Khái quát hoạt đông kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 50 - 58)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1.3 Khái quát hoạt đông kinh doanh Ngân hàng TMCP Quân đội

MBBank là NHTM phục vụ lâu đời tại Việt Nam, ngân hàng quản lý vốn tập trung, hiện nay đang triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ như: dịch vụ tiền gửi, dịch

vụ tiết kiệm kỳ phiếu, kiều hối – đổi tiền, dịch vụ tín dụng bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ khác: Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (phone banking) và dịch vụ NH trực tuyến (banking online)…

Huy động tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ; Cho vay thể nhân, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát hành và thanh toán thẻ; Chi trả kiều hối – MoneyGram; Mua bán ngoại tệ; Thực hiện các giao dịch tài khoản khách hàng và chuyển tiền trong nước; Thu đổi ngoại tệ, séc lữ hành.

Tình hình huy động tiền gửi từ năm 2016 – 2018 có sự tăng trưởng theo từng năm được tổng hợp tại bảng sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018) 2.1.3.2. Tín dụng

Hiện nay MBBank thực hiện cho vay chủ yếu theo một số hình thức sau:

Cho vay từng lần: là phương thức cho vay theo đói mỗi lần cho vay, MB và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và kí kết thỏa thuận vay.

Cho vay hợp vốn: là việc MB và tổ chức tín dụng khác cùng thực hiện cho vay đối với KH để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.

Cho vay lưu vụ: là việc MB thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kì sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch quanh năm. Theo đó, MB và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước liên tục được sử dụng cho chu kì sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 2 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

Cho vay theo hạn mức: là việc MB xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong

17/16 18/17 Nguồn

vốn huy

động 194812 220176 239964 13% 9%

2016 2017 2018 Mức tăng trưởng Chỉ tiêu

hạn mức cho vay, MB thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, MB xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: là việc MB cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. MB và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 1 năm.

Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: là việc MB chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa thực hiện nghĩa vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán (không thực hiện rút vốn bằng tiền mặt). Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 năm.

Cho vay quay vòng: là việc MB và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 1 tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời gian cho vay không vượt quá 3 tháng.

Cho vay tuần hoàn: là việc MB và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện: (1) Đến hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài trả nợ thêm một thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc của khoản vay. (2) Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh. (3) Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại MB và các tổ chức tín dụng khác. (4) Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại MB và các TCTD thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.

Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2016-2018 có sự tăng trưởng theo từng năm tổng hợp tại bảng sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018)

17/16 18/17 Dư nợ tín

dụng 150738 184188 214686 22% 17%

2016 2017 2018 Mức tăng trưởng Chỉ tiêu

2.1.3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh tế, song Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, kết quả hoạt động vẫn duy trì mức ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành mạnh, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng.

Bảng 1: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Mức tăng trưởng

17/16 18/17 Tổng giá trị tài sản 256259 313878 362325 22% 15.40%

Nguồn vốn huy động 194812 220176 239964 13% 9%

Dư nợ tín dụng 150738 184188 214686 22% 17%

Lợi nhuận trước thuế 3651 4616 7767 26% 68%

Lợi nhuận sau thuế 2884 3490 6190 21% 77.30%

Vốn điều lệ 17127 18,155 21605 6% 19%

Vốn chủ sở hữu 26588 29601 34173 11% 15%

ROA 1.21% 1.5% 1.83% 24% 22%

ROE 11.60% 16.1% 19.41% 39% 21%

Tỷ lệ nợ xấu 1.32% 1.20% 1.33% -10% 11%

Chi phí dự phòng rủi ro 2030 3252 3035 63% -10%

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 12.50% 12% 10.90% -4% -9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018) Nhìn vào bảng trên, có thể thấy tổng tài sản đều tăng qua các năm trong đó năm 2017 đạt mức tăng trưởng cao nhất 22% so với năm 2016. Tổng giá trị tài sản tính đến 31/12/2018 đạt 362325 tỷ đồng tăng 15.40% so với năm 2017. Nguồn vốn huy động của MB cũng tang theo các nam đạt mức tăng trưởng cao nhất là 13% năm 2017 so với năm 2016. Tuy vậy, năm 2018 Ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp huy động và cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực nên MB đã duy trì ổn định và tăng

