Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 102 - 107)

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Công tác quản trị RRTD đã có những dấu hiệu tích cực những năm gần đây.

Tuy nhiên xét một cách tổng thể, hệ thống quản trị RRTD tại MB còn nhiều hạn chế.

Cụ thể:

Thứ nhất: Công tác quản trị ngân hàng chưa độc lập tại đơn vị kinh doanh. Hiện nay, MB chưa xây dựng được một bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập với bộ phận “bán hàng” tại mỗi Chi nhánh, cán bộ tín dụng đảm nhiệm hầu hết nhiệm vụ từ khởi tạo tín dụng cho đến thẩm định và kiểm soát khoản vay. Ngoài ra, chưa có hệ thống kiểm toán nội bộ hoặc một bộ phận độc lập có chức năng rà soát định kỳ tối thiểu hàng năm hoạt động của hệ thống xếp hạng, trong đó bao gồm cả công tác ước tính PD, LGD, EAD.

Thứ hai: Hệ thống đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của Basel II. Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng vẫn còn thiếu tính đồng bộ. Hiện nay, MB mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng, tuy nhiên hệ thống này vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là: Về hệ thống chỉ tiêu phân tích, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm hoạt động riêng của mình. Hệ thống các chỉ tiêu chấm điểm đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau có khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống các chỉ tiêu hiện tại vẫn còn chưa phản ánh được những đặc thù trong hoạt động của từng ngành riêng biệt. Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại

chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn vê từng ngành, do đó không đưa ra được các cảnh báo và định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng khách hàng do cán bộ tín dụng thường cho điểm không chính xác các chỉ tiêu đánh giá ngành nghề theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Phương pháp xếp hạng còn mang tính chủ quan, phương pháp đánh giá hiện tại của MB đang áp dụng là phương pháp xếp hạng, trong đó cán bộ tín dụng là người trực tiếp cập nhật thông tin và cho điểm đối với từng chỉ tiêu đánh giá theo hướng dẫn cho điểm của Hội sở đã ban hành.

Hiện tại một số chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá cho điểm mang tính chất định tính, dựa trên sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý. Phương pháp này đòi hỏi cán bộ xếp hạng tín dụng phải am hiểu được tất cả các nội dung đánh giá, thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng và đưa ra đánh giá mang tính chủ quan với các chỉ tiêu này. Cơ chế xếp hạng này chủ yếu được thực hiện thủ công bởi các cán bộ tín dụng và được lãnh đạo tín dụng phê duyệt nên kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng không đảm bảo tính chính xác cao, dễ bị can thiệp bởi người thực hiện, đồng thời không tạo được cơ sở dữ liệu tích luỹ, phục vụ cho việc tính toán các tham số rủi ro trong công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng.

Thứ ba: Nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại MB còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân MB khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh… MB chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ tư: Năng lực trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại. Hầu như các kinh nghiệm, kiến thức về quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng còn sơ khai. Các phương pháp quản trị rủi ro như thống kê, lượng hóa, các công cụ như mô hình hóa, dự báo… sử dụng những tham số kinh tế lượng

(VAR, an-pha, bê-ta, độ lồi, tuyến tính…) chưa được áp dụng rộng rãi, mới chỉ được công bố hoàn thành và đưa vào thử nghiệm tại một vài chi nhánh. Trong khi công nghệ thông tin ngày càng trở lên quan trọng và là động lực hoạt động và phát triển của NHTM trong thời kỳ công nghệ 4.0, số lượng cán bộ công nghệ thông tin có trình độ sẵn có làm cho ngân hàng không phát triển, thậm chí còn giảm do lực lượng này chuyển sang các công ty tin học, phần mềm có thu nhập cao hơn. Trong khi đó cơ chế khuyến khích, động viên, thu hút, nuôi dưỡng nhân lực còn hạn chế.

Ngoài ra, nguồn tin sử dụng trong công tác xếp hạng tín dụng tại MB còn hạn chế do hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có thông tin về các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, nhóm ngành nên việc phân tích xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp vay vốn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Chính bản thân MB khi thực hiện xếp hạng tín dụng cũng phải tự tổng hợp số liệu từ các khách hàng của mình, cộng thêm kinh nghiệm của các chuyên gia để đưa ra số liệu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá khách hàng. Các thông tin chuyên ngành mà các cán bộ trực tiếp đánh giá xếp hạng thu thập từ nhiều nguồn: Internet, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh… MB chưa tạo dựng được một hệ thống thông tin có thể đáp ứng kịp thời, có hiệu quả cho việc phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

