TPHCM
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng KNGDTL của SV ĐHSP TPHCM,
các ý kiến đóng góp của SV và GVHDTT, chúng tôi để xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao trình độ nhận thức và KNGDTL cho SV DHSP TPHCM, đáp
ứng yêu cầu đào tạo nghề của nhà trường, đồng thời hoàn thiện tay nghề cho
SV khi ra trường làm công tác giảng dạy.
1. Giải pháp góp phần nâng cao trình độ nhận thức
Trường ĐHSP TPHCM cần xác định đúng và có kế hoạch bồổi dưỡng kiến thức vé KNGDTL cho SV sư phạm. Từ trước đến nay, SV nắm kiến thức
về các KNGDTL chủ yếu thông qua việc học tập chuyên môn, học phương pháp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên, SV hau như chưa được định hướng rõ rang, chưa có một kế hoạch cụ thể ngay từ những năm đầu vào học, phần lớn SV cho
rằng đến lúc đi TTSP mới là rèn luyện các KNGDTL thực sự. Bên cạnh đó, ý
-83.
thức tự học của SV chưa cao, nhà trường cẩn đóng vai trò định hướng va dẫn
dắt SV thực hiện những chương trình, kế hoạch học tập và rèn luyện cụ thể.
Trong giải đoạn hiện nay, khí khoa học kỹ thuật và công nghệ phát
triển, những yêu cấu của xã hội vé nguồn nhân lực ngày càng cao về tri thức, kỹ năng, thái độ. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội, các trường phổ thông cũng
phải nâng cao về chất lượng đào tạo. Do đó, đòi hỏi một đội ngũ GV có trình
độ chuyên môn cao, tay nghề vững chắc nhằm đào tạo một lớp người tích cực, năng động và sáng tạo. Việc học tập, trau déi trí thức chuyên môn và những hiểu biết vé các KNGDTL từ đó trở thành một nhiệm vụ cấp bách và thiết
thực. Vi KN hình thành trên cơ sở tri thức và kinh nghiệm cũ, không có trị thức
vẻ KN thì SV không thể thực hiện tốt và thực hiện sáng tạo các KNGDTL
được.
Để việc học tập đạt hiệu quả cao. nhà trường phải trang bị cho SV hệ
thống lý luận khoa học các môn học, đặc biệt là khoa học nghiệp vụ, cụ thể là
các môn TLH - GDH. Đây là cơ sở cho việc nhận thức và vận dụng các vấn để cụ thể của quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Khi SV đã nấm vững hệ
thống lý luận chỉ đạo các hoạt động thực tiễn giảng dạy của người thầy giáo, nhà trường phải tiến hành các hoạt động cụ thể để hình thành và rèn luyện các
kỹ năng. kỹ xảo sư phạm cho SV, đặc biệt là các KNGDTL.
Bên cạnh đó, các cán bộ, giảng viên trong nhà trường sư phạm cần có
sự đổi mới tích cực, chủ động trong việc tổ chức những hình thức day học
phong phú và đa dạng, giảm lý thuyết, tăng thực hành, đổi mới phương pháp
“ding phương pháp để dạy phương pháp” vì kỹ năng là linh hồn của phương
pháp. Có như thế, SV mới có hứng thú, say mẻ học tập các môn phương pháp
giảng day, các kiến thức về KNSP, đặc biệt là về KNGDTL. Từ đó, biến việc
học tập trở thành nhu cẩu của chính bản thân SV. Đồng thời, các GV cũng cần có yêu cầu cao và đôn đốc SV thực hiện các nhiệm vụ GV để ra, kích thích
tính tích cực, chủ động học tập của SV.
-84-
Một nhu cầu thực tế cho thấy, nhà trường cẩn tang cường thời gian rèn luyện. thực hành các KNGDTL, nên có quy trình rèn luyện cụ thể, trang bị
thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đạy học, tư liệu, hình ảnh phục vụ dạy học,
đáp ứng nhu cấu của SV khi rèn luyện các KNGDTL. Do vậy. không chỉ nắm
về mặt kiến thức mà còn phải có sự rèn luyện cho thành thạo các KNGDTL.
