2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI THEO BASEL II
2.3.1 Bảng hỏi khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội theo Basel II
2.3.1 Bảng hỏi khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội theo Basel II
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với điều tra bảng hỏi về việc triển khai đánh giá quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng TMCP Quân Đội để có cơ sở đánh giá thực trạng việc triển khai quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng này. Phiếu khảo sát thực trạng được tiến hành
gửi bảng hỏi tới cán bộ các phòng ban tại MB như: Khối quản trị rủi ro, thẩm định và cán bộ khách hàng tại chi nhánh của MB với mục đích thu thập thông tin chính xác nhất. (Bảng hỏi tại phụ lục đi kèm)
Quá trình điều tra được thực hiện quan 3 bước: (1) Xây dựng bảng hỏi; (2) Điều tra thử nghiệm; (3) Thực hiện điều tra trên diện rộng. Cụ thể, các bước được triển khai như sau:
Bước 1: Xây dựng bảng hỏi: Nghiên cứu và tiến hành thu thập điều tra thông tin thông qua việc chọn mẫu và điều tra theo dạng bộ bảng hỏi. Do bài luận áp dụng phương pháp định tính nên toàn bộ bảng hỏi được xây dựng và thiết kế bám sát với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Bộ bảng hỏi bao gồm 8 câu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng sử dụng các câu hỏi lựa chọn và các câu hỏi mở. Cụ thể có 5 câu hỏi lựa chọn, 3 câu hỏi mở nhằm khai thác tối đa thông tin nội bộ liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng tại MBBank. Trong bảng hỏi, ngoài phần nhận diện chung thì còn lại tập trung khai thác các nội dung chính về nhận diện, đo lường, xử lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Bước 2: Điều tra thử nghiệm: Sau khi xây dựng hoàn thành, tác giả tiến hành điều tra thử nghiệm đối với 5 cán bộ nhân viên tại MBBank và nghe ý kiến đóng góp của các thành viên điều tra thử nghiệm. Các câu hỏi đã được góp ý và chỉnh sửa rõ ý, một số câu hỏi được bổ sung thêm nhằm khai thác tối đa và toàn diện vấn đề cần điều tra. Bảng hỏi được tiến hành thử nghiệm lần thứ 2 trước khi tiến hành điều tra trên diện rộng.
Bước 3: Điều tra trên diện rộng: Tiến hành gửi bảng hỏi tới cán bộ nhiều phòng ban tại MBBank như: Các phòng ban thuộc khối quản trị rủi ro, khối thẩm định và cán bộ tín dụng tại các chi nhánh của MB. Mục đích gửi đến các phòng ban này nhằm đạt được kết quả khảo sát thực tế nhất. Đối với khối quản trị rủi ro là đầu mối cho mục tiêu áp dụng Basel II tại MB, như vậy các bảng khao sát đến từ khối này sẽ là đưa ra được các thông tin chuẩn xác nhất cho việc thực hiện và áp dụng Basel II. Đối với khối thẩm định và các cán bộ tín dụng là những người áp dụng các hệ thống như xếp hạng tín dụng nội bộ, nhận biết các dấu hiệu rủi ro tín dụng, đối với nhóm đối tượng này, bảng hỏi có thể nhận biết được việc quản trị rủi ro tín dụng tại MB có
đang được thực hiện đồng nhất hay không, và các cán bộ tại MB có đang nắm rõ được tình tình triển khai thực hiện Basel II tại MB hay không.
Cuộc khảo sát được bắt đầu từ ngày 1/5/2019 đến ngày 10/5/2019. 20 bảng hỏi được gửi đến các cán bộ MBBank, thu về được 16 bảng trả lời đạt 80% .
Thống kê kết quả nghiên cứu:
20 bảng hỏi được gửi đến cán bộ ngân hàng, trong đó 5 bảng gửi đến khối quản trị rủi ro, 5 bảng gửi tới khối thẩm định và 10 bảng gửi đến 1 trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp và 9 cán bộ tín dụng tại các chi nhánh Hoàn Kiếm. 16 cán bộ đã gửi bảng hỏi trở lại, trong đó là các 3 bảng hỏi từ khối quản trị rủi ro chiếm 19% , 3 bảng hỏi từ phía thẩm định chiếm 19% và 10 bảng hỏi từ cán bộ tại các chi nhánh chiếm 62% . Với tỷ lệ cán bộ tham gia cao, đã giúp cho khảo sát có tính xác thực hơn.
Đối với câu hỏi số 1, 100% bảng hỏi chọn phương án B, MB đã tiến hành nghiên cứu và bắt đầu thực hiện Basel II vào năm 2011. MB là một trong số các ngân hàng tiên phong đầu tiên triển khai các điều kiện theo hiệp ước này.