• Bên ngoài

Thứ nhất: Khung pháp lý quy định về quản trị RRTD cho NHTM tại Việt Nam còn nhiều bất cập, gây trở ngại cho công tác quản trị RRTD tại các ngân hàng thương mại nói chung và MB nói riêng. Một số văn bản gần đây đã được sửa đổi, bổ sung song để thực hiện cần có các hướng dẫn cụ thể hơn (quy định về xác định tài sản có rủi ro, quy định bán nợ cho VAMC, quy định đảm bảo và công bố thông tin…). Hiện nay, còn thiếu các văn bản hướng dẫn liên quan đến xây dựng và vận hành hệ thống XHTDNB, cảnh báo RRTD, vẫn còn hiện tượng cùng một khách hàng nhưng xếp hạng tín nhiệm cho kết quả khác nhau, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM

Thứ hai: Hệ thống giám sát rủi ro bên ngoài ngân hàng bao gồm cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, các tổ chức kiểm toán…

hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được các yêu cầu về giám sát và kiểm soát

RRTD tại NHTM. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu để giám sát từ xa và thanh tra trên cơ sở rủi ro hiệu quả, việc giám sát chủ yếu dừng lại ở bước giám sát tuân thủ. Trong khi đó, việc thu thập thông tin trong quá trình thanh tra, giám sát các NHTM chưa được quản lý bằng một hệ thống thông tin xuyên suốt, do đó việc tổng hợp dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn, đôi khi còn không kịp thời. Công tác kiểm soát rủi ro của Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia mới chỉ dừng lại ở một số nghiên cứu và dự báo chung đối với thị trường tài chính. Các đơn vị kiểm toán hiện nay chủ yếu thực hiện theo chỉ định hoặc lựa chọn của MB với mục đích chủ yếu là kiểm toán tuân thủ các báo cáo tài chính của ngân hàng, khả năng đáng giá, kiểm soát, dự báo rủi ro còn thấp chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Thứ ba: Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Hoạt động của các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tích cực đến chất lượng XHTDNB của các NHTM. Với kinh nghiệm và chất lượng xếp hạng của các tổ chức độc lập đã được thừa nhận, hệ thống chỉ tiêu và kết quả xếp hạng độc lập là cơ sở quan trọng để các NHTM thực hiện XHTDNB cũng như có các điều chỉnh cách thức, nội dung, phương pháp xếp hạng đảm bảo tính chính xác. Do đó, việc thiếu vắng các tổ chức xếp hạng độc lập sẽ tác động tiêu cực đến chất lượng XHTDNB của ngân hàng.

Thứ tư: Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II quá lớn. Một trong những khó khăn ảnh hưởng đến việc quyết định áp dụng Basel II vào hệ thống giám sát và quản trị rủi ro của MB đó chính là chi phí vận hành theo toàn bộ chuẩn mực của Basel II quá lớn.

Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nhiều ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, vì việc chuyển sang Basel II là rất tốn kém. Theo ước tính, các NHTM phải tiêu tốn xấp xỉ 100 triệu USD, tương đương với 2.300 tỷ đồng, gần bằng mức vốn pháp định của NHTM theo quy định pháp luật là 3.000 tỷ đồng.

• Từ phía ngân hàng

Thứ nhất: Hiện nay, tại MB việc hệ thống thông tin tín dụng hỗ trợ cho việc nhận diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD còn hạn chế, dẫn đến tình trạng việc đánh giá chất lượng thông tin cũng như sử dụng thông tin cho quá trình RRTD trong toàn hệ thống thiếu sự đồng bộ, thống nhất, tác động không nhỏ đến hiệu quả nhận diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD.

Thứ hai : Hạ tầng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II còn hạn chế. Nhất là công nghệ hỗ trợ quản trị RRTD tại MB còn thiếu so với tiêu chuẩn. Với công nghệ chưa được cải tiến không đủ để hỗ trợ phân tích, lượng hóa RRTD và đo lường vốn. Việc nhận diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD còn thiếu chính xác dẫn tới kém hiệu quả

Thứ tư: Trình độ và nhận thức về quản trị RRTD của CBTD còn nhiều điểm bất cập. Việc đào tạo cán bộ mới chỉ theo hình thức tập trung khi có các quy định mới liên quan đến quy trình, nghiệp vụ. Các hình thức đào tạo online, tự đào tạo, kèm cặp những năm gần đây có phát triển nhưng chưa thành phong trào của toàn hệ thống.

Giác ngộ ý thức, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cho CBTD chưa thực sự được chú trọng.

Thứ năm: Việc minh bạch trong quản trị RRTD tại MB còn thấp. Nhận diện, đo lường, kiểm soát và giám sát RRTD tại MB trong chừng mực nhất định chưa được thực sự phản ánh đúng thực trạng RRTD trong toàn hệ thống. Đặc biệt, việc xử lý RRTD còn bị chi phối bởi con số nợ xấu. Kết quả là việc xử lý RRTD chưa có cái nhìn dài hạn, chưa phân tích, đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro, tác động tiêu cực từ mỗi biện pháp xử lý. Việc xử lý RRTD chưa triệt để, còn để lại nhiều tác động tiêu cực nguy cơ tái phát sinh RRTD còn cao.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)