KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI THEO BASEL II

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO BASEL II

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI THEO BASEL II

1.4.1 Kinh nghiệm tại Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước có điều kiện tương đồng lớn với Việt Nam, nhưng điểm tương đồng có thể kể đến như: Hạ tầng công nghệ, Hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được toàn diện và cơ sở dữ liệu chưa được đầy đủ.

Trung Quốc có một hướng đi khác so với các nước khác trên thế giới đó là áp dụng kết hợp chuẩn mực của Basel I và Basel II. Năm 2008, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) thông báo chỉ thực hiện các yêu cầu của Basel I và sử dụng quản trị rủi ro theo Basel II. Cuối năm 2008, Cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc đã ban hành các thông báo liên quan đến thực hiện Basel II về việc đo lường vốn, trích lập dự phòng rủi ro, xếp hạng nội bộ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Kinh nghiệm áp dụng Basel II ở Trung Quốc như sau:

Đối với yêu cầu về vốn của trụ cột 1: Trung Quốc chỉ sử dụng phương pháp đơn giản nhát trong các phương pháp mà Basel II đưa ra đó là: xếp hạng nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng. Với yêu cầu này, hầu hết các ngân hàng Trung Quốc đã đạt được yêu cầu, đẫ xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng toàn diện. Mặc dù đạt được kết quả nhưng khoảng cách áp dụng IRB của Trung Quốc và các nước khác trên thế giới vẫn còn rất lớn. Bộ phận cung cấp thông tin của các ngân hàng Trung quốc không cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết trong việc tính toán tài sản có rủi ro để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu theo phương pháp tiêu chuẩn hóa. Điều này đã không phản ánh chính xác mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng, cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng tuân thủ triệt để các quy định về giới hạn cấp tín dụng, hệ số an toàn vốn tối thiểu, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đầy đủ và xếp hạng tín dụng nội bộ toàn diện. Các Ngân hàng nước này cũng không ngừng đổi mới và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để có thể phân tích dữ liệu đày đủ và có báo cáo kịp thời phục vụ tối đa cho công tác quản trị rủi ro tín dụng .

Như vậy, có thể thấy các ngân hàng tại Trung Quốc đã rất nỗ lực thực hiện Basel II và chính thức áp dụng thành công hiệp ước này vào năm 2011. Để đạt được kết quả này là sự triển khai định hướng tích cực của cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc trong việc triển khai, xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể và lựa chọ hướng đi phù hợp với môi trường đặc điểm kinh tế và ngân hàng của Trung Quốc. Tuy nhiên các ngân hàng Trung Quốc còn có khó khăn do thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước, thiếu dữ liệu và hệ thống thông tin chưa đầy đủ.

1.4.2 Kinh nghiệm tại Nhật Bản

Nhật Bản là một trong các nước thành công nhất trong việc áp dụng quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuản của Basel II.

Cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản (FSA) chính thức ban hành Pháp lệnh quy định vốn mới và hướng dẫn giám sát, hướng dẫn hoạt động giám sát và thực hiện những yêu cầu trong các trụ cột 1,2 và 3 ở các ngân hàng để hoàn thành thực hiện quy định Basel II vào năm 2006 . Khi bắt đầu thực hiện các nguyên tắc của Basel II, các ngân hàng tại nhật bản được áp dụng phương pháp đánh giá nội bộ trên cơ sở tự nguyện. Có đến 70% ngân hàng tại nước bày đã xây dựng được hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ ngay khi bắt đầu thự hiện Basel II. Tại nhật bản, chia thành hai loại chỉ tiêu an toàn vốn , một là theo tiêu chuẩn quốc tế 8% và theo tiêu chuẩn trong nước là 4%.

Các ngân hàng nước này cũng thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc giám sát từ xa và giám sát tại chỗ , đồn thời hoạt động báo cáo theo danh mục được ghi trong pháp lệnh của cơ quan giám sát ngân hàng Nhật Bản về quy định vốn mới và giám sát theo Basel II.

Hiện tại, ở Nhât bản đã bắt buộc thực hiện Basel II trên toàn bộ hệ thống ngân hàng với 3 trụ cột chính. Lý giải việc thực hiện Basel II ở Nhật Bản diễn ra thuận lợi

do Nhật Bản đã thực hiện Basel I nên có kinh nghiệm, mặt khác nữa cơ sở pháp lý giám sát hoàn thiện, công tác chuẩn bị FSA chu đáo và ngân hàng đã nỗ lực nâng cao chất lượng hệ số vốn, thực hiện triệt để các nguyên tắc, sử dụng phương pháp đánh giá nội bộ trong đánh giá rủi ro tín dụng. Do đó các ngân hàng Nhật Bản đã kiểm soát khá tốt RRTD, đã áp dụng thành công Basel II và từ năm 2010 ngân hàng Nhật Bản đã chuyển sang thực hiện Basel III.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong việc áp dụng Basel II:

Thứ nhất, để áp dụng thành công Basel II trong công tác quản trị rủi ro ở NHTM thì NHNN ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết với 10 ngân hàng lựa chọn thí điểm 2015-2018.

Thứ hai, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của các ngân hàng mà NHNN cho phép các ngân hàng được lựa chọn phương pháp tiêu chuẩn hay phương pháp đánh giá nội bộ cơ bản hay nâng cao.

Thứ ba, NHNN đối với các ngân hàng trong lộ trình thực hiện chưa đáp ứng đủ theo Basel II thì có thể gia hạn thêm thời gian để thực hiện.

Năm 2017, theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, có 10 ngân hàng thực hiện thí điểm phương pháp quản trị rủi ro theo Basel II bao gồm: BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB Bank, Maritime Bank, Sacombank, VIB. Hiện nay đã có ngân hàng được công nhận đạt chuẩn Basel II tại Việt Nam đó là: Vietcombank. VIB, TPBank

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)