Theo kết quả thu được từ bảng hỏi đối với câu hỏi số 2. Ngân hàng anh chị nhận diện rủi ro tín dụng như thế nào, 100% phiếu trả lời chọn phương án d: Tất cả các phương án trên bao gồm: Có các phòng ban phụ trách chuyên biệt; Đưa ra chiến lược chuyên biệt nhận biết rủi ro; Có khung chính sách trong việc nhận diện rủi ro.Hiện tại MBBank đang đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao, đã đo lường được thông số PD là xác xuất vỡ nợ và đang nghiên cứu và tiến hành đo lường 2 thông số còn lại là tỷ lệ tổn thất của ngân hàng khi khách hàng vỡ nợ (LGD) và giá trị chịu rủi ro khi khách hàng vỡ nợ (EAD). Cùng với đó, ngân hàng đã xây dựng và chính thức áp dụng mô hình đo lường rủi ro tín dụng RW từ năm 2019. MB là một trong những ngân hàng tiên phong trong hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu đáp ứng theo yêu cầu của Basel II. Cụ thể, ngân hàng này đã xây dựng xong hệ thống khung quản trị rủi ro để định hướng, tổ chức vận hành và triển khai các hoạt động kinh doanh phù hợp với định hướng chiến lược và mục tiêu kinh doanh theo từng thời kì, đồng thời tiệm cận với các mô hình quản trị rủi ro tiệm cận với thông lệ quốc tế như hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do MB nâng cấp với độ chính xác cao, giảm thiểu rủi ro nợ xấu. Đây là những thông tin chính xác so với các thông tin tác giả thu thập được về các chỉ tiêu này.
Đối với câu hỏi số 3: Ngân hàng anh/chị đang đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp nào? Tất cả số phiếu thu về trả lời phương án C. Năm 2018, dự án đo lường tín dụng của MBBank bước vào giai đoạn nước rút, triển khai và xây dựng các mô hình đo lường rủi ro xác suất vỡ nợ (PD), tỷ lệ tổn thất của ngân hàng khi khách hàng vỡ nợ (LGD), giá trị chịu rủi ro khi khách hàng vỡ nợ (EAD) theo tiêu chuẩn của phương pháp AIRB – phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao của Basel II.
Câu hỏi số 4: Ngân hàng anh/chị đã đo lường được những thông số nào? Theo thống kê, tất cả các bảng hỏi 10 bảng chọn phương án A, còn lại chọn các phương án khác. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, MB đã xây dựng thang xếp hạng khách hàng theo PD trên cơ sở kết quả chạy thử đối với mô hình PD đã xây dựng và bắt đầu thực hiện nghiên cứu việc xếp hạng khoản vay theo thang xếp hạng xếp LGD. Với câu hỏi này cho thấy câu trả lời của một số cán bộ ngân hàng không thống nhất với thực trạng của Ngân hàng, cán bộ ngân hàng chưa hiểu rõ về quá trình thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II tại MB. Đây được coi là một hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện của Ngân hàng này.
Câu hỏi số 5: Ngân hàng anh/chị đã xây dựng mô hình đo lường rủi ro tín dụng chưa? Đối với câu hỏi này có 13 phiếu chọn C và 3 phiếu không có câu trả lời. Tính đến thời điểm hiện tại, MB đã triển khai mô hình đo lường hệ số rủi ro tín dụng RW, cụ thể: đã đưa ra mô hình phân luồng RW như trong chương 2 tác giả đã phân tích, vì vậy thông tin khảo sát trong bảng hỏi là chính xác so với việc nghiên cứu tìm hiểu của tác giả.
Các câu hỏi mở liên quan đến việc nhận diện, dự phòng, ứng phó, kiểm soát rủi ro tín dụng. Câu trả lời được tóm tả lại như sau:
Câu hỏi số 6: Với việc nhận diện rủi ro tín dụng: Hiện tại MBBank thiết lập các phòng quản trị rủi ro tín dụng trực thuộc Khối quản trị rủi ro tín dụng được chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc khối quản trị rủi ro Phạm Thị Trung Hà. Đồng thời thiết lập khung chính sách và áp dụng các thông lệ quốc tế như Basel, COSO, ISO và đang xây dựng khung nhận diện và quản trị rủi ro gian lận tín dụng. MBBank liên tục tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý qua việc áp dụng mô hình ba vòng bảo vệ và chính sách, hoạt động quản trị của ngân hàng nhằm hướng đến đảm bảo phân biệt rõ ràng
các chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh việc chồng chéo và gia tăng ý thức trách nhiệm của toàn bộ các bộ phận trong ngân hàng về việc nhận diện, đánh giá và theo dõi kiểm soát rủi ro Năm 2018 vừa qua, MB cũng nhanh chóng tổ chức cơ cấu nhận diện và quản trị rủi ro theo xu hướng công nghệ cao 4.0 từng bước xây dựng khung nhận diện và quản trị rủi ro gian lận tín dụng nhằm chủ động giảm thiểu và phòng ngừa những tổn thất tài chính cũng như các tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng và đặc biệt là quyền lợi của khách hàng.
