Các con đường hình thành và rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. HCM (Trang 48 - 53)

6. Nhóm KN kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

1.3. VAN ĐỀ REN LUYEN KỸ NĂNG GIẢNG DAY TREN LỚP

1.3.2. Các con đường hình thành và rèn luyện kỹ năng giảng dạy trên

lớp cho sinh viên sư phạm

1.3.2.4. Quá trình học các môn học, đặc biệt là các môn khoa học nghiệp

vụ

Các kỹ năng giảng dạy trên lớp được hình thành thông qua công tác

học tập và rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên của người sinh viên tại trường

và quu thực tập sư phạm ở trường phổ thông. Quá trình hình thành và rèn

luyện các kỹ năng giảng dạy cho sinh viên được thực hiện qua các hình thức

chủ yếu sau:

+ Giờ học các môn khoa học nghiệp vụ

Trong các giờ học tập những môn chuyên ngành như chuyên để,

những vấn để đại cương, những vấn để chuyên sâu của ngành học đều chuẩn

bị một khối lượng tri thức cần thiết, làm nền tảng cho việc rèn luyện các kỹ năng giảng dạy trên lớp. Thực tế giảng dạy cũng cho thấy, khi người giáo

viên nắm vững tri thức chuyên môn, liên ngành và thể hiện một tẩm hiểu biết

rộng lớn sẽ có sức thuyết phục rất cao trong bài giảng của mình, tạo được

niém tin nơi người học sinh và có thể gặt hái thành công trong công tác giảng

dạy.

Công tác giảng dạy luôn gắn liền với công tác giáo dục, do đó những bộ môn Tâm lý học, Giáo dục học đóng vai trò chủ yếu và quyết định trong việc chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục. Giáo dục học trang bị cho

sinh viên những kiến thức về quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Marx - Lênin

và của Đảng ta, những kiến thức về lý luận day học cũng như kỹ năng giảng

dạy. quyển hạn và trách nhiệm của người thay wong các tổ chức trường học,..Và để giảng dạy có hiệu quả, không thể không có hiểu biết gì vé đối tượng dạy học. Tâm lý học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức vé đặc điểm tâm sinh lý học sinh theo từng lứa tuổi, về những cơ sở tâm lý của quá

trình dạy học và giáo dục.

+ Giờ học giáo học pháp

Các giờ học môn phương pháp giảng dạy là những khoảng thời gian

sinh viên được học tập và rèn luyện rất nhiều vé các kỹ năng giảng dạy.

Không gì bằng người giáo viên dạy phương pháp bộ môn, nếu dạy kỹ năng và

„45 -

bằng kỹ năng thì một cách tất yếu tạo ra lực cộng hưởng mạnh giữa kiến thức

cơ bản với kỹ năng nghiệp vụ. Do vậy, đội ngũ cán bộ giảng dạy các bộ môn

phương pháp là rất quan trong, vừa cung cấp wi thức về cách thức giảng dạy, đồng thời hướng dẫn việc rèn luyện các kỹ năng đó và vấn để tự rèn luyện của sinh viên để củng cố các kỹ năng giảng dạy đó. Nếu trường sư phạm có

đội ngũ cán bộ giảng dạy đồng bộ, chất lượng cao thì sẽ đào tạo được giáo

viên có chất lượng cao.

1.3.2.2. Các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường sư

phạm

+ Các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa

Trong giảng dạy, vừa có những kỹ năng giảng dạy chung và những kỹ năng đặc trưng riêng cho từng bộ môn. Mỗi ngành học lại có những hình thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chuyên biệt, góp phan củng cố các kỹ năng giảng dạy của sinh viên. Các bộ môn thuộc khối tự nhiên thì có những giờ thí

nghiệm, thực hành, luyện tập như thí nghiệm hoá học, vật lý, luyện tập

toán..Các môn xã hội thì có những giờ thực địa rất lý thú, vừa tham quan, vừa học tập, lấy tư liệu, hình ảnh cho việc giảng dạy sau này, như: đi du lịch nhiều

nơi, tham quan các danh lam thắng cảnh, các địa danh và di tích lich sử, các

bảo tàng, các anh hùng và các nhân vật lịch sử..Các sinh viên thường tỏ ra rất

hứng thú, tích cực với các hình thức rèn luyện này, vì người thật việc thật, họ

sẽ nhớ rất lâu và cảm nhận sâu sắc các vấn để. Khi làm công tác giảng dạy.