trưởng bền vững, tính đến 31/12/2018 số dư nguồn vốn huy động của MB là 239964 tỷ đồng tăng trưởng 9% so với năm 2017. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2017 đạt mức 22% so với năm 2016. Tính đến ngày 31/12/2018 dư nợ tín dụng là 214686 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2017. Các hệ số an toàn cũng đều được đảm bảo và tuân thủ đúng quy định vượt qua mức 8% -9% của hiệp ước vốn Basel II và quy định của Ngân hàng nhà nước. Lợi nhuận sau thuế của MB tăng quan các năm và đột phá vào năm 2018, tăng 77.3% so với 2018 đạt 6190 tỷ đồng hoàn thành xuất sắc so với chỉ tiêu đạt hội cổ đông đề ra. Năm 2018 do ảnh hưởng biến động của nền kinh tế đã khiến tỷ lệ nợ xáu của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đề tăng trong đó MB đạt 1.33% cao nhất trong 3 năm gần đây nhưng vẫn nằm trong giới hạn của đại hội cổ đông đề ra. Với vốn điều lệ năm 2018 là 21650 tỷ đồng, MB hiện là một trong những Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tương đối lớn trong hệ thống NHTM Việt Nam.

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tổng tài sản các năm 2016 - 2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018)

Đơn vị: Tỷ đồng

256259

313878

362325

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000

2016 2017 2018

Tăng trưởng tổng tài sản các năm 2016 - 2018

Biểu đồ 2.2: Diễn biến tỷ lệ ROA - ROE các năm 2016 - 2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018) Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng vốn huy động các năm 2016 2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018)

Nguồn huy động vốn của MB liên tục tăng trưởng qua các năm. Kết quả huy động vốn đến hết 2018 đạt 239964 tỷ đồng tăng 19788 tỷ đồng tương ứng 9% so với

0 5 10 15 20 25

2016 2017 2018

ROA ROE

194812

220176

239964

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000

2016 2017 2018

cuối năm 2017. Năm 2017 tăng 25364 tỷ tương ứng 13% so với cuối năm 2016.

Nguyên nhân do mặt bằng lãi suất huy động của MB tương đối tốt so với các Ngân hàng TMCP khác, cùng với đó ngân hàng này cũng áp dụng các chương trình cộng lãi suất huy động khi sử dụng các sản phẩm tiết kiệm online , do đó hoạt động huy động vốn của MBBank liên tục tăng trưởng trong 3 năm trở lại đây.

Hoạt động tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng các năm 2016 2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018)

Trên cơ sở nguồn vốn huy động ổn định và phát triển liên tục như trên, MB đã mở rộng hoạt động tín dụng, dư nợ tín dụng tăng dần theo các năm. Trong điều kiện tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp, do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trong và ngoài nước, nên hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên cũng như sự điều hành linh hoạt của Ban lãnh đạo MB, trong các năm gần đây hoạt động tín dụng của MB đã đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể: đến hết năm 2018, tổng dư nợ cho vay đạt 214686 tỷ đồng, tăng 30499 tỷ tương ứng 17% so với thời điểm cuối năm 2017. Cuối năm 2017 dư nợ tín dụng của MB đạt 184188 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2016. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng được cho là hiện tại với sự cạnh tranh

0 50000 100000 150000 200000 250000

2016 2017 2018

gay gắt trên thị trường Ngân hàng hiện nay, mặt bằng lãi suất cũng giảm đi, các ngân hàng đa dạnh khẩu vị rủi ro tín dụng và mở rộng ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế và đạt được sự tăng trưởng tín dụng như kì vọng của ngân hàng.

Kết quả lợi nhuận

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.5: Tình hình LNTT, LNST các năm 2016 2018 (Nguồn: Báo cáo thường niên của MBBank 2016 – 2018)

Năm 2018 được cho là năm bùng nổ về lợi nhuận của MB, lợi nhuận sau thuế cuối năm 2018 tăng 77.03% so với thời điểm cuối năm 2017, đạt 6190 tỷ đồng. Đây là con số vô cùng ấn tượng đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nguyên nhân được xuất phát từ việc năm 2018 là năm tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế khi GDP tăng trưởng 7,08% - mức cao nhất kể từ 2008. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện/GDP năm 2018 đạt 33,5%. Lạm phát kiềm chế ở mức tăng 3,54% so với năm 2017. Ngân hàng nhà nước điều chỉnh chính sách tiền tệ linh hoạt. Tổng phương tiện thanh toán tăng 11,34%, huy động vốn toàn ngành tăng 12,5%, tín dụng tăng 14%. Thanh khoản ổn định, nợ xấu toàn hệ thống được kiểm soát ở mức 1,89%

(giảm nhẹ so với mức 1,99% của năm 2017). Bên cạnh đó năm 2018 cũng là năm có

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

2016 2017 2018

LNTT LNST

sự tăng trưởng đột phá thu từ dịch vụ của MB tăng 2.3 lần so với năm 2017. Con số ấn tượng này cũng góp 1 phần lớn và sự tăng mạnh lợi nhuận sau thuế của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)