT -0.207 0.203 0.308

BGĐ chịu trách nhiệm về ngăn ngừa và phát hiện các hành vi gian lận trong đơn vị

KTV NVNH 0.562* 0.152 .000

NĐT 0.637* 0.162 .008

NVNH NĐT 0.075 0.177 0.673

*Sự chênh lệch trung bình đáng kể ở cấp độ 0.05

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kế toán kiểm toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại Việt Nam (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)