họ sẽ có vốn trí thức và tầm hiểu biết phong phú, đồng thời phân tích, giảng

giải các vấn để sâu sắc hơn, sáng tạo hơn.

Ngoài ra, trong các giờ thảo luận nhóm, xemina, các giờ sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt động của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên, các câu lạc bộ học thuật như: CLB van học, CLB địa lý, CLB tiếng anh..là những sẵn chơi bổ

ich, những giờ thực hành góp phần hình thành các kỹ năng nói trước đám

đông, tạo su mạnh dạn và tự tin khi trình bày một vấn dé nào đó, rèn khả năng trình bày một vấn để có cấu trúc logic chặt ché và có sự chuẩn bị công

phu. ôn tập và củng cố trí thức chuyên môn, liên ngành..Những sinh viên

năng động, tích cực tham gia các hoạt động này, khi lên lớp giảng dạy cũng

chính là những người dién đạt tốt, lưu loát, rõ rang và tự tin hơn.

+ Thi nghiệp vụ sư phạm

La một hoạt động được tổ chức thường xuyên hàng năm vào cuối học kỳ

1, giúp sinh viên củng cố và rèn luyện nghiệp vu sư phạm, trong đó có các kỹ

năng giảng dạy trên lớp. Đây cũng là một hình thức tap dượt chuẩn bị cho sinh

viên bước vào các kỳ thực tập sư phạm rất quan trọng sau này.

+ Rèn luyện các kỹ năng giảng dạy trên lớp trong các đợt thực tập

sư phạm ở trường phổ thông

Thco quy chế thực tập sư pham của trường ĐHSP TPHCM, thực tập sư

phạm là hình thức tổ chức cho sinh viên làm công việc của một giáo viên lại các trường học từ bậc mầm non đến bậc THPT...Thực tập sư phạm là một khâu

trong yếu và là học phần bắt buộc trong quy chế đào two người thấy giáo của

trường ĐHSP. Mục đích của thực tập sư phạm: giúp sinh viên tìm hiểu thực tế giáo dục, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên để từ đó

hình thành ý thức và tình cảm nghề nghiệp. Tạo điểu kiện cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế giảng dạy và qua

đó mà hình thành và rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.

Thực tập sư phạm thực sự là một quá trình luyện tập công phu các kỹ

năng giảng dạy trên lớp. Đó cũng là một thực tế sinh động để sinh viên áp

dụng một cách tích cực các kiến thức lý luận vào thực tiễn, nhằm hình thành, củng cố. mở rộng và nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động

giảng dạy, trong đó, có các kỹ năng giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên, cùng với

những đòi hỏi của nghề, thực tế giảng dạy tại từng địa phương và với yêu cầu

ngày càng cao của các giáo viên hướng dẫn TTSP, các sinh viên phải nỗ lực

„48)-

phấn đấu không ngừng và có sự tích cực tham gia vào quá trình rèn luyện ấy,

như thế mới đạt được hiệu qủa rèn luyện cao.

Tóm lại, các hoạt động trên phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên và hợp lý. Can có những tổ chức chặt chẽ, quy mô, có phương pháp và nội dung cụ thể, luôn đổi mới và sáng tạo trong các hình thức tổ chức nhằm thu

hút sự tham gia tích cực của sinh viên, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc rèn

luyện các kỹ năng giảng dạy trên lớp.

vik

Chương 2

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Giáo dục học: Thực trạng kỹ năng giảng dạy trên lớp của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. HCM (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)