a. Kỹ năng
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng, do đó các tác giả cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về vấn để này.
Từ điển Từ và ngữ Việt Nam định nghĩa về kỹ năng như sau
Kỹ năng là kha năng ứng dung tri thức khoa học vào thực tiễn (15, 980].
Cũng theo từ điển này, kỹ năng khác với kỹ thuật vì kỹ thuật được hiểu là toàn bộ phương pháp và phương tiện chế tạo ra những giá trị vật chất hoặc nghệ
thuật.
Dưới góc độ tâm lý học hay giáo dục hoc, các nhà nghiên cứu nói về kỹ
năng như sau:
-i7=
Xét về khả năng hành động có hiệu qủa một hành động hay một hoạt
động nào đó:
Theo tác giả M.A. Danilop & M.N. Xcatkin: "Kỹ năng là một khái niệm sư phạm phức tạp và súc tích khác thường: đó là khả năng của con người
biết sử dụng một cách có mục đích và sáng tạo những kiến thức và kỹ xảo của mình trong quá trình hoạt động lý thuyết cũng như thực tiễn. Cơ sở TLH của kỹ
năng là sự thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích hoạt động, các điều kiện và cách thức tiến hành hoạt động ấy (K.K.Platônôp). Kỹ năng bao giờ
cũng xuất phát từ kiến thức, dựa trên kiến thức. Kỹ năng. đó là kiến thức trong
hành dong.[6, tr.34]
Tác giả Babanxki trình bay trong "Giáo dục học" [tr.145] đã nhấn
mạnh:
“Kỹ năng là khả năng thực hiện hữu hiệu các hành động trên cơ sở trí thức đã
có để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với diéu kiện cho trước. Kỹ năng
gắn liên với việc nắm vững các thủ pháp (hoặc cách thức) đúng đắn khi thực
hiện hành động. Đồng thời kỹ năng có khả năng tiến hành những hành động
nhất định không chỉ trong tình huống đã cho, mà cả khi thay đổi các điểu kiện ban đầu theo kiểu khác nhau `.
Theo tác giả Lưu Xuân Mới: hệ thống kỹ năng, kĩ xảo là thành phan
quan trọng của nội dung đạy học đại học. Kỹ năng là khả năng thực hiện có
kết quả những hành động trên cơ sở những tri thức có được đối với việc giải
quyết những nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với điều kiện cho phép. Nói cách
khác đi. kỹ năng là trí thức trong hành động | ì 8.tr. I 35|.
Xét theo phương thức thực hiện một hoạt động hay một hoạt động nào
đó, các tác giả phát biểu như sau:
Tác giả V.A. Krucheski cho rằng “Kj năng là phương thức thực hiện
hoạt đông - những cái mà con người đã nắm vững. "|17, tr.17] Bên cạnh đó,
tác gid A.G. Côvaliôp cũng đưa ra định nghĩa: "Kỹ năng là phương thức thực
= =
hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động. "(17,ư.17] Còn theo tác giả A.V. Pétrépxki thì "Kỹ năng là sự vận dung tri thức, kĩ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục
đích đặt ra.|21, tr. 144]
Tác giả Trần Trọng Thủy cũng cho rằng “Kỹ năng là mặt kỹ thuật
của hành động. Con người nắm được cách thức hành động — tức là kỹ thuật
hành động có kỹ nãng.| I7.tr. I 8|
Bên cạnh đó, hầu hết các tác giả đều cho rằng cơ sở của kỹ năng là
tri thức, kinh nghiệm đã có trước đó.
P.A.RuDich trong “Tâm lý học RuĐÐich"” [tr.119] đã nói rằng: “Kỹ năng là động tác mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế các kiến thức đã tiếp
thu được để đạt kết quả trong một hình thức hoạt động cụ thể”.
Tác giả Thái Duy Tuyên khi trình bày về “Giáo dục học hiện đại "{ư.
