CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II
1.1. LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.3. Chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân
hàng không còn ở mức rủi ro thông thường mà ở mức nguy cơ mất vốn. Nợ xấu được phản ánh qua chỉ tiêu:
Đây là chỉ tiêu trực quan và chủ yếu phản ánh lượng danh mục tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, tức rủi ro tín dụng càng cao. Theo ngân hàng thế giới tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, từ 1-3% là tốt.
1.1.3.2 Nợ quá hạn
Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Với chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.
Chỉ tiêu này phản ánh số số dư Nợ gốc và lãi quá hạn mà chưa thu hồi được. Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn”. Thông thường tỷ lệ này ở mức
<2% được xem là rất tốt, tỷ lệ từ 2%-5% được cho là tốt, từ 5-10% là chấp nhận được và trên 10% là có vấn đề.
Với chỉ tiêu tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn: Cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng có dư nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn.
1.1.3.3 Chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng + Tỷ lệ
nợ xấu x
Tổng Dư Nợ xấu Tổng Dư Nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn
x 100 Tổng Dư Nợ quá
Tổng Dư Nợ
Tỷ lệ KH có nợ quá hạn
x 100 Số khách hàng
có dư Nợ quá hạn Tổng số khách
Theo TT02/2013/TT-NHNN ban hành 21/1/2013 thì “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung”. Chỉ tiêu dự phòng RRTD gồm có hai chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu này xét đến vấn đề trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể nên phản ánh chính xác hơn về rủi ro tín dụng.
Nếu so sánh chung giữa giá trị nợ xấu thuộc các nhóm nợ khác nhau (nhóm 3, 4 và 5) với tổng Dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 sẽ không phản ánh đúng bản chất nguy cơ rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết dự phòng RRTD được trích lập có khả năng bù đắp bao nhiêu với khoản nợ có khả năng mất vốn.
1.1.3.4. Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng có thể được chia theo ngành, loại hình doanh nghiệp, thời hạn tín dụng, loại tiền tệ hay theo tài sản đảm bảo.
- Tỷ trọng Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế so với tổng Dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của từng thành phần kinh tế. Phản ánh tập trung đầu tư vào khách hàng của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu quá tập trung vào một nhóm khách hàng nào đó thì mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp. Tỷ trọng cho vay với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, với một nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có.
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD
Dự phòng RRTD được trích lập
Dư Nợ cho vay bình
x 100
+ Hệ số khả năng bù đắp các khoản cho vay
bị mất
Dự phòng RRTD được trích lập
Dư Nợ có khả năng mất vốn
x 100
Tỷ trọng dư Nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng của từng thành phần kinh tế
Tổng Dư nợ x
100
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của từng lĩnh vực. Phản ánh danh mục đầu tư của ngân hàng ở một thời điểm. Nếu ngân hàng quá tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào đó thì mức độ tập trung rủi ro cao. Dư Nợ cho vay lĩnh vực nhạy cảm không quá vốn tự có. Tổng dư Nợ cho vay kinh doanh bất động sản, chứng khoán không quá 30% vốn tự có.
Cơ cấu tín dụng phản ánh mức độ tập trung tín dụng trong một ngành nghề, lĩnh vực, loại tiền… do vậy, nếu cơ cấu tín dụng quá thiên lệch vào những lĩnh vực mạo hiểm, sẽ phản ánh rủi ro tín dụng tiềm năng.
Nhìn vào các chỉ số này có thể thấy mức độ rủi ro trong danh mục khoản vay của một TCTD hoặc của cả một hệ thống tài chính. Vì vậy, Chính phủ các nước thường quy định cụ thể về mức độ rủi ro chấp nhận được của một TCTD thông qua việc khống chế giá trị các chỉ tiêu đo lường rủi ro này. Để đạt được mục tiêu duy trì các chỉ số đo lường rủi ro theo đúng quy định Chính phủ, các TCTD phải thiết lập một hệ thống đo lường rủi ro của riêng họ theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại.
Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng:
• Tình hình nợ quá hạn:
Tỷ lệ Nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ
Quy trình hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 3%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 3 đồng.
Nợ quá hạn (Non performing loan – NPL ) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Đây được coi là chỉ têu quan trọng trong việc đánh gái chất lượng nợ vay.
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản vay tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của thể chế, nó tác động tới tất
Tỷ trọng dư Nợ tín dụng =
Dư nợ tín dụng của từng lĩnh vực
Tổng Dư nợ
x 100
cả các hoạt động tài chính của ngân hàng. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản nợ, NHNN đã có hướng dẫn rõ trong thông tư 02/2013/TT-NHNN về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
• Nợ xấu:
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ…Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay. Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu:
(i) Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu /Tổng dư nợ (từ nhóm 1 đến nhóm 5) (ii) Tỷ lệ nợ xấu / Vốn chủ sở hữu
(iii) Tỷ lệ nợ xấu / Quỹ dự phòng tổn thất (iv)Tỷ lệ nợ xấu / Tổng giá trị tài sản đảm bảo
Tại thông tư 02/2013/TT-NHNN nợ xấu được là nợ thuộc nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ này được xem là quan trọng nhất đánh giá nợ xấu của ngân hàng đang ở mức cao.
• Tình hình rủi ro mất vốn:
Tỷ lệ mất vốn= Dư nợ mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo Dư nợ trung bình cho kỳ báo cáo Dư nợ mất vốn đã xóa cho kỳ báo cáo là các khoản nợ đã được xóa ở nội bảng nhưng vẫn tiếp tục theo dõi ngoại bảng để thu hồi, tuy nhiên, khả năng thu hồi được rất thấp nên coi như là nợ mất vốn. Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng nợ đã được xóa ở nội bảng trong kỳ báo cáo so với dư nợ trung bình kỳ báo cáo.
Dư nợ trung bình kỳ báo cáo = Dư nợ đầu kỳ Báo cáo+Dư nọ cuối kỳ Báo cáo
2
• Khả năng bù đắp rủi ro:
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thể thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Do đó, quỹ dựu phòng rủi ro được thành lập nhằm mục đích bù đắp chi phí của ngân hàng khi xảy ra rủi ro để không làm ảnh hưởng đột biến đến chi phí của
ngân hàng. Để đanh giá việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng, ta sử dụng chỉ tiêu:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ cho kỳ báo cáo Dự phòng RRTD được trích lập bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
Theo điều 12 và 13, thông tư 36/2014/TT-NHNN. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:Nhóm 1: 0%;Nhóm 2: 5%;Nhóm 3: 20%;Nhóm 4: 50%;
Nhóm 5: 100%. Còn đối với tỷ lệ trích lập dự phòng chung được là Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừmột số khoản được trong thông tư.
Tỷ lệ dự phòng RRTD cho ta biết cơ cấu nợ quá hạn thì nhóm nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 có chiếm tỷ trọng cao không. Tỷ lệ càng cao hay số tiền trích lập DPRR càng lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.
+ Tùy theo mức độ rủi ro mà TCTD phải trích lập DPRR từ 0 đến 100% giá trị khoản vay. Như vậy nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỉ lệ này càng cao.
Tỷ lệ xóa nợ = Nợ được xóa / Dư nợ BQ
+ Những khoản nợ khó đòi sẽ bị xóa và bù đắp bởi quỹ DPRRTD. Như vậy nếu1 ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt.
• Một số nhóm chỉ tiêu phân tán rủi ro:
Giới hạn cho vay tối đa đối với một nhóm khách hàng: Được quy định cụ thể tại thông tư 36/2014/TT-NHNN về phân loại nợ các giới hạn tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó tại điều 13, Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25%
vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Đối với TCTD phi ngân hàng: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng.
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như: Dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất trên tổng dư nợ; Phân tán rủi ro theo ngành kinh tế; Phân tán rủi ro theo khu vực địa lý