Câu hỏi số 7: Đối với việc thực hiện dự phòng rủi ro tín dụng theo Basel II:
MBBank tiến hành phân loại tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh việc trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản vay sau khi phân loại nợ thì MBBank cũng trích lập và duy trì dự phòng rủi ro cho vay khách hàng. MBBank đặc biệt chú trọng đến danh mục tín dụng đặc biệt là các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu để có phát hiện kịp thời cũng như có biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục tín dụng, MBBank tiến hành phân loại nợ, nhóm nợ, có 5 nhóm nợ được phân loại đó là: nợ trong hạn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Khi một khoản vay được giải ngân ngay lập tức ngân hàng sẽ trích lập dự phòng chung, dự phòng cụ thể theo tỷ lệ mà Ngân hàng nhà nước đã quy định. Trong thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN đã quy định cụ thể tỷ lệ dự phòng dựa trên số dư khoản vay của từng nhóm nợ
Câu hỏi số 8: Khảo sát với chủ đề ứng phó rủi ro tín dụng: Hiện tại, MBBank ứng phó rủi ro tín dụng bằng việc quản lý khoản vay, thiết lập giới hạn rủi rom xác định mức ủy quyền chi nhánh, tiến hành phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu và quản lý nợ có vấn đề. Cuối cùng đối với việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II: Để thực hiện việc kiểm soát sau quá trình cấp tín dụng, MBBank thực hiện việc kiểm tra tuân thủ cũng như xây dựng hệ thống, quy trình xử lý nợ có vấn đề.
MBBank đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ về những vấn đề liên quan đến tín dụng. Kiểm soát trước trong và sau khoản vay. Song song với mục tiêu phát triển hệ thống ngăn ngừa, khống chế và hạn chế rủi ro, MBBank cũng đã chủ động chú trọng và xây dựng hệ thống xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ cấu.
Năm 2002, Công ty TNHH quản lý nợ & Khai thác tài sản Ngân hàng Quân Đội được
thành lập và đi vào hoạt động Triển khai thu hồi các khoản nợ đáp ứng được yêu cầu Ngân hàng Quân Đội. Mở rộng quan hệ mua bán, thu hồi công nợ, triển khai công tác mua bán nợ từ các tổ chức tín dụng khác Sau 17 năm hoạt động, MBAMC trở thành một trong các công ty AMC có kinh nghiệm thu hồi nợ đứng hàng đầu trong nhóm các Ngân hàng TMCP.
Những thông tin trên được tổng hợp theo các câu trả lời từ bảng hỏi. Các câu trả lời này là chính xác như những gì tác giả đã thu thập và nghiên cứu về việc quản trị rủi ro tín dụng thaeo chuẩn Basel II tại MBBank.
Việc tổ chức, thực hiện, quản lý quản trị rủi ro tín dụng tại MBBank được đánh giá và xem xét trên nhiều khâu như sau: Nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, ứng phó và kiểm soát rủi ro.
Xuyên suốt quá trình xây dựng, phát triển và triển khai các chiến lược, MBBank luôn có một văn hóa quản trị thống nhất và yếu tố quản trị rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu, tập trung sử dụng hạ tầng/công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ thúc đẩy và thực thi ba vòng bảo vệ, Toàn bộ công việc từ đầu đến cuối trong toàn hệ thống ngân hàng đều được tối ưu hóa, tự động hóa thông qua các kênh quản trị và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại như BPM, PD/EAD/LGD…
Năm 2018 là năm thứ hai trong giai đoạn triển khai thực hiện chiến lược năm 2017-2021 và sáu năm sau khi MB chính thức triển khai những cấu phần, đề mục đầu tiên của Basel II. Tính đến thời điểm tháng 4/2019, MBBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II, theo đó hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại MBBank đã bước sang một trang mới với các hoạt động quản trị mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu dựa vào các mô hình nội bộ như tiêu chuẩn IRB đối với rủi ro tín dụng. Tất cả các khía cạnh cụ thể của rủi ro được nghiên cứu và quyết định cho ra các chính sách, quy định phù hợp. Công tác triển khai Basel II nhằm khai thác tối đa lợi ích có được từ chuẩn mực quốc tế chứ không đơn thuần chỉ tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Nền tảng quản trị rủi ro hàng đầu được thể hiện rõ nét qua việc MB có chiến lược kinh doanh rõ ràng và một khẩu vị rủi ro thượng tôn pháp luật. Khẩu vị rủi ro của MB được thông qua chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Ngân hàng, các
giới hạn quy định tại chính sách tín dụng hàng năm, chính sách quản trị rủi ro và các văn bản quy định.
Khẩu vị rủi ro của MB bao gồm 6 chỉ tiêu định tính và 9 chỉ tiêu định lượng.
Chỉ tiêu định tính bao gốm các chỉ tiêu về tuân thủ, mức chấp nhận rủi ro, hình ảnh, lĩnh vực kinh doanh và khả năng kinh doanh liên tục. Khẩu vị rủi ro định lượng với những giới hạn được quy định cụ thể giúp lượng hóa mức độ chấp nhận rủi ro tại MB sẽ đảm bảo các cấp triển khai hiểu rõ và thực thi phù hợp với mục tiêu quản trị của ban lãnh đạo. Khaari vị rủi ro định lượng MB phản án rủi ro tích hợp và 5 loại rủi ro chính do lường được theo quy định Ủy ban Basel, trong đó có 2 chỉ tiêu rủi ro tín dụng đó là: Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dư nợ xấu.