142] cũng đã viết: "Kỹ năng thường gọi là kiến thức trong hoạt động, vì nó luôn liên hệ với sự ứng dụng kiến thức. Tính khái quát là tính chất quan trọng
nhất của kỹ năng. Nhờ vậy mà các nhiệm vụ đặt ra có thể giải quyết trong diéu kiện khác nhau. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tấc trí tuệ và
thực hành. Thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục
đích đặt ra. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn được kiểm tra
bằng ý thức.
Theo tác giả Lê Văn Hồng cũng vậy [11, tr.16]
- Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ
mới.
- Kỹ năng là khâu cuối cùng của quá trình xã hội hóa bộc lộ trong hoạt
động, đó là sự chín muổi của phẩm chất và năng lực của cá nhân trong một nghề nghiệp nhất định.
- Kỹ năng được hình thành thông qua luyện tập, rèn luyện và tạo ra khả
năng thực hiện hành động không chi trong nhữn§ điều kiện, quen thuộc mà cả
= 19:
trong những điều kiện đã ít nhiều thay đổi. Như vậy, nhận định này cho thấy,
kỹ năng được hình thành do quá trình luyện tập.
Tác giả Trịnh Văn Biểu [4] còn nêu lên một số đặc điểm của kỹ năng là
- Kỹ năng luôn gấn với hành động. Kỹ năng là sản phẩm của quá trình
đào tạo và rèn luyện.
- Kỹ năng có tính đa cấp
- Kỹ năng là một thành tố tạo nên năng lực của mỗi cá nhân
- Kỹ năng là một trong ba thành tố cần phải có của người giáo viên:
kiến thức, kỹ năng, nhân cách. Đồng thời KN cũng là một trong ba mục tiêu đào tạo: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Từ những khái niệm trên, chúng tôi quan niệm rằng:
Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hoạt
động nào đó trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm tương
ứng và được hình thành do luyện tập.
Tóm lại, từ các định nghĩa và khái niệm trên chúng tôi rút ra ba đặc
điểm chung về kỹ năng như sau:
- Kỹ năng là khả năng hành động có hiệu quả một hành động hay hoạt
động nào đó.
- Cơ sở của kỹ năng là tri thức, kinh nghiệm đã có trước đó.
- Kỹ năng hình thành do luyện tập.
b. Kỹ năng sư phạm
Theo O.A.Apđulina đã xác định “Kỹ năng sư phạm là sự lĩnh hội những cách thức và biện pháp giảng day và giáo dục dựa trên sự vận dụng một cách
tự giác các kiến thức tâm lý giáo dục và lý luận dạy học bộ môn. ”
Tác giả Nguyễn Như An quan niệm: "Kỹ năng sư phạm là khả nang thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của
3p -
một hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những qui trình đúng đắn ”.{3,tr. 21]
Tác giả Phan Thanh Long cho rằng: “Kỹ năng sư phạm là khả năng vận
dụng trí thức, kinh nghiệm đã có vào trong việc thực hiện có kết quả một hành
động hay một hoạt động sư phạm ”. | 17, tr.22]
Kỹ năng sư phạm còn được hiểu là “Khả năng thực hiện có kết quả một
số hành động của người giáo viên dựa trên sự vận dụng những trì thức, những
kinh nghiệm sư phạm có được do học tập, trau đổi trong nhà trường sư phạm và
trong thực tiến ”{3, tr. 17]
Như vậy, chúng tôi thống nhất với hầu hết các tác giả cho rằng:
Kỹ năng sư phạm là khả năng thực hiện có kết quả một hoạt động
su phạm của người giáo viên dựa trên sự vận dụng những tri thúc,
những kinh nghiệm sư phạm có được do học tập, trau đôi trong nhà
trường và trong thực tiễn.
Xem xét các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau, cho
thấy có nhiều cách phân chia hệ thống các kỹ năng sư phạm:
Xét về những thuộc tính đảm bảo cho năng lực tổ chức đúng đắn trong
hoạt động giảng day và giáo dục của giáo viên thì các nhà lý luận cho rằng năng lực của giáo viên bao gồm:
- Năng lực trình bày tài liệu
- Năng lực làm chủ hành vi của mình trong giờ lên lớp
- Năng lực kiểm tra và đánh giá
- Năng lực làm chủ thời gian
- Năng lực tổ chức vận động người dân và phụ huynh học sinh cùng
tham gia giáo dục.