2. Giải pháp góp phần nâng cao trình độ kỹ năng
Hiện nay, nhà trường chưa có một quy trình rèn luyện cụ thể vé các KNSP cũng như quy trình rèn luyện KLNGDTL cho SV. Do đó, đầu tiên nhà
trường phải xác định rõ qui trình rèn luyện các KNGDTL cho SV. Trên cơ sở tham khảo, tổng hợp các tài liệu của các tác giả vé quy trình rèn luyện các KNSP cụ thể cho SV, một cách khái quát, chúng tôi đưa ra quy trình rèn luyện các KNGDTL cho SV, được tiến hành qua các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn một
Cung cấp cho SV sự hiểu biết về phương thức thực hiện các hành động
trong hoạt động giảng dạy, giúp SV xác định được mục đích của hoạt động
giảng dạy nói chung và các bước hành động cụ thể nói riêng. Từ đó SV nắm được cách thức hành động và thực hiện các hoạt động này. Cụ thể là: qua các
giờ học lý thuyết các môn chuyên ngành, các môn TLH, GDH, thực hành nội
khoá các môn học như : giải bài tập, xcmina, thực hành, thực nghiệm, thực địa,
tham quan, nghe báo cáo về công tác giảng dạy.
Giai đoạn hai
Hướng dẫn SV vận dụng những hiểu biết đã nắm vững được ở giai đoạn trước vào trong hoạt động thực tiễn. Các giảng viên trong nhà trường sư phạm
đóng vai trò quan trọng việc hướng dẫn SV vận dụng các tri thức sẵn có về KN khi rèn luyện các KNSP, trong đó có các KNGDTL. Giai đoạn này cần nhiều thời gian và được thực hiện với những hình thức phong phú và đa dạng như: tổ
chức tập giảng thường xuyên ngay trên lớp, tổ chức các cuộc thi NVSP, tham quan thực tế ở trường phổ thông, giao lưu học sinh - sinh viên sư phạm, sinh
RS
hoạt các câu lạc bộ học thuật, tham gia các hoạt động Đoàn - Hội SV tổ chức
thường xuyên...
Giai đoạn 3
SV rèn luyện thông qua kiến tập sư phạm. Ngay từ hai, nhà trường nên tạo điều kiện cho SV làm quen với thực tế tại trường phổ thông. Có sự tiếp xúc
ban đầu sớm như vậy giúp SV nắm bắt được yêu cầu từ thực tiễn mà có định hướng xây dựng kế hoạch học tập cho phù hợp. Đồng thời, tránh được những
bd ngỡ, hing túng khi SV tham gia TTSP tại trường phổ thông.
Giai đoạn 4
SV tự rèn luyện, thực hành các KNSP, đặc biệt là các KNGDTL. Khi
SV được chuẩn bị đây đủ về mặt nhận thức và mặt KN thực hành, điều quan
trọng là SV phải tự tập luyện, rèn luyện thường xuyên dưới sự hướng dẫn của
GV đứng lớp. Bằng cách giao nhiệm vu, phân công công việc theo nhóm tể, hoặc cho từng cá nhân để rèn luyện những phan nội dung cụ thể. Sau đó, GV
kiểm tra và diéu chỉnh các thao tácm hành động còn sai sót, lúng túng và chưa
thành thạo.
Giai đoạn 5
SV tham gia TTSP tập trung tại các trường phổ thông. Lúc này SV đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và bước vào thực hành, rèn luyện tại thực
tế. Giai đoạn này nên có sự hỗ trợ và theo dõi sát từ phía nhà trường ( cụ thể là
các giáo viên giảng dạy phương pháp, các giáo viên trưởng đoàn thực tập... )
giúp SV yên tâm hơn khi đến các trường phổ thông. Bên cạnh đó, có những quy định chung, rõ rang và chặt chẽ về những đánh giá trình độ của SV khi
TTSP
Trên đây là năm giai đoạn cơ bản, không thể xem nhẹ giai đoạn nào mà cần có sự phối hợp thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình SV học tập
và rèn luyện KN nghẻ nghiệp tại nhà trường sư phạm.
- 86 -