Căn cứ vào chức năng của người thấy giáo, O.A.Abđulinaphân các kỹ
năng sư phạm thành các nhóm kỹ năng [26, tr.23}]:
Bo)
- Nhóm KN nghiên cứu học sinh
- Nhóm KN tổ chức giảng dạy và giáo dục
- Nhóm KN tiến hành công tác xã hội.
Trong ba nhóm trên, nhóm Kỹ năng tổ chức giảng dạy và giáo dục là cơ bản
nhất.
Dựa vào đặc điểm nhiệm vụ của nghề dạy học, A.V.Pétropxki đưa ra hệ
thống kỹ năng, kỹ năng sư phạm như sau [21, tr.144|:
- Những KN, KX thông tin - Những KN, KX động viên
- Những KN, KX phát triển
- Những KN. KX định hướng.
Một số tác giả thường xếp các kỹ năng sư phạm của người giáo viên
thành hai nhóm KN cơ bản là| I2, tr. I 33]
* Nhóm KN nền ting bao gồm : - KN dự kiến thiết kế
- KN tổ chức.
- KN giao tiếp
- KN nhận thức
Những kỹ năng này đảm bảo cho người giáo viên làm tốt các chức năng
chung của nhà giáo dục.
* Nhóm KN chuyên biệt đảm bảo cho người giáo viên thực hiện tốt các chức
năng cơ bản, đồng thời người giáo viên có cơ sở để rèn luyện hình thành năng lực nghề nghiệp, bao gồm:
- KN dạy học
- KN giáo duc
- KN nghiên cứu khoa học giáo dục - KN hoạt động xã hội
- KN tự học, tự bồi dưỡng.
twtw
Theo chúng tôi, cách phân chia phổ biến nhất hiện nay là căn cứ vào năng lực sư phạm của người thay giáo trong cấu trúc nhân cách. Theo cách phân chia này thì năng lực sư phạm bao gồm: tri thức và các kỹ năng sư phạm.
Trong đó, kỹ năng sư phạm lại bao gồm : KN thiết kế, KN tổ chức, KN giao
tiếp, KN tự học, KN hoạt động xã hội và KN nghiên cứu khoa học.
Ngoài ra, hiện nay theo yêu cầu của thời đại và xu thế đổi mới của giáo dục để chuẩn bị nguồn nhân lực cho thế kỷ XXI, đòi hòi người giáo viên cần chú
ý đến các kỹ năng đặc trưng như: KN giao tiếp sư phạm, KN tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự học, KN nghiên cứu khoa học, tự học, tự bổi dưỡng [ L7, tr. 24].
Nhà giáo ưu tú của Mĩ Madeline Hunter (ĐH California-Los Angeles) đã từng nói “dạy học vừa là nghệ thuật vừa là khoa học. Khoa học được dựa
trên các công trình nghiên cứu xác định các mối quan hệ nhân - quả giữa giảng
day va học tập. Nghệ thuật là các mối quan hệ ấy được thực thi trong giảng day
có nghệ thuật và thành công như thế nào”. [20, tr.59] Và như vậy, để giảng dạy
thành công như một nghệ thuật thì dạy học không thể thiếu được các kỹ năng
dạy học.
c. Kỹ năng dạy học
Bàn về kỹ năng dạy học, các tác giả đưa ra định nghĩa như sau:
Tác giả Nguyễn Như An định nghĩa: “Kỹ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hành động giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình đúng đắn. "{ 3]
Tác giả Trần Anh Tuấn cũng cho rằng: “Kỹ năng dạy học là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của một
hành động giảng dạy bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết vào các tình huống day học xác định. ” [24, tr.71]
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Trần Anh Tuấn chú ý tập trung
đánh giá ba kỹ năng giảng dạy cơ bản là:
£33.
- Phân tích bài học về mặt lý luận - Thiết kế bài học
- Tổ chức một tiết lên lớp
Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của các tác giả trên, tác giả Phan Thanh Long đưa ra định nghĩa: "Kỹ nang dạy học là kha năng vận dụng
các tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên để võ trang tri thức
khoa học, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan, hành vi đạo đức cho
học sinh. "{17, tr.28]
Cũng có một số tác giả bàn đến khái niệm kỹ thuật dạy học. Kỹ thuật
dạy học được xem là cách thức thể hiện, là nghệ thuật sử dụng phương pháp
dạy học. Đó là nghệ thuật lao động sư phạm của nhà giáo.
Tác giả Đặng Thành Hưng thì nhắc đến khái niệm kĩ thuật dạy học vi
mô. Kĩ thuật dạy học vi mô là những thủ thuật và kĩ năng day học chung cho
nhiều biện pháp, phương pháp dạy học cu thể được thiết kế và tiến hành
trong quá trình dạy học trên lớp, ngoài lớp, trong học trình các môn học và ngoài môn học.{ 13, tr.229]
Tác giả Lê Văn Hồng định nghĩa kỹ thuật dạy học tượng tự như kỹ năng
day học: "Nắm vững kỹ thuật dạy học là nắm vững kỹ thuật tổ chức và diéu khiển hoạt động nhận thức của trò qua bài giảng, và đạt đến mức như là năng
lực”.{ 19, tr.2 10].
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, ngoài những kỹ năng dạy
học chung. cơ bản mà tất cả mọi giáo viên đều phải nắm vững thì mỗi khoa, mỗi ngành học déu có những kỹ năng dạy học mang tính đặc trưng riêng.
Chẳng hạn, KN dạy học hoá học , KN dạy học văn học, KN dạy học sinh học,
KN dạy học vật lý...
Từ các quan điểm nêu trên của các tác giả, chúng tôi đưa ra khái niệm
kỹ nang day học như sau:
-24-
Kỹ năng dạy học là khả năng vận dụng các tri thức về chuyên
môn, nghiệp vụ của người giáo viên, nhằm trang bị tri thức khoa học, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan , hành vi đạo đức cho học
sinh.
Khi xem xét hệ thống các kỹ năng dạy học, các nhà nghiên cứu như:
Nguyễn Như An [2], Nguyễn Hữu Dũng [5], Trần Anh Tuấn [24], Phan Thanh
Long [17]...4a thống kê rất nhiều kỹ năng dạy học cụ thể. Chẳng hạn, tác giả
Nguyễn Hữu Dũng chia thành các nhóm kỹ năng là: nhóm KN thiết kế, nhóm
KN thiết lập mối quan hệ với học sinh, nhóm KN triển khai hoạt động dạy học
và giáo dục học sinh.
Tác giả Trần Anh Tuấn đã trình bày sơ đổ hệ thống kỹ năng giảng dạy
cơ bản như sau:
Các KNSP
Phân tích bài Thiết kế bài
lên lớp về lý lên lớp
luận dạy học (giáo án)
Sơ đồ 1: Hệ thống kỹ năng giảng đạy cơ bản
Xem xét sơ đồ trên thì tác giả chủ yếu để cập đến KNSP bao gồm KN
day học và KN giáo dục. Trong KN day học lại bao gồm các KN giảng dạy cơ bản và các KN dạy học khác hỗ trợ cho quá trình day học. Cũng theo sơ đồ
-25-
trên, trong hệ thống KN giảng dạy cơ bản có vấn tổ chức bài học trên lớp cho học sinh. Như vậy, nếu dựa theo quan điểm này, các KNGDTL nằm trong hệ thống KN giảng day cơ bản, và cụ thể chính là vấn dé tổ chức bài học trên lớp.
Tác giả Phan Thanh Long thì phân chia cấu trúc hệ thống các kỹ năng dạy học cơ bản bao gồm thành:
1. Các kỹ năng chung cho cả hoạt động day học và giáo dục học sinh
bao gồm: nhóm KN chẩn đoán, KN thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục, KN tổ chức thực hiện kế hoạch, KN giám sát, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục
và